Đau khớp: thường hay xuất phát từ bao khớp và các dây chằng. Vì sụn khớp không có các sợi thần kinh phân bố, nên sụn khớp không phải là vị trí sinh ra cảm giác đau. Ngược lại, ngoại cốt (màng xương) và xương thì lại rất nhạy cảm với đau. Người ta thường có cảm giác đau ở ngay trong khớp bị tổn thương, chỉ trừ trường hợp tổn thương trong khớp hông (khớp háng), thì.cảm giác đau có thể lan xuống tới khớp gối và đối tượng chỉ cảm thấy đau ở khớp này. Trong một số hội chứng đau, ví dụ trường hợp viêm quanh khớp vai-cánh tay, hoặc hư khớp hông ở giai đoạn muộn, thì.bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội hơn về ban đêm.
Cứng khớp buổi sáng sớm: là dấu hiệu kinh điển của bệnh viêm đa khớp dạng thấp vào giai đoạn khởi đầu, hiện tượng này là do co cứng cơ và khớp bị hư hại.
Nhìn (quan sát) da và niêm mạc: quan sát da và niêm mạc cho những thông tin quan trọng để chẩn đoán các bệnh của hệ thống vận động..Có thể quan sát thấy:
- Hạt sạn urat: trong bệnh gút.
- Nốt (cục) Heberden: trong bệnh hư khớp.
- Những nốt (cục) Meynet dưới da: trong bệnh thấp khớp cấp.
- Vảy nến: bệnh thấp vảy nến.
- Viêm niệu đạo, viêm rãnh quy đầu: trong viêm khớp do lậu, bệnh Reiter.
- Loét miệng và loét bìu: bệnh Behqet.
- Ngón tay hình dùi trổng: trong bệnh xương-khớp phì đại tổn thương phổi.
- Hội chứng Raynaud: trong bệnh xơ cứng bì, lupus ban đỏ rải rác.
Khám mắt
- Khô mắt: trong bệnh Sjögren.
- Viêm kết mạc: trong bệnh
- Viêm màng cơ mạch, viêm mông mắt: trong bệnh viêm cột sống dính khớp.
- Viêm củng mạc:, trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở giai đoạn muộn.
- Mủ tiền phòng (có mủ trong tiền phòng của nhãn cầu): trong bệnh Behqet.
Khám các khớp xương
- Nhìn (quan sát); để tìm ban đỏ ở khớp hoặc quanh khớp, phù nề, hoặc một tư thế không bình thường.
- Sờ (sờ nắn): để đánh giá tình trạng phù nề, đánh giá tràn dịch trong khớp. Sờ nắn còn có thể đánh giá được nhiệt độ của các mô mềm ở quanh khớp và tìm điểm nhạy cảm đau.
- Sôc bánh chè là cảm giác va chạm nhận thấy được nếu trong khớp gối có chất dịch, khi đó ấn đột ngột vào xương bánh chè, thì xương này va vào những lồi cầu xương đùi, bàn tay thày thuốc nhận cảm được va chạm này.
- Làm động tác thụ động của khớp để đo biên độ của các động tác này bằng một giác kế (thước đo góc) và so sánh với khớp ở đôì bên. Trong trường hợp một khối lượng lớn sụn khớp bị phá huỷ thì những động tác thụ động hoặc chủ động của khớp đều gây ra những tiếng lách tách trong khớp có thể nghe thấy và cảm giác thấy bằng sờ nắn.
Khám cột sống
- Nhìn (quan sát):
+ Tìm những tư thế bất thường: tư thế thẳng đuỗn không bình thường, ưỡn cột sống (cột sống cong lồi về phía trước), vẹo cột sống (cột sống cong lệch sang bên), gù cột sống (cột sống cong lồi về phía sau), gù- vẹo cột sống (cột sống vừa cong lệch sang bên vừa cong lồi ra sau), bướu gù (cột sống cong gấp ra sau và lồng ngực biến dạng) ví dụ trong bệnh viêm đốt sống do lao. Khi quan sát cột sống cũng đồng thời quan sát vị trí của khung chậu, có thể thấy khung chậu có những động tác lắc sang hai bên.
+ Người ta còn đo chiều dài biểu kiến và chiều dài thật sự của các chi dưới.
+ Nhận xét những khu vực bị teo cơ.
- Sờ (sờ nắn): cho phép phát hiện những đốt sống bị đau, những khối cơ bị co cứng. Ân vào khớp cùng chậu cho phép chẩn đoán những kích thích đau ở trong các khớp này.
– Khám chức năng cột sống: thày thuốc yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác cúi ra trước, nghiêng sang bên, ưỡn ra sau và xoay người. Có thể dùng thước đo khoảng cách từ đầu ngón tay tới mặt đất khi bệnh nhân cúi tối đa ra phía trước, đo khoảng cách cằm-khớp gối khi bệnh nhân gấp khớp này tối đa. Đo độ giãn nở của lồng ngực cũng là một nghiệm pháp khi khám một bệnh nhân nghi ngờ viêm cột sống dính khớp.
Chỉ số Schober: chấm một điểm trên mỏm gai của đốt sống thắt lưng 5 và một điểm khác cách điểm thứ nhất 10 cm về phía trên. Yêu cầu bệnh nhân cúi ra trước hết mức. ở một đối tượng trẻ tuổi bình thường thì cột sống sẽ giãn dài ra (tức là khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu tăng lên) khoảng 4 cm (chỉ số bình thường = 4 cm). Chỉ số này giảm nhất là trong trường hợp viêm cột sống dính khớp.