CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO KHỚP VÀ CỘT SỐNG

Bệnh xương khớp

ĐIỀU TRỊ LAO KHỚP VÀ CỘT SỐNG

Điều trị nội khoa:
• Cố định có chọn lọc trong suốt thời gian tiến triển của bệnh.
− Cố định không hoàn toàn (giường bột, máng bột), không liên tục (thay đổi tư thế nhiều lần/ngày). Chỉ cố định hoàn toàn bằng bó bột khi tổn thương nặng, có di lệch ở cột sống đe dọa chèn ép tuỷ. Thời gian cố định từ 3 – 6 tháng
− Khi phát hiện bệnh sớm chỉ cần tránh các động tác mạnh, tránh mang vác nặng, tránh chịu lực cho khớp tổn thương, tăng thời gian nằm nghỉ…

BS. Lưu Văn Ái

TS. Lê Anh Thư

LAO KHỚP VÀ CỘT SỐNG (Tuberculosis of Joint and Spine) Là tổn thương viêm tại khớp do trực khuẩn lao có mặt trong ổ khớp, trực tiếp gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh: Trực khuẩn Lao
Đường vào của VK: Đều là thứ phát sau lao phổi, lao màng phổi, lao hạch…Vi khuẩn Lao tới khớp và cột sống qua đường máu.
Mã số (theo ICD 10):
Lao khớp M 01.1
Lao cột sống M 49.0

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Giai đoạn khởi phát

• Toàn thân có dấu hiệu nhiễm Lao: sốt nhẹ về chiều, gầy sút, mệt mỏi, nổi hạch gốc chi…, có thể phát hiện tổn thương lao phối hợp (phổi, màng phổi, hạch…)
• Dấu hiệu tại chỗ:
− Khớp: Sưng Đau một khớp, cố định, hạn chế vận động.
− Cột sống: Đau vùng cột sống bị tổn thương, cố định,
Đau liên tục, tăng dần, thuốc giảm đau ít tác dụng
Đau tăng khi vận động, khi chịu lực
Đau kiểu rễ do chèn ép vào các nhánh của rễ TK
Cột sống cứng đờ, giảm độ dãn TL, hạn chế cúi, ngửa, nghiêng Co cứng hai khối cơ cạnh cột sống.

2. Giai đoạn toàn phát:

Tổn thương lan rộng, phá huỷ nhiều, dễ chẩn đoán nhưng có thể để lại nhiều di chứng
• Toàn thân: mệt mỏi, gày sút, sốt dai dẳng…
• Tại chỗ:
− Khớp: tổn thương phá huỷ đầu xương, sụn khớp, bao khớp, tăng tiết dịch. Biểu hiện: khớp sưng to, đau, hạn chế vận động. Teo cơ, nổi hạch gốc chi. Có thể thấy ổ abces lạnh hoặc lỗ dò ở cạnh khớp
− Cột sống: tổn thương phá huỷ đốt sống, đĩa đệm.
Biểu hiện: đau cố định, liên tục, hạn chế vận động, cột sống lồi ra sau, ấn có điểm đau chói. Có thể thấy các túi abces lạnh ngay dưới da, dưới lớp cơ (cột sống lưng hoặc TL), thành sau họng, cạnh cổ (cột sống cổ) gây biến dạng cột sống và chèn ép. Hội chứng chèn ép do đốt sống, đĩa đệm bị phá huỷ nhiều, di lệch, lún và có xu hướng trượt ra sau, chèn ép vào tuỷ sống, chùm đuôi ngựa. Tuỳ vị trí của tổn thương có thể có các dấu hiệu: liệt tứ chi (chền ép tủy cổ), liệt 2 chi dưới (chèn ép tủy lưng và thắt lưng), hội chứng đuôi ngựa…

3. Giai đoạn cuối 

• Lao khớp
− Tổn thương Lao ngừng phát triển (nếu có điều trị), hoặc chỉ tạm ngưng (nếu không được điều trị)
− Abces lạnh xẹp bớt, đầu xương vôi hóa trở lại
− Hình thành tổ chức xơ, khớp dính một phần hay toàn bộ
• Lao cột sống:
− Liệt nặng dần lên
− Bội nhiễm hoặc lan rộng sang các bộ phận khác: màng não, màng tim, màng phổi, nội tạng…
− Tử vong trong tình trạng lao lan rộng vào hệ TKTW, suy kiệt nặng.

III. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

1. Giai đoạn khởi phát

• Xquang trong giai đoạn này rất có giá trị để chẩn đoán Lao CS nhưng ít gía trị để chẩn đoán Lao Khớp.
− Cột sống: Hẹp đĩa đệm
Thân đốt sống nham nhở, mờ phần trước và trên
Phần mềm quanh đốt sống mờ đậm
− Khớp: Hẹp khe khớp
Mất vôi đầu xương, đường viền diện khớp bị phá vỡ, các điểm cốt hóa hình thành sớm hơn (Trẻ em), tổn thương phá huỷ xương thường nhẹ và kín đáo:
khuyết, móc, hang.. khó xác định trên Xquang thường quy.
• Xét nghiệm
− Tăng tỷ lệ Lympho, Tăng tốc độ máu lắng, Phản ứng IDR (+)
− Dịch khớp: tăng BC > 30.000/mm3, Soi, cấy có thể có VK Lao, PCR lao (+)..
− Sinh thiết màng hoạt dịch hoặc ổ abces thấy tổn thương đặc hiệu của Lao
− BK đàm, dịch lỗ dò, mủ… có thể (+)

2. Giai đoạn toàn phát 

• Xquang
− Khớp ngoại biên: Mất vôi đầu xương lan rộng, Hẹp khe khớp , Sụn khớp bị phá huỷ nham nhở, có thể thấy hình ảnh khuyết xương, Tăng đậm phần mềm cạnh khớp (hình thành ổ abces lạnh)
− Cột sống: Đĩa đệm bị phá huỷ nặng, hai đốt sống gần như dính nhau, Thân đốt sống bị phá huỷ nhiều, đặc biệt phía trước tạo hình chêm, có thể bị trượt đốt sống.
− Có thể phát hiện tổn thương Lao phối hợp: Lao phổi
− MRI hiện được coi là tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán hình ảnhtrong Lao cột sống
• Xét nghiệm:
− Tăng tỷ lệ Lympho, Tăng tốc độ máu lắng, Phản ứng IDR (+)
− Dịch khớp: tăng BC, Soi, cấy có thể có VK Lao, PCR (+)..
− Sinh thiết màng hoạt dịch hoặc ổ abces thấy tổn thương đặc hiệu của Lao
− BK đàm, dịch lỗ dò, mủ… có thể (+)

IV. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

• Lâm sàng
− Triệu chứng toàn thân (Triệu chứng nhiễm lao)
− Triệu chứng tại khớp: Sưng Đau, một khớp lớn, cố định, không di chuyển, có abces lạnh, lỗ dò
• Cận lâm sàng:
− Xét nghiệm về lao, xét nghiệm dịch khớp
− Chọc cạnh sống (chọc mù hoặc dưới màn tăng sáng) để làm XN vi trùng và sinh thiết
− Xquang khớp, cột sống, MRI (đặc biệt với Lao CS), Xạ hình xương …

2. Chẩn đoán phân biệt 

• Lao khớp
− Viêm khớp nhiễm trùng
− Cơn gout cấp
− Chấn thương khớp, Chảy máu trong khớp
− VKDT thể một khớp
− Đợt xung huyết của Thoái khớp
• Lao cột sống
− Viêm thân sống đĩa đệm do vi khuẩn (tụ cầu)
− K cột sống hoặc K di căn cột sống
− Xẹp đốt sống do Loãng xương.

V. ĐIỀU TRỊ LAO KHỚP VÀ CỘT SỐNG

1. Điều trị nội khoa:

• Cố định có chọn lọc trong suốt thời gian tiến triển của bệnh.
− Cố định không hoàn toàn (giường bột, máng bột), không liên tục (thay đổi tư thế nhiều lần/ngày). Chỉ cố định hoàn toàn bằng bó bột khi tổn thương nặng, có di lệch ở cột sống đe dọa chèn ép tuỷ. Thời gian cố định từ 3 – 6 tháng
− Khi phát hiện bệnh sớm chỉ cần tránh các động tác mạnh, tránh mang vác nặng, tránh chịu lực cho khớp tổn thương, tăng thời gian nằm nghỉ.
• Thuốc
− Nguyên tắc:
Điều trị sớm, phối hợp ≥ 3 loại thuốc kháng lao
Thường xuyên theo dõi toàn thân, tại chỗ và các tác dụng có hại của thuốc
Phối hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập hợp lý
Thời gian điều trị: thường kéo dài ≥ 12 tháng
− Thuốc kháng lao: Gồm có các loại chủ yếu: Isoniazide (H), Rifampicine (R),
Ethambutol (E), Pyrazinamide (P), Streptomycine (S)
Phác đồ tối ưu: 12 tháng: S – H – R – Z, 3 tháng tấn công, ≥ 9 tháng duy trì
Phác đồ cho Lao kháng thuốc: cần hội chẩn với CK Lao

2. Điều trị ngoại khoa:

Khi: Lao cột sống: có chèn ép hoặc có nguy cơ chèn ép tuỷ Lao cột sống hoặc lao khớp có ổ abces lạnh.
Đầu xương bị phá huỷ nặng gây trật, bán trật khớp
Nguyên tắc: Duy trì ĐT nội khoa trước 2 – 4 tuần và sau mổ 6 – 12 tháng.
Cắt bỏ màng hoạt dịch, lấy ổ abces, xương chết, cắt bỏ đầu xương, giải phóng chèn ép, làm cứng khớp…
Cố định bằng bột hoặc nẹp sau mổ 2 – 3 tháng.

3. Điều trị phục hồi chức năng và chỉnh hình 

Tập luyện, vận động tránh teo cơ, cứng và dính khớp

Thay khớp nhân tạo (khi khớp bị dính, cứng, mất chức năng

VI. THEO DÕI & TIÊN LƯỢNG

− Bệnh nhân cần được điều trị đủ thời gian (12 tháng) và theo dõi trong quá trình điều trị
− Xét nghiệm định kỳ: CTM, VS, Creatinine, SGOT, SGPT mỗi tháng.
− Tiên lượng nặng khi: tổn thương lao lan rộng (Lao màng não)

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận