Trang chủBệnh truyền nhiễmSốt hồi quy địa phương do ve - bệnh xoắn khuẩn do...

Sốt hồi quy địa phương do ve – bệnh xoắn khuẩn do ve

Bệnh xoắn khuẩn được phát hiện ở Châu Phi năm 1873 khi thấy xoắn khuẩn trong máu người bệnh bằng soi kính. Sốt hồi quy ve là những bệnh có tính chất địa phương. Mỗi bệnh khu trú ở một nơi nhất định, nhưng có nhiều tính chất chung về tác nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng, nguồn truyền nhiễm môi giới truyền nhiễm và chẩn đoán bằng xét nghiệm.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giống tác nhân gây bệnh sốt hồi quy lưu hành. Các loại xoắn khuẩn này khởi thuỷ ký sinh ở súc vật gậm nhấm, sau này phải thích ứng với các loại môi giới khác nhau, nên cấu trúc kháng nguyên trở nên khác nhau.

Thời kỳ ủ bệnh là 6-10 ngày. Đợt sốt kéo dài vài ngày, có rối loạn tiêu hoá, đôi khi vàng da. Rồi đến đợt không sốt ; các đợt cách nhau khá lâu. Diễn biến lâm sàng của bệnh sốt hồi quy địa phương khác sốt hồi quy lưu hành ở chỗ là đợt sốt ngắn hơn, các giai đoạn có sốt không đều nhau.

Chẩn đoán bệnh dựa trên xét nghiệm máu. Khác với sốt hồi quy lưu hành, ở bệnh này xoắn khuẩn có rất ít trong máu.

QUÁ TRÌNH DỊCH

Nguồn truyền nhiễm là súc vật gậm nhấm dự trữ vi khuẩn rất lâu dưới hình thái xoắn khuẩn hoặc hình thái hạt trong não.

– Môi giới truyền nhiễm giữa súc vật và từ súc vật sang người là ve Orni- thodorus. Nhiều loại ve sống ở nơi có bóng râm, ở hang súc vật gậm nhấm ở các khe đá, trong rơm rạ trên cánh đồng. Một số loại ve thấy trong khe hở tường và nền nhà bằng đất, ở bụi rậm.

Ve hoạt động mạnh mẽ về mùa hè. Chúng sống bằng hút máu các động vật máu nóng và người. Khi ve bị lây từ súc vật ốm, xoắn khuẩn sinh sản trong ruột và có thẻ có ở tuyến nước bọt hoặc buồng trứng. Người bị lây nếu bị ve đốt. Ve chứa xoắn khuẩn rất lâu và có khả năng truyền cho thế hệ sau. Cho nên chúng cũng là nguồn truyền nhiễm.

DỊCH TỄ HỌC

Dịch tễ học của bệnh sốt hồi quy do ve có tính theo mùa. Bệnh phát vào mùa hè, trong thời gian nóng bức khi ve hoạt động mạnh nhất.

Bệnh thường phát sinh dưới những hình thức đơn phát ở các vùng dân cư thưa thớt, chưa phát triển. Bệnh cũng có thể phát sinh ở những nơi tập trung dân nhất ; ở đây có thể thấy mức độ mắc bệnh rất cao.

PHÂN LOẠI

Căn cứ vào loại xoắn khuẩn gây bệnh, vào ve môi giới, vào vùng bệnh khu trú, người ta phân biệt các bệnh sốt hồi quy sau đây:

  1. Sốt hồi quy Phi Châu: thấy ở Congô, Angôla, Ouganda, Ethiopi, Somali, Madagaxca. Tác nhân gây bệnh là Sp.duttoni. Nguồn truyền nhiễm chính là người ốm và súc vật gậm nhấm ở rừng. Môi giới truyền nhiễm là A.moubata, chỉ có khả năng truyền bệnh mười ngày sau khi hút máu. Chúng sống ở nền lều và ở chiếu.
  2. Sốt hồi quy Tây Ban Nha và Bắc Phi: thấy ở Tây Ban Nha và các nước Bắc Phi (Maroc, Angieri, Tunisi, Lybi, Ai Cập). Xoắn khuẩn gây bệnh là Sp. hispatonica và Sp.aegyptica. Nguồn truyền nhiễm là súc vật gậm nhấm, dim, cáo, đôi khi là người. Ve truyền bệnh là O.errathions (marocacus).
  1. Sốt hồi quy Ba Tư: thấy ở Ba Tư và các nước lân cận (Irắc, Thổ, Arabi, Syri, Palextin). Tác nhân gây bệnh là Sp. Nguồn truyền nhiễm là súc vật gậm nhấm và gia súc. Môi giới truyền bệnh là o.papillipes.
  2. Sốt hồi quy Trung Á: thấy ở Tatgikixtan, Ưzơbekixtan, Turmeni, Kirghizi, Tầy Pamia. Tác nhân gây bệnh là Sp. Nguồn truyền nhiễm là súc vật gậm nhấm. Diễn biến lâm sàng cũng như ở sốt hồi quy lưu hành, nhưng khác ở chỗ là những đợt sốt chỉ kéo dài 1-2 ngày, đôi khi vài giờ, giai đoạn không có sốt không đều, kéo dài từ vài giờ đến 6-8 ngày. Có thể có đến 10 đợt sốt, và thời kỳ phát bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng. Nhưng bệnh thường tiến triển nhẹ và ít khi gây tử vong.

Nguồn truyền nhiễm là chuột sa mạc, chuột đồng, chuột rừng, chuột nhắt.

Môi giới truyền nhiễm là ve o.papillipes mang xoắn khuẩn trong một thời gian dài, truyền bệnh cho thế hệ sau qua buồng trứng. Xoắn khuẩn từ ruột ve vào khoang bụng và đến tuyến coxal. Khi đốt, ve bài xuất tiết dịch vào vết cắn và xoắn khuẩn xâm nhập vào dòng máu. Cơ chế truyền nhiễm giống nhau đối với người và súc vật.

Dịch có tính theo mùa, bệnh thường phát sinh về mùa đông. Dịch thường xảy ra ở những nơi tập trung dân, ở nông thôn có nhiều ve trong kẽ hở các tường làm bằng đất, ít khi xảy ra ở nơi dân cư thưa thớt.

  1. Sốt hồi quy ở Capcaz: tác nhân gây bệnh là Spirochaeta caucasia. Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng giông sốt hồi quy Trung á.

Nguồn truyền nhiễm là ve O.verocosus. Cơ chế truyền bệnh giống như trong bệnh sốt hồi quy Trung á. Nhưng khác với o.papillipes, ve này chỉ sống trong thiên nhiên ở ổ chuột.

Bệnh thường phát sinh dưới hình thức tản phát ở nơi dân cư thưa thớt và dôi khi phát sinh dưới hình thức bùng nổ ở những người thám hiểm, thăm dò địa chất, làm đường.

  1. Sốt hồi quy ở Mỹ: thấy ở Panama, Colombia, Tác nhân gây bệnh là Spirochaeta venezuelensis. Nguồn truyền nhiễm là một vài loại thú rừng. Môi giới truyền nhiễm là ve o.venezuelensis.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

  • Sốt hồi quy địa phương là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Phải cách ly người bệnh và tiêu diệt xoắn khuẩn ở bệnh nhân bằng penixillin và asen.
  • Ở những nơi hoang vắng có ổ bệnh, phòng bệnh này khó hơn sốt hồi quy lưu hành, vì nguồn truyền nhiễm là súc vật gậm nhấm hoang dại. Biện pháp chủ yếu là phòng không để ve đốt. Nơi làm lán trại phải xa hang ổ chuột và xa các cây cỏ bụi rậm. cần xử lý nơi ấy bằng phát quang bụi rậm, bằng DDT và các chất xua đuổi ve (như crésol, lysol). Các biện pháp phòng vệ cá nhân là phải mặc quần áo công tác kín và đi ủng, dùng dimetylphtalat.
  • Ở những nơi tập trung dân cư, phải diệt ve sống ở trong nhà, bằng DDT và 666 (hexacloran); phải nện kỹ nền và tường nhà, dùng giường phản dễ cọ rửa, tránh dùng ố rơm. Phải thường kỳ diệt chuột và không để cho gia súc có ve.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây