Sốt ban là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của người, có kèm theo phát ban, do rận truyền.
Sốt ban lưu hành đã được biết từ lâu đời. Các cuộc chiến tranh, nạn đói đều có kèm theo những dịch sốt ban. Fracastoro ở thế kỷ XVI, đã mô tả bệnh này lần đầu tiên.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM
- Tác nhân gây bệnh:
Các thí nghiệm và công trình nghiên cứu của Ricketts và Powazek trong năm 1910-1915 đã chứng tỏ rằng tác nhân gây bệnh sốt ban là một vi thể rất nhỏ, ký sinh trong tế bào. Đó là Rickettsia prowazeki thuộc nhóm Rickettsia. Rickettsia là một nhóm vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virut. Rickettsia giống vi khuẩn vì còn có thể thấy được ở kính hiển vi thường (trực khuẩn lp), giống virut vì chỉ ở thể nuôi cấy trên tế bào sống.
R.prowazeki có thể gây bệnh thực nghiệm cho chuột lang (bệnh điển hình, bệnh nhẹ hoặc nhiễm khuẩn không triệu chứng). Trong huyết thanh có kháng thế có thể ngưng kết cả Proteus OX-19.
R.prowazeki sống lâu ở ngoài cơ thể người, nhưng bị tiêu diệt trong vòng 10 phút bởi ánh nắng, nhiệt độ 35° và các chất tẩy uế ở đậm độ quy định. Tuy nhiên chúng có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng trong phân khô của chấy rận.
Bệnh sinh: Rickettsia prowazeki vào cơ thể người qua da, và đôi khi qua niêm mạc. Trong khi hút máu, rận bài xuất ra phân chứa rất nhiều Rickettsia. Khi gãi, chỗ bị cắn bị nhiễm khuẩn. Thậm chí, phân rận đã khô trên quần áo, sau 2-3 tháng vẫn làm lây bệnh. Người có thể lây bệnh sốt ban qua niêm mạc mũi họng và giác mạc mắt trong các phòng thí nghiệm.
Khi vào máu Rickettsia sinh sản ở thành mao mạch não và các nội tạng. Sau một thời gian ủ bệnh là 11-14 ngày, bệnh tiến triển bằng sốt ban. Thời kỳ sốt kéo dài 7-14 ngày ; sau đó là thời kỳ hồi phục. Khi hết sốt, tác nhân gây bệnh bị loại ra khỏi máu. Người ta đã thử tiêm Rickettsia prowazeki trong máu những người trước kia đã thực sự bị sốt ban, nhưng tìm tòi này đều không có kết quả.
- Chẩn đoán:
Người ta chẩn đoán sốt ban bằng các triệu chứng lâm sàng (sốt đột ngột, li bì, ban không mọc ở mặt, cổ và gan bàn chân, bàn tay) và chủ yếu bằng xét nghiệm.
Thường làm phản ứng huyết thanh ngưng kết với Rickettsia sẽ cho kết quả chính xác nhất,, kết quả kém hơn nếu làm phản ứng ngưng kết với Proteus OX-19 (có cấu trúc kháng nguyên giống Rickettsia). Phản ứng ngưng kết chỉ dương tính kể từ ngày thứ bảy.
Cho nên có thể lấy máu trong tuần lễ đầu để gây bệnh thực nghiệm cho chuột lang.
QUÁ TRÌNH DỊCH
- Nguồn truyền bệnh:
Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người bệnh. Người mắc bệnh thể điển hình có thề là nguồn truyền nhiễm đôi với những người xung quanh trong hai ngày cuối của thời kỳ ủ bệnh, trong suốt thời kỳ sốt (7-14 ngày) và trong hai ngày sau khi hết sốt.
Người mắc bệnh nhẹ chỉ truyền nhiễm trong 2-3 ngày
Vai trò dịch tễ học của người lành mang vi khuẩn (nhiễm khuẩn không triệu chứng) không có những số liệu thực tế để làm cơ sở.
– Gần đây, người ta thấy nhiều trường hợp bệnh sốt cũ tái phát đôi khi cách một khoảng thời gian nhiều năm. Qua điều tra dịch tễ, vẫn không xác định được nguồn truyền nhiễm và không thấy được sự có mặt của chấy rận. Jinsser cho rằng một số người trước đã mắc sốt ban vẫn còn chứa Rickettsia trong cơ thể trong vài năm. Dưới ảnh hưởng của những điều kiện khó khăn (như đói quá, mệt nhọc, bức xạ ánh sáng mặt trời mạnh) làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nhiễm khuẩn ngấm ngầm có thể lại gây bệnh. Những trường hợp sốt ban tái phát (gọi là bệnh Brill) thường diễn biến nhẹ hơn, nhưng về mặt lâm sàng giống bệnh sốt ban thông thường. Price đã phân lập được Rickettsia từ hạch bạch huyết của những người mắc bệnh Brill, nghĩa là những người đã bị bệnh sốt ban trước đây. Điều này chứng minh là có tình trạng mang khuẩn lâu dài và có khả năng tái phát.
Nhưng trong suốt 10 năm sau, cả Price và bất cứ ai khác đều không thể tách được Rickettsia một lần thứ hai.
- Đường truyền nhiễm:
Môi giới truyền bệnh sốt ban là chấy rận. Trong 3 loại chấy rận ký sinh trên người ; rận (Pédiculus vestimentis) là môi giới chính giữ vai trò chủ yếu trong việc truyền bệnh, chấy (P.capitis) dóng vai trò kém hơn tuy có thể truyền bệnh, còn rận lông bẹn (Phthirius pubis) không phải là môi giới truyền bệnh.
Rận bị nhiễm khuẩn khi hút máu người bệnh Rickettsia vào ruột, sinh sản ở các tế bào của ruột. Rận chỉ có khả năng lây truyền bệnh một tuần (5-6 ngày) sau khi bị nhiễm khuẩn. Đôi khi, thời hạn này có thể kéo dài đến 10 ngày. Mức độ rận bị lây bệnh tuỳ thuộc vào thời gian của bệnh và bệnh nặng hay nhẹ. Trong số rận hút máu người bệnh thì tỷ lệ rận bị lây là:
42% ở tuần đầu tiên của bệnh
34% ở tuần thứ hai
26% ở tuần thứ ba
Nếu bệnh nặng thì chỉ sau một lần hút máu ở tuần đầu tiên đã có 60-80% rận bị lây bệnh. Rận hút máu 2-3 lần một ngày, có thể nhịn ăn 1-2 ngày ở 36° và 11 ngày 0 nhiệt độ trong phòng.
Cùng với máu của người bệnh, Rickettsia vào trong ruột của rận, xâm nhập vào các tế bào biểu mô của thành ruột, ở đó chúng sinh sản, tích luỹ đến mức phá vỡ những mô ấy và tràn vào ruột. Kết quả là trong phân rận có một lượng lớn Rickettsia, ở những bộ phận khác của thân rận, cả trong tuyến nước bọt và bộ máy hút máu đều không thấy có Rickettsia. Điều này có nghĩa là người không thể bị lây bệnh sốt ban khi bị rận cắn ; cơ chế lây bệnh rõ ràng là phải khác.
Khi rận bắt đầu hút máu, thì ruột nó dần dần đầy máu. Khi đó rận bài xuất ra phân chứa nhiều Rickettsia. Khi gãi chỗ bị cắn, người đưa vật dụng bị nhiễm khuẩn vào chỗ sây sát ở da. Phân rận đã khô trên quần áo sau 2-3 tháng vẫn làm lây bệnh.
Chấy rận chỉ truyền bệnh một tuần sau khi bị nhiễm khuẩn và có khả năng truyền bệnh suốt đời. Rận đáng lẽ sống được 6-8 tuần, nhưng sau khi bị nhiễm khuẩn chỉ sống được 3-4 tuần rồi chết vì bị thủng ruột. Rận không truyền Rickettsia cho thế hệ sau
Ngoài vết sây sát ở da, người còn có thể bị nhiễm khuẩn qua niêm mạc mắt nếu dụi tay bẩn vào mắt và qua đường hô hấp khi hít phải bụi có Rickettsia. Những trường hợp nhiễm khuẩn như thế có thể xảy ra ở các trạm tẩy uế, các phòng thí nghiệm (khi bơm Rickettsia vào mũi chuột bạch để chế vacxin). Bọn đế quốc hiếu chiến có thể sử dụng phương thức truyền nhiễm này khi chúng tấn công bằng vũ khí vi khuẩn.
- Tính cảm thụ và tính miễn dịch:
Tất cả mọi người đều cảm thụ bệnh sốt ban lưu hành. Trước đây, người ta cho rằng những người đã bị nhiễm khuẩn có miễn dịch lâu bền. Quan niệm này hiện nay đang được nghiên cứu lại, vì người ta thấy có những trường hợp sốt ban tái phát. Đó là những người khỏi bệnh mà vẫn còn mang tác nhân gây bệnh trong cơ thể, trong diều kiện không thuận lợi bệnh lại có thể tái phát.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Sốt ban lưu hành được biết từ thời thượng cổ. Chiến tranh, mất mùa và các biến cố xã hội khác, cộng với chấy rận thường gây ra những vụ dịch sốt ban. Dưới chế độ tư bản, sốt ban hoành hành chủ yếu ở tầng lớp nhân dân nghèo sống chen chúc và thiếu điều kiện vệ sinh.
Trong lịch sử chiến tranh, đã có nhiều vụ dịch lớn làm chết hàng triệu người. Trong 3 năm bị phát xít Đức tạm chiếm ở nước Ucraina mức độ mắc bệnh sốt ban tăng 26 lần, ở Beloruxia tăng 44 lần. nguyên nhân là bọn chiếm đóng cướp bóc nhân dân, bắt hàng loạt người di chuyển hết làng này sang làng khác, nạn đói. ở một sô làng trong thời gian tạm chiếm có tới 73% dân chúng bị sốt ban. Đã có những trường hợp những người chạy khỏi trại tù binh Đức về hậu phương đã mang bệnh sốt ban đến nhiều làng mạc.
Tính theo mùa là đặc trưng của bệnh sốt ban. Những vụ dịch thường xảy ra trong mùa đông là mùa có nhiều rận. sống chật chội, không sử dụng được sông hồ để tắm trong mùa rét, đó là những nguyên nhân làm tăng chấy rận và làm phát triển bệnh sốt ban.
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, trẻ em mắc bệnh nhẹ hơn người lớn. Trường học cũng tham gia vào việc làm hình thành những đợt dịch sốt ban, có tính chất bùng nổ đặc biệt. Những trường hợp sốt ban đầu tiên là ở trong gia đình học sinh, những học sinh đó mang chấy rận nhiễm khuẩn đến trường, ở trường sự tiếp xúc trong lớp học cũng như ở trong phòng treo quần áo sẽ làm phát sinh ra bệnh ở từng nhóm học sinh. Các học sinh đó lại mang bệnh về gia đình, ỏ nông thôn, những đợt dịch lớn thường phát sinh trong những điều kiện như vậy.
Ớ một số ngành nghề, mức độ mắc bệnh cao hơn. Công nhân ở các nhà ga, phòng tắm, hiệu cắt tóc mắc nhiều hơn các ngành khác 2,5 đến 6,5 lần. Hiện nay, những vụ dịch sốt ban đã bị dập tắt và bệnh chỉ có tính chất tản phát. Trong thời gian đó, Rickettsia chỉ gây nhiễm khuẩn không có triệu chứng và những thể bệnh nhẹ.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH
- Các biện pháp chống bệnh:
Khi có một trường hợp sốt ban cũng phải khai báo ngay cho trạm vệ sinh phòng dịch
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất, cho nên phải cách ly triệt để ở bệnh viện lây. Chấy rận đã bị lây từ người ốm chỉ có khả năng truyền bệnh sau 5 ngày kể từ khi chúng bị lây, cho nên phải đưa người bệnh vào bệnh viện trước ngày thứ năm, kể từ lúc bắt đầu bị bệnh, ở bệnh viện, người bệnh phải cắt tóc, tắm xà phòng và thay quần áo trước khi vào buồng bệnh cần diệt chấy rận và tẩy uế quần áo người bệnh. Nên hấp hoặc sấy quần áo để triệt rận và Rickettsia cùng một lúc.
Những người tiếp xúc phải được diệt chấy rận ngay, phải cắt cụt móng tay và tránh gãi. cần theo dõi trong 44 ngày hoặc 22 ngày tuỳ theo đã có diệt rận hay không.
Mỗi khu vực tập trung dân được chia ra từng khu vực nhỏ (hay 10 hộ ở nông thôn) có một cán bộ vệ sinh phụ trách, nhiệm vụ là hàng ngày đến theo dõi sức khoẻ mọi người, theo dõi việc thực hiện các biện pháp phòng dịch và đo nhiệt độ. Nhiệt độ tăng được coi là triệu chứng báo hiệu và cần tạm thời cho vào bệnh viện những người bị sốt quá 3-5 ngày. Số lượng người bị lây trong khu vực phụ thuộc vào thời hạn cách ly người bệnh.
Những người được cách | Những người bị lây | |
Khu vực ở ổ dịch | ly trong 3 ngày đầu của | trong tổng số những |
bệnh (%) | người tiếp xúc (%) | |
Khu vực 1 | 48,0 | 4 |
Khu vực 2 | 20 0 | 25,0 |
Số người bị lây trong khu vực 2, nhiều gấp 6 lần so với khu vực 1 nói lên hiệu quả của việc đưa người bệnh vào bệnh viện kịp thời.
- Quản lý sốt ban:
Việc nâng cao mức sống của nhân dân, việc phát triển nhà tắm và nhà giặt công cộng là những phương tiện cơ bản để quản lý sốt ban.
- Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:
Chỉ tiêm vacxin sốt ban trong tình trạng dịch đặc biệt nguy hiểm và cho những người tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm (như nhân viên nhà tắm, nhà giặt, trạm tẩy uế, phòng thí nghiệm)
Người ta dùng 2 loại vacxin: vacxin sống chế với R. mooseri và vacxin chết chế với Rickettsia Prowazeki
- Vacxin chết thường dùng là vacxin Durand-Giroud chế từ Rickettsia Prowazeki mọc trên phôi chuột bạch và giết bằng focmol ; và vacxin Cox chế từ Rickettsia Prowazeki mọc trên phôi gà và giết bằng Tiêm dưới da 2 lần, mỗi lần lml cách nhau 2 tuần.
- Vacxin sống chế với Rickettsia Thông dụng nhất là vacxin Blanc chế bằng phân khô bọ chét bị nhiễm khuẩn và pha trong nước muối có mật bò trước khi tiêm (1 lần) và vacxin Laigret chế bằng não khô chuột bạch bị nhiễm khuẩn trộn với lòng đỏ trứng (tiêm dưới da 2 lần cách nhau một tuần hoặc chủng như chủng đậu).
Vacxin sống gây miễn dịch sớm và lâu dài (1-2 năm). Vacxin này có thể gây phản ứng ở những người chưa bao giờ bị nhiễm khuẩn cho nên chỉ dùng ở những nơi có sốt ban tiềm tàng. Ngoài ra, đôi khi có thể gây sốt ban địa phương (10%) và chỉ gây miễn dịch ở 60-70% người được tiêm.
Vacxin chết gây miễn dịch chậm và tương đối ngắn (6-12 tháng) nhưng gây miễn dịch cho 99-100% người được tiêm và không gây phản ứng toàn thân, cho nên có thể dùng ở khắp mọi nơi.
BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH QUỐC TẾ
Sốt ban là một bệnh đại lưu hành, đòi hỏi những biện pháp xử lý trên phạm vi quốc tế. Các biện pháp đó bao gồm thông báo cấp tốc và áp dụng những luật lệ đặc biệt đối với những tầu biển từ những nơi có bệnh đến.
Thời gian ủ bệnh được quy định là 12 ngày. Không phân loại các tầu thành tầu bị nhiễm khuẩn, tầu khả nghi.
Các biện pháp phòng dịch gồm cách ly người bệnh ở bệnh viện, tẩy uế và diệt rận ở quần áo.
Diệt rận và theo dõi sức khoẻ những người tiếp xúc ở trạm vệ sinh phòng dịch nơi đến 12 ngày, kể từ khi diệt chấy rận. Không áp dụng những biện pháp trên đối với những người đã được tiêm vacxin phòng sốt ban chưa quá một năm.