Miễn dịch thụ động bằng Globulin Miễn Dịch

Bệnh truyền nhiễm
  1. GIỚI THIỆU:

Miễn dịch thụ động được tạo thành nhờ tiêm globulin miễn dịch để phòng ngừa ngay lập tức một bệnh nào đó. Thời gian miễn dịch thụ động phụ thuộc vào liều lượng, tính bền vững của globulin và chỉ có thể có tác dụng trong 1 hoặc vài tuần. Có hai loại globulin miễn dịch : loại thông thường và loại đặc hiệu.

– Loại globulin miễn dịch thông thường ở người: Loại này được chiết xuất từ máu hay huyết tương người. Nó có chứa kháng thể chống vi rút, các vi rút này có tỷ lệ lưu hành trong quần thể dân chúng bình thường.

Loại globulin đặc hiệu: Những sản phẩm này được sử dụng giúp cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh riêng như vi rút cự bào (Cytomegalovirus), bạch hầu, viêm gan B, dại, uốn ván, thủy đậu hoặc các bệnh Zoster. Nó được chiết xuất từ máu của bệnh nhân mắc các bệnh này đã khỏi hoặc người đã được tiêm Vacxin trong thời gian gần đây hoặc những người được phát hiện có hiệu giá kháng thể cao. Do đó globulin đặc hiệu có mức độ hiệu giá kháng thể đặc hiệu rất cao .

Mặc dù yếu tố tan máu Rh(D) không phải là tác nhân gây nhiễm khuẩn nhưng cần phải được kiểm soát một cách kỹ lưỡng.

Các phản ứng phụ và cách bảo quản Globulin miễn dịch đặc hiệu giống như Globulin miễn dịch thông thường.

Globulin đặc hiệu và các Globulin miễn dịch khác phải được sàng lọc và xử lý để đảm bảo không bị lây nhiễm HIV, HBV hoặc HCV.

  1. GLOBULIN MIÊN DỊCH THÔNG THƯỜNG:

Các globulin miễn dịch thông thường được bào chế từ huyết tương người. Các Globulin miễn dịch đó có chứa các kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường. Tại Úc Globulin miễn dịch được pha loãng 16,5%, tại Anh 10%, Tại Mỹ 16,5%. Người ta đã thêm Thiomersal 0,01% vào để bảo quản. Các Globulin miễn dịch bình thường và các chế phẩm miễn dịch khác đều phải được sàng lọc và xử lý để không bị nhiễm HIV, HBV và HCV.

Các Globulin miễn dịch thông thường có chứa 16% các phân tử IgG của huyết tương người bình thường + Thiomersal 0,01%. ống đóng 2 ml hoặc 5 ml để tiêm bắp.

  • Chỉ định:

Dùng cho người bị thiếu hụt miễn dịch:

Bệnh nhân bị bất thường trong việc sản xuất kháng thể (thiếu hụt Gamma Globulin tiên phát, bệnh bạch cầu lympho mãn) thường được điều trị bằng các Globulin miễn dịch thông thường theo đường tĩnh mạch. Những trường hợp khác, các Globulin miễn dịch thông thường được chỉ định tiêm bắp. Liều tiêm bắp thông thường của các Globulin miễn dịch thường từ 0,6-0,9 ml/kg trong 2-4 tuần.

Miễn dịch thụ động:

Khi có dịch sởi hoặc có nguy cơ phơi nhiễm với bệnh thủy đậu globulin miễn dịch chống bệnh sởi và bệnh thủy đậu có thê được dùng để dự phòng các bệnh này cho những người bị nhiễm HIV.

Globulin miễn dịch cũng có thể được chỉ định tiêm dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn đặc hiệu cho các trường hợp mà hệ thông miễn dịch bình thường nhưng dễ bị cảm nhiễm với các bệnh này khi họ có nguy cơ phơi nhiễm.

Dự phòng bệnh thủy đậu

Cần dự phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi, trẻ em đang được điều trị bằng các thuốc làm suy giảm miễn dịch và ở phụ nữ có thai. Nếu các Globulin miễn dịch của Zoster không có sẵn, liều lượng các Globulin thông thường có thể tăng lên. Liều này không thường xuyên được sử dụng để phòng thủy đậu nhưng có tác dụng làm nhẹ bệnh. Liều thông thường từ 0,4 – 1 ml/kg trọng lượng cơ thể.

  • Cách dùng:

Globulin miễn dịch thông thường được tiêm bắp sâu với kim cỡ lớn, không được tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp cần tiêm globulin liều cao vào tĩnh mạch thì phải sử dụng loại globulin được bào chế đặc biệt . (xem mục 3).

  • Liều lượng:

Tiêm phòng bệnh viêm gan A với liều từ 0,03ml/kg trọng lượng cơ thể có thể dự phòng được 6 tuần lễ. Tiêm phòng bệnh sởi với liều 0,2ml/ kg trọng lượng cơ thể.

  • Thời gian tác dụng:

Hiệu quả kéo dài của Globulin miễn dịch có liên quan đến liều lượng. Thời gian tác dụng với liều Globulin miễn dịch thông thường kéo dài được 3-4 tuần.

  • Thử phản ứng da với Globulin miễn dịch:

Không cần phải thử phản ứng da với Globulin miễn dịch thông thường. Tiêm Globulin trong da có thể gây nên các phản ứng viêm tại chỗ và dễ nhầm là phản ứng dị ứng. Tiêm bắp globulin miễn dịch rất hiếm gặp các phản ứng phụ.

  • Tác dụng phụ:

Tại chỗ tiêm thấy cơ bị mềm hoặc cứng và triệu chứng này kéo dài nhiều giò sau khi tiêm.

Có thể xuất hiện phản ứng dị ứng toàn thân như chứng mày đay, phù niêm, đôi khi bệnh nhân có thê có ban đỏ hoặc sốt nhẹ.

Các phản ứng quá mẫn sau khi tiêm Globulin miễn dịch rất hiếm xảy ra. Trên các cơ địa quá mẫn, có nguy cơ gây sốc phản vệ nếu tiêm nhắc lại nhiều lần.

  • Chống chỉ định:

Phản ứng quá mẫn rất hiếm gặp nhưng hay xảy ra ở các bệnh nhân đã sử dụng nhiều lần. Globulin miễn dịch thông thường ở người không được sử dụng cho các trường hợp thiếu hụt IgA.

  1. GLOBULIN MIỄN DỊCH THÔNG THƯỜNG ( LOẠI TIÊM TĨNH MẠCH)

Globulin miễn dịch thông thường thường dùng để tiêm tĩnh mạch là IgG được pha loãng ở nồng độ 6%. Loại này có chứa một lượng rất nhỏ IgM và IgA. Đóng gói dưới dạng 50ml, 200ml và chai 500ml.

  • Chỉ định:

Globulin miễn dịch thông thường loại tiêm tĩnh mạch được sử dụng cho các bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch cần điều trị bởi một lượng lớn globulin hàng tháng. Globulin miễn dịch thông thường loại tiêm tĩnh mạch sản xuất từ một lượng huyết thanh có chứa lượng IgG lớn hơn loại tiêm bắp.

Sử dụng globulin miễn dịch dạng tiêm tĩnh mạch rất có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh Kawasaki, hội chứng Guillain Barre, viêm đa rễ thần kinh mãn tính và ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn phối hợp với bệnh suy giảm miễn dịch thứ phát cũng như làm giảm nguy cơ bị các bệnh mạch vành.

  • Cách dùng:

Điều trị cho người lớn bằng dung dịch globulin 6% trộn với 4 thê tích nước muôi đẳng trương và tốc độ truyền dịch lúc đầu là 1 ml/phút sau 15 phút tăng lên đến mức tôi đa là 3-4ml/ phút.

Bệnh nhân cần phải được theo dõi sát trong quá trình truyền. Cứ 15 phút theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở một lần và đo nhiệt độ 1 giò một lần. Các chỉ số theo dõi này cần phải được ghi đầy đủ trước và trong khi truyền.

Trường hợp thiếu hụt miễn dịch, truyền 0,4 đến 0,6 ml/kg cách nhau 3-4 tuần. Đôi với bệnh Kawasaki dùng truyền một liều đơn 2ml/kg, nhắc lại một lần nếu sốt không giảm trong vòng 48 giờ.

Các phản ứng phụ sau tiêm bao gồm run rẩy, đau ngực, đau lưng, sốt nhẹ. Đau đầu dữ dội được quy là do viêm màng não vô khuẩn. Không gặp sốc phản vệ trong trường hợp sử dụng Globulin miễn dịch thông thường loại tiêm tĩnh mạch. Những người thiếu hụt IgA có thể có nguy cơ phản ứng quá mẫn với Globulin miễn dịch thông thường loại tiêm tĩnh mạch.

  1. GLOBULIN MIỄN DỊCH CHỐNG VI RÚT CỰ BÀO ( CMV)

Globulin miễn dịch chống CMV được chỉ định cho một số trường hợp có nguy cơ bị nhiễm CMV. Sản phẩm này dễ bị bội nhiễm các loại vi khuẩn, do đó phải được dùng ngay sau khi mở. Do vậy, khi dùng globulin miễn dịch loại này cần dự tính trước về liệu trình, cách sử dụng và các tác dụng phụ.

Globulin đặc hiệu CMV được bào chế từ huyết tương người có hiệu giá kháng thể kháng CMV ở mức độ cao 6% được pha loãng với Maltose 10%, không có chất diệt khuẩn, đóng chai 30 ml dưới dạng tiêm tĩnh mạch.

  1. GLOBULIN MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU VIÊM GAN B

Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B được bào chế từ huyết tương người cho máu tại các ngân hàng máu. Các mẫu máu được lựa chọn phải là mẫu có chứa lượng kháng thể kháng viêm gan B cao. Do sản phẩm này hiếm nên Globulin miễn dịch viêm gan B ít được dùng. Nó chỉ được dùng cho các trường hợp có nguy cơ cao như trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính, các nhân viên y tế bị phơi nhiễm HBV do các tổn thương do kim đâm khi chăm sóc người có HBV dương tính.

  • Dự phòng sau khi bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch thể của người có HBsAg dương tính:

Nhân viên y tế bị phơi nhiễm với máu của người có HBsAg dương tính (thường do kim đâm). Nếu những người có HBsAg dương tính hoặc không rõ tình trạng dương tính thì người ta khuyến cáo dùng một liều Globulin miễn dịch với viêm gan B liều lượng 400 đơn vị cho người lớn và dùng càng sớm càng tốt (chỉ trong vòng 72 giờ sau khi bị kim đâm) loại trừ người đó biết rõ đã được tiêm Vacxin viêm gan B hoặc có HBsAg dương tính. Có thể tiêm cùng với Vacxin viêm gan B nếu chưa tiêm Vacxin này hoặc tiêm nhắc lại nếu tiêm Vacxin viêm gan B đã được 5 năm.

  • Trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính:

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính nên được dùng globulin chống viêm gan B với liều 100 IU trong ngày đầu tiên sau khi sinh nhằm dự phòng ngay lập tức. Vacxin viêm gan B cũng được tiêm ngay sau khi sinh.

Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B không dùng cho trẻ em sinh ra từ bà mẹ có HBsAg âm tính .

  1. GLOBULIN MIEN DỊCH ĐẶC HIỆU CHỐNG BỆNH DẠI

Globulin miễn dịch đặc hiệu chống bệnh dại được bào chế từ huyết tương của người có hiệu giá miễn dịch chống bệnh dại cao. Globulin miễn dịch với bệnh dại được sử dụng để phòng ngừa cho những người bị các súc vật lên cơn dại như chó, mèo, dơi cắn.

Để dự phòng bệnh dại, phải dùng Vacxin dại. Tiêm globulin phòng dại đồng thời với tiêm Vacxin trong những trường hợp vết cắn sâu, gần thần kinh trung ương (xem Vacxin dại trang 69). Liều lượng điều trị cho tất cả các nhóm tuổi là 20IU/ kg cơ thể. Có thể tiêm quanh vết cắn một nửa và một nửa tiêm bắp bình thường. Chỉ tiêm globulin miễn dịch chống bệnh dại một lần, không tiêm tiếp lần 2 vì lần 2 không có tác dụng.

Đau tại chỗ, sốt nhẹ sau khi tiêm Globulin miễn dịch với dại có thể xảy ra. Mặc dầu theo các báo cáo là không hoàn toàn do Globulin miễn dịch với dại nhưng phù quanh mao mạch thần kinh, hội chứng thận và sốc phản vệ cũng đã được báo cáo sau khi tiêm huyết thanh kháng dại.

  1. GLOBULIN MIỄN DỊCH RH (D)

Khẩng thể Rh (D) có thể phòng ngừa cho các bà mẹ có Rh âm tính nhưng mang thai có Rh dương tính.

Globulin miên dịch Rh(D) hiệu giá cao được dùng cho ngưòi mẹ có yếu tố Rh âm tính trong vòng 72 giò khi đẻ. Liều Globulin miễn dịch Rh tiêm bắp là 625 IU , tiêm càng sớm càng tốt khi xác định được yếu tố Rh của đứa trẻ và tốt nhất không tiêm chậm hơn 72 giờ sau khi đẻ. ở Việt Nam, không gặp các trường hợp bất đồng nhóm máu Rh nên thường không có chỉ định tiêm Globulin miễn dịch Rh này .

Đóng gói: Dung dịch globulin miễn dịch Rh chứa 16% các phân tử Gamma globulin được chiết xuất từ người có kháng nguyên D của Rh dương tính với 125 µg/ml tương đương với 625IU/ml + 0,01 thiomersal trong ông lml.

  1. GLOBULIN MlỄN DỊCH UỐN VÁN

Globulin miễn dịch uốn ván được dùng để phòng ngừa cho người bị thương chưa được miễn dịch và có nguy cơ cao bị uốn ván.

Liều Globulin miễn dịch uốn ván là 250 UI được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếu chậm quá 24 giờ thì cần phải tăng liều lượng lên 500 IU. Giải độc tố uốn ván (Vacxin uốn ván)được chỉ định tiêm cùng lúc với tiêm globulin miễn dịch vào tay khác.

Globulin miễn dịch uốn ván lấy từ huyết tương của người được chọn được cô đặc kháng thể kháng uốn ván và đóng gói dưới dạng dung dịch pha loãng 16% .

Globulin miễn dịch uốn ván chế tạo từ huyết tương người để tiêm tĩnh mạch

Sản phẩm này được dùng để điều trị bệnh uốn ván. Liều lượng tuỳ mức độ nặng nhẹ trên lâm sàng có thể dùng 4.000 -20.000 IU tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch chậm.

Ông globulin miễn dịch uốn ván có nồng độ pha loãng 6% chứa 4.000 lư.

  1. GLOBULIN MIỄN DỊCH ZOSTER

Chỉ định tiêm cho các trường hợp bị thủy đậu. Globulin miễn dịch zoster có nồng độ 16% các phân tử Gamma Globulin miễn dịch của người có hiệu giá kháng the Zoster cao.

Chỉ .định:

Globulin miễn dịch Zoster được dùng cho các trường hợp sau :

  • Người bị các bệnh thiếu hụt miễn dịch tế bào như bệnh
  • Bệnh nhân phải chịu liệu trình điều trị suy giảm miễn dịch
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thủy đậu, Zoster nhưng phải thử kháng thể kháng thủy đậu trưốc.
  • Trẻ sinh ra từ các bà mẹ có nguy cơ bị thủy đậu (xét nghiệm phát hiện kháng thể của bà mẹ).
  • Trẻ đẻ non dưối 28 tuần mang thai hoặc nhỏ hơn 1000g ở các bà mẹ có tiền sử bị thủy đậu.

Nguy cơ rõ rệt hoặc nguy cơ cao ở đây được hiểu là có sự tiếp xúc trong gia đình người bệnh kéo dài hơn 1 giờ, tiếp xúc trong lớp học với người bị thủy đậu.

Nên chỉ định tiêm globulin miễn dịch Zoster cho trẻ em nếu các bà mẹ của chúng bị thủy đậu 7 hoặc ít ngày trước và sau khi đẻ vì không tiêm thì tỷ lệ tử vong của trẻ có thể tới 30%. Nên tiêm càng sớm càng tốt trong giai đoạn ủ bệnh, tốt nhất trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm. Globulin miễn dịch Zoster có hiệu quả phòng bệnh cao nhưng tác dụng chỉ trong thời gian rất ngắn.

Liều tiêm Globulin miễn dịch Zoster là 6ml cho người lớn, 4ml cho trẻ em 6-12 tuổi và 2ml cho trẻ từ 0-5 tuổi. Liều này có thể lặp lại khi bị phơi nhiễm lần thứ hai. Có thể tiêm globulin miễn dịch thông thường nếu không có Globulin miễn dịch Zoster.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận