Lây nhiễm Bệnh dại và phòng chống dịch

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh dại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ súc vật sang người

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Là một virut lớn, virut dại tạo những tiểu thể bao hàm đặc biệt (tiểu thể Negri) ở trong các tế bào thần kinh của súc vật và người chết vì bệnh dại. Đó là những quần lạc virut với phản ứng của tế bào.

Virut dại sống được vài tháng ở các tổ chức não để khô hoặc ngâm glyxerin. Virut chết nhanh chóng ở nhiệt độ cao: ở 50°, chúng chết sau một giờ: ở 60° chúng chết hầu như tức khắc. Các thuốc sát khuẩn như dung dịch phenol và cồn ở đậm độ quy định, giết virut dại trong vài giờ. Tuy nhiên, virut có thể sống 2 tháng trong dung dịch phenol 0,5% ở 4°c.

+ Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng:

Virut dại vào cơ thể người qua da và niêm mạc. Người mắc bệnh là do bị súc vật dại cắn hoặc bị dây nước bọt vào da bị sây xát. Như vậy, không phải chỉ bị cắn mới nguy hiểm, mà bị liếm cũng nguy hiểm.

Virut sẽ theo các dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương, sinh sản ở đó, làm tổn thương các tế bào tuỷ sống và não (tiểu thể Negri thấy chủ yếu ở các tế bào của hồi hải mã), từ đó, virut theo các dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt để được giải phóng ra ngoài.

+ Thời kỳ ủ bệnh:

Có thể thay đổi từ 12 ngày đến một năm, thường là 2-3 tháng, kể từ ngày bị cắn. Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài còn tuỳ thuộc vào vị trí của vật cắn. Nếu bị cắn ở chân thì thời kỳ ủ bệnh dài hơn là bị cắn ở đầu và mặt. Tần số mắc bệnh ở những người bị súc vật dại cắn lại tuỳ thuộc vào chiều rộng và chiều sâu của vết cắn. Bệnh phát ra nhiều nhất nếu bị cắn ở tay và đầu. Bệnh biểu hiện bằng những triệu chứng kích thích các trung tâm nuốt và hô hấp. Thời kỳ bệnh phát kéo dài từ 1-10 ngày, từ khi bắt đầu đến khi chết.

+ Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Để xác định bệnh dại, phải lấy não súc vật chết trong điều kiện vô khuẩn õ nhiều nơi, nhất là ở vùng hồi hải mã. Ngâm các mảnh não vào glyxerin để gửi đến phòng xét nghiệm. Soi kính vào tổ chức não để phát hiện các tiểu thể Negri. Còn có thể tiêm truyền cho thỏ vào não,trong trường hợp này, não súc vật dại không được ngâm trong glyxerin.

  1. Quá trình truyền nhiễm
  • Nguồn truyền nhiễm. Bệnh dại là một bệnh truyền từ súc vật sang người. Tất cả các loài súc vật có vú đều có thể là nguồn chứa virut dại. Nhưng do cơ chế truyền nhiễm đặc biệt (cắn nhau) cho nên chỉ có loài chó là có thể duy trì rất lâu sự tiếp diễn liên tục của quá trình dịch súc vật, súc vật duy trì virut dại trong thiên nhiên là chó sói. Chó sói có thể làm lây bệnh cho các súc vật khác, dặc biệt là chó nhà. Dịch súc vật ở chó nguy hiểm, vì chúng sống cùng với người và khẳ năng chúng làm lây bệnh cho người rất lớn.

Mèo cũng có thể làm lây bệnh cho người khi bị cào, và cả những gia súc khác như bò, ngựa không có khuynh hướng cắn người! Các súc vật bị dại rất hung hăng, nếu gặp người là muốn cắn. Trong tổng số người bị súc vật dại cắn có 88% bị chó nhà cắn, 8% bị mèo cắn, 4% bị các súc vật khác cắn.

Bệnh truyền từ súc vật dại sang súc vật lành cũng bằng cắn. Súc vật bắt đầu bài xuất virut dại theo nước bọt 4-12 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 2-5 ngày. Súc vật dại thay đổi tính nết đột ngột (sợ sệt hoặc kích thích cực độ), cắn bất cứ ai và nuốt bất cứ vật gì, nuốt khó, tiếng khàn, sau đó bị liệt và chết. Đôi khi súc vật bị liệt ngay từ đầu, không thể nuốt được và chết sau một thời gian ngắn.

Loài gậm nhấm không phải là nguồn dự trữ virut dại. Trong thời gian có dịch bệnh dại ở chó. Schubladze đã xét nghiệm 1.286 con chuột to và 1.272 con chuột nhỏ, nhưng không phát hiện thấy virut dại.

Trong nước bọt của người bệnh, có virut dại, nhưng chưa thấy mô tả một trường hợp nào người làm lây bệnh cho người.

  • Đường truyền nhiễm, chó và mèo truyền bệnh cho người bằng nước bọt . (có virut dại 5-12 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng dại) qua vết cắn, cào. Súc vật còn có thể truyền bệnh khi liếm da người bị sây xước.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh dại thấy ở khắp nơi và bao giờ cũng gây tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh ở súc vật. Từ khi Pasteur (1885) tìm ra vacxin trừ dại và từ khi áp dụng những biện pháp đặc biệt đối với chó khả nghi, thì bệnh dại ở người đã trở nên hiếm.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Trước hết phải diệt nguồn lây: thứ hai là phải tiêm vacxin trừ dại cho những người bị chó khả nghi cắn.

  1. Diệt nguồn lây:

Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là phải diệt chó dại, phải bắt giam hoặc giết chó chạy rộng, tiêm vacxin phòng dại cho chó.

Biện pháp chắc chắn nhất là săn bắn chó sói, là những vật dự trữ virut dại trong thiên nhiên, ở nước Anh, chó sói đã bị tiêu diệt từ lâu, nhờ đó bệnh dại đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

– Nếu phát hiện ra súc vật bị dại, thì phải giết tất cả các chó và mèo đã bị súc vật đó cắn: phải giết hoặc tiêm vacxin chống dại và phải cách ly theo dõi trong 15 ngày. Nếu súc vật dại chết thì phải chôn xác cẩn thận để bảo vệ súc vật khác, chuồng nhốt súc vật đó phải được tẩy uế.

  1. Tiêm vacxin trừ dại:

Tất cả mọi người bị chó khả nghi cắn, đều phải tiêm ngay vacxin trừ dại. Đối với vết cắn, không được cầm máu ; trái lại, phải làm cho chảy máu ra ( nhưng chú ý không được nặn), rửa vết cắn bằng nước nóng và bôi iot. Tẩy uế vết cắn không có nghĩa là không cần tiêm vacxin

  • Vacxin sống Pasteur Bằng cách làm yếu virut dại qua não của thỏ, Pasteur đã xác định là sau lần tiêm thứ chín, thì thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại ở thỏ giảm từ 21 ngày xuống 7 ngày nếu tiêm truyền tiếp theo nhiều lần nữa, thì thời kỳ ủ bệnh thôi không giảm thêm nữa, Pasteur đã gọi mẫu virut này là virut cố định để phân biệt là nếu xấy khô tuỷ sống của thỏ trên hydroxytkali KOH, thì độc tính của virut sẽ giảm dần, sau 14 ngày sấy khô, thì virut không gây bệnh nữa, đó là cơ sở của việc chế vacxin chống dại.

Như vậy, virut cố định có thể tiến tới thần kinh trung ương trước khi virut dại từ vết cắn đến. Dùng vacxin này cho những người bị chó cắn còn ở trong thời kỳ ủ bệnh ; cho nên thực tế đó là một vacxin phòng trị đặc hiệu sớm.

Vacxin Pasteur chế bằng tuỷ sống thỏ (đã được tiêm truyền với virut cố định (giảm độc lực bằng cách phơi khô trong lọ có đựng KOH). Bắt đầu tiêm tuỷ (2cm) đã phơi khô 3 ngày, rồi tiêm tuỷ 4,3,2 ngày.

Vacxin sống Pasteur phải tiêm ngay trong ngày chế, do đó chỉ có thể tiêm ở ngay nơi chế vacxin thôi (trạm Pasteur), cho nên hiện nay không dùng nữa.

  • Vacxin chết Fermi Ngày nay thường dùng vacxin chết Fermi chế từ não thỏ hay não bê đã dược tiêm truyền virut dại cố định. Dùng nhũ dịch 5% não thỏ trong dung dịch axit phenic 0,5-1%. Vacxin được đóng thành ống 2ml có thể giữ được 1-2 tháng kể từ ngày sản xuất.

Cả hai thứ vacxin đều tiêm dưới da bụng, ngang hoặc dưới rốn. Tiêm 15,18,21 hay 25 ngày liền, tuỳ thuộc theo vị trí và tính chất vết cắn. Nếu sau thời gian theo dõi 15 ngày, chó còn sống, thì có thể tiêm thôi. Trong trường hợp chó đã chạy mất hoặc đã bị đập chết, hoặc chết sau 10 ngày kể từ khi cắn người, thì cần phải tiêm cả một liều trình đầy đủ.

Trong thời gian tiêm và sau khi tiêm xong, đôi khi có thể có những biến chứng như:

Phản ứng dị ứng da mạch máu tại chỗ

Choáng

Viêm não tuỷ do vacxin

Tuy nhiên, vacxin trừ dại ít khi gây tai biến như liệt chi dưới hay tử vong (1/3.000-1.5000).

  • Hiện nay người ta dùng một vacxin dại không gây dị ứng (vacxin Fuenzalida) được chế từ não chuột bạch còn non. Khác với vacxin Fermi, vacxin này không gây những biến chứng làm tê liệt dây thần kinh.

Vacxin phòng dại áp dụng rộng rãi trong thực tế đã cho những kết quả rất tốt. Trước khi có tiêm phòng số người chết lên tới 35-85% tổng số người bị chó dại cắn. Ngày nay, trong số những người được tiêm chủng, tỷ lệ chết là 0,2-0,3%

  • Gamma globulin:

Gamma globulin dại là phân đoạn chính globulin của huyết thanh ngựa được miễn dịch bằng virut dại cố định. Tiêm bắp với liều lượng sau đây:

Trẻ em dưới 2 tuổi, tiêm 5ml

Trẻ em từ 3-12 tuổi, tiêm theo công thức 3 + số tuổi

Thí dụ: liều lượng cho trẻ em 5 tuổi là 3+5=8ml

Người lớn, tiêm 0,25 cho 1kg cân nặng. Khi tiêm gamma globulin cần làm giải dị ứng theo phương pháp Besredka: mới đầu tiên, trong da 0,1ml gamma globulin pha loãng 1/10 trong nước muối ; sau 30 phút, tiêm dưới da 0,lml gama globulin không pha loãng ; sau 30 phút nữa, tiêm bắp tất cả liều còn lại.

Tiêm gamma globulin trừ dại cho những người bị cắn ở mặt hoặc đến tiêm vacxin chậm quá.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận