Vacxin bệnh dại

Bệnh truyền nhiễm

Đại cương về bệnh dại :

Dại là bệnh viêm não tuỷ cấp tính do virút dại gây nên. Người bị nhiễm virút dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do súc vật bị bệnh dại cắn, cào…Nước dãi của các súc vật này có nhiều virút dại sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào đó hoặc qua các vết xước trên da. Lây nhiễm qua niêm mạc rất hiếm. Có trường hợp người được ghép giác mạc của những người bị bệnh dại cho mà nên đã bị bệnh dại,- 0 nước ta , chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu (khoảng 97%) sau đó là mèo (2,7%). Chó dại có hai thể lâm sàng bao gồm thể điên cuồng và thể liệt. Súc vật thường bỏ ăn sau khi ủ bệnh 3-5 ngày, thói quen của con vật thay đổi hàng ngày nhiều khi vui mừng hoặc hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn , sủa kéo dài rồi rướn cao thành tiếng rú ghê rợn. Mọi kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn. Nó thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật xung quanh và cắn rất mạnh. Chó thường bỏ nhà, chạy rông và gặp ai cũng cắn. Sau vài ngày, con vật phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi liệt mà chết trong vòng 7 ngày. Ngược lại có con lên cơn như chỉ nằm im, nước dãi chảy nhiều, con vật không cắn, không sủa và chết trong vòng 3-5 ngày.

Thời kỳ ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virút được truyền sang người. Người bị dại cũng có 2 thể lâm sàng: thể hung dữ và thể liệt. Thể hung dữ thì gào thét, tăng -cảm giác của các giác quan, sợ gió, sỢ nước, hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản. Thể liệt, bệnh nhân thường nằm im, hay có liệt hướng thượng, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều tử vong.

Để phòng bệnh dại, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thú y khi nuôi súc vật. Chó không được thả rông, chó ra đường phải có giọ mõm và phải tiêm Vacxin phòng dại cho chó .

Người bị súc vật cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch bằng nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9% Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương để chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virút dại xâm nhập.

Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương (như ở cẳng chân) và tại thời điểm cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm Vacxin mà chỉ cần theo dõi con vật trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mô thịt thì phải được tiêm Vacxin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, con vật vẫn sống bình thường thì không cần tiêm .

Những trường hợp sau cần phải tiêm đồng thời cả Vacxin và huyết thanh kháng dại

  • Con vật nghi dại hoặc đang lên cơn dại
  • Vết cắn ở đầu, mặt,cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ
  • Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Cần tiêm Vacxin ngay sau khi bị cắn trong những trường hợp sau :

  • Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con vật
  • Vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm cắn con vật đang bị ốm.
  • Những người bị súc vật cắn nhưng đến tiêm muộn, tiêm huyết thanh kháng dại không còn tác dụng.
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm virút dại như các cán bộ thú y, chăm sóc thú rừng, cán bộ làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virút dại.

Khi tiêm Vacxin dại cần chú ý;

  • Phải tiêm đủ liều theo qui định của nhà sản xuất
  • Phải được tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và Vacxin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8 độ C.
  • Phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Trong thời gian tiêm, không làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích.
  • Không dùng các thuốc corticoides, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm Vacxin dại 6 tháng.

Các loại Vacxin dại :

Vacxin Verorab:

  • Tên chung: Vacxin dại
  • Tên thương mại: Vacxin Verorab
  • Nơi sản xuất: Pasteur Merieux Connaught
  • Tác dụng phụ: Phản ứng tại chỗ nhẹ tại nơi tiêm: đỏ, hơi cứng. Hiếm khi có sốt
  • Chống chỉ định: Do sự nguy hiểm của bệnh nên khi các trường hợp nghi ngờ bị nhiễm vi rút dại đều cần tiêm Vacxin
  • Lịch tiêm:

(i) Trước khi phơi nhiễm:

Miễn dịch cơ bản: Tiêm 2 liều 0,5ml vào dưới da hoặc trong da cách nhau 1 tháng, 1 năm sau tiêm nhắc lại một lần.

Theo khuyến cáo của WHO, lịch tiêm gồm 3 mũi Vacxin dại có công hiệu ít nhất 2,5IU vào các ngày 0, 7, 28 hoặc 0, 28, 56 (chênh lệch một vài ngày không quan trọng)

Tiêm nhắc lại: cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần.

(ii). Sau khi phơi nhiễm:

Với những người chưa tiêm Vacxin: tiêm dưới da hoặc trong da 5 liều, mỗi liều 0,5ml vào các ngày 0, 3, 7, 14, 30 sau khi tiếp xúc với súc vật bị bệnh dại hoặc nghi dại. Tiêm nhắc lại 1 liều vào ngày thứ 90.

Trong trường hợp có vết cắn sâu, rộng, gần cơ quan thần kinh, phải tiêm globulin miễn dịch có nguồn gốc từ người (IMOGAM RABIES) liều 20IU/kg cân nặng cùng lúc với tiêm liều Vacxin thứ nhất đế tạo được kháng thể bảo vệ ngay lập tức

Với những người đã tiêm Vacxin trước đó:

+ Nếu đã tiêm trong vòng 1 năm: tiêm dưới da hoặc
trong da 1 liều 0,5ml ngay sau khi phơi nhiễm.

+ Nếu đã tiêm Vacxin dại hơn 1 năm: tiêm dưới da hoặc trong da 3 liều 0,5ml vào các ngày 0, 3, 7

Vacxin dại Fuenzalida do Việt nam sản xuất

  • Tên chung: Vacxin dại Fuenzalida
  • Tên thương mại: Vacxin dại Fuenzalida
  • Nơi sản xuất: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Fuenzalida đông khô)

Viện Pasteur Nha Trang

Viện Pasteur Thành phố’ Hồ Chí Minh.

  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ không đáng kể, có thể có vài biểu hiện tại chỗ tiêm như ngứa, mẩn đỏ, đôi khi mệt mỏi hoặc đau đầu nhẹ. Triệu chứng sẽ hết sau khi ngừng tiêm.
  1. Chống chỉ định:

Không dùng các thuốc ức chế miễn dịch như ATCH, Cortison trong thời gian 6 tháng sau khi tiêm Vacxin dại.

  • Lịch tiêm:

Tiêm trong da 6 liều, mỗi liều cách nhau 2 ngày.

Trên 15 tuổi mỗi liều tiêm 0,2ml

Dưới 15 tuổi mỗi liều tiêm 0,lml

Trường hợp vết cắn gần thần kinh trung ương như vùng đầu, mặt, cổ, vai, hoặc có nhiều vết cắn sâu cần phải tiêm huyết thanh kháng dại đồng thời với tiêm Vacxin ở 2 tay khác nhau.

Tiêm nhắc lại vào ngày thứ 21 và 30 sau mũi tiêm thứ sáu.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận