Trang chủBệnh truyền nhiễmU hạt ở bẹn - chẩn đoán và điều trị

U hạt ở bẹn – chẩn đoán và điều trị

Tên khác: u hạt hoa liễu, bệnh Đônôvan.

Định nghĩa: là bệnh lây truyền theo đường tình dục, có vết loét hạt mạn tính ở các bộ phận sinh dục, các hạch bẹn và các vùng lân cận.

Căn nguyên: do trực khuẩn nội bào, có vỏ bọc là Calammatobacterium granulomatis (hay Donovania granulomatis): người là nguồn mang.

Dịch tễ học: bệnh phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm và nóng, lưu hành ở miền Nam Trung Quốc, Bắc Úc, Tây Phi và Trung Phi, ở một số nước Mỹ Latinh và ở quần đảo Antille.

Triệu chứng

  • Ủ BỆNH: từ 3 đến 30 ngày (có thể tới 12 tuần)
  • VẾT LOÉT BAN ĐẦU: trong thể điển hình, vết loét không gây đau có bờ
  • VIÊM HẠCH BẸN: các dấu hiệu ở bẹn là thứ phát của đường sinh dục nhưng cũng có thể là nguyên phát khi dấu hiệu thứ phát bị bỏ qua. Người ta thường thấy một vùng loét lan rộng ở mu và ở đáy chậu.
  • TIẾN TRIỂN: chậm và thường có bội nhiễm, nhất là kết hợp với nhiễm khuẩn thoi xoắn làm cho vết loét gây đau và có mủ. Đôi khi kết hợp với ung thư dương vật.

Xét nghiệm cận lâm sàng: chẩn đoán được xác định bằng phát hiện vi khuẩn (thể Donovan) nằm trong đơn nhân lớn qua quan sát trực tiếp các mảnh tổn thương hoặc sinh thiết. Có thể nuôi cấy vi khuẩn và có phản ứng sai lệch bổ thể.

Điều trị: tetracyclin (cứ 6 giờ lại uống 0,5g) trong 3 tuần; hoặc erythromycin (cứ 6 giờ lại uống 250- 500 mg); hoặc Sulfamethoxazol +trimethoprim. Làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai để phát hiện nhiễm khuẩn kết hợp.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây