Dịch tả – Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc

Bệnh truyền nhiễm

Dịch tả là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Vibrio cholerae, gây tiêu chảy dẫn đến mất nước và điện giải nặng. Bệnh nguy hiểm đối với trẻ em và người già, có thể phát thành dịch lớn khi điều kiện vệ sinh môi trường kém.

MẦM BỆNH

Vibrio cholerae là một loại vi khuẩn ngắn, hình hơi cong như dấu phẩy, Gram (âm), di động nhanh nhờ có một roi, tìm thấy trong phân bệnh nhân và người mang mầm bệnh. Vi khuẩn không tạo bào tử nhưng có khả năng tồn tại trong nước, thức ăn khoảng một tuần, chúng bị huỷ diệt nhanh bởi nhiệt độ cao > 55°c và các chất tẩy khuẩn.

Ngoài typ cổ điển, còn có typ Eltor cũng gây dịch trầm trọng cho người, sự phân biệt hai typ cổ điển và Eltor dựa trên khả năng gây dịch trầm trọng cho ngườị sự phân biệt hai typ cổ điển và Eltor còn dựa vào khả năng gây dung huyết và tính chất nhạy cảm với kháng sinh, có ý nghĩa trong nghiên cứu dịch tễ học của bệnh dịch tả.

DỊCH TỄ

Nguồn bệnh

Người bệnh thải vi khuẩn qua phân, chất nôn, người bệnh thường sạch, vi khuẩn sau một tuần.

Người lành mang vi khuẩn thải vi khuẩn qua phân trong thời gian rất dài.

Đường truyền nhiễm

Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào nước và các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, Ốc, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ.

Cách lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nuôi nhân bệnh, người khâm niệm tử thi… tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Tính cảm thụ

Dịch tả thường xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém, ý thức vệ sinh của người dân chưa tốt.

Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng.

Trẻ em thường mắc bệnh nhiều hơn.

BỆNH SINH

Sau khi xâm nhập, vi khuẩn phát triển ở ruột non và tiết ra nội độc tố. Nội độc tố gắn vào tế bào niêm mạc, kích hoạt adenyl cyclase dẫn đến sự gia tăng AMP vòng. Nước từ tế bào niêm mạc sẽ xuất tiết vào lòng ruột non, gây ra hiện tượng tiêu chảy ở ạt. Bệnh nhân bị mất nước đẳng trương, cần phải can thiệp nhanh chóng nếu không sẽ bị hạ thể tích huyết tương, rối loạn điện giải, toan máu, truỵ tim mạch, suy thận và tử vong. Typ Eltor tiết ra hemolysin làm tiêu huyết.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

  • Thời kỳ ủ bệnh: Từ 6 giờ đến 5 ngày.
  • Thời kỳ khởi phát: vài giờ.

Bệnh nhân đột ngột đầy bụng, sôi ruột.

Tiêu chảy một vài lần, không sốt.

  • Thời kỳ toàn phát: Thường có 5 triệu chứng:
  1. Tiêu chảy xối xả: Phân nước, đục lờ lờ như nước vo gạo, 20-50 lần/ngày, mùi tanh nồng đặc biệt.
  2. Nôn mửa: Nôn vọt dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn, sau nôn ra toàn nước trong, tuy thế bệnh nhân không đau bụng.
  3. Tình trạng tiền shock hoặc shock: Thân thể lạnh, tay chân lạnh, HA hạ.
  4. Chuột rút: Các cơ bắp co rút, đau do giảm calci.
  5. Tiểu ít hoặc vô niệu.

Bệnh nhân có các dấu hiệu mất nước: Mặt hốc hác, lờ đờ, mắt trũng sâu, da nhăn nheo, các hố trên xương đòn, xương ức… lõm vào, tiếng nói thều thào, tim đập yếu, mạch nhanh, thân nhiệt dưới 37°c.

  • Thời kỳ phục hồi

Bệnh diễn biến 1-3 ngày rồi tự ngừng, nếu bệnh nhân được bù nước và điện giải thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các yếu tố: 64- Dịch tễ.

  1. Lâm sàng ,

Tiêu chảy dữ dội, mất nước, tính chất của phân, không sốt, không đau bụng.

  1. Xét nghiệm
  • Soi phân dưới kính hiển vi nền đen: Thấy vi khuẩn tả chuyển động nhanh.
  • Cấy phân: Cho kết quả sau 24 giờ.
  • Xét nghiệm đánh giá những biến đổi sinh học.
  • Tình trạng cô đặc máu: Số” lượng hồng cầu, bạch cầu tăng, dung tích hồng cầu tăng, tỷ trọng huyết tương tăng.
  • Rối loạn điện giải: cr tăng ít, K+ giảm, dự trữ kiềm giảm.
  • Suy thận: Creatinin máu tăng.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

Bồi hoàn nước, điện giải sóm và đầy đủ, theo dõi chặt chẽ.

Kháng sinh trị liệu.

Điều trị

Bồi hoàn nước – điện giải bù qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: (6- 8 giờ) khi mới nhập viện, bù nước và điện giải để bệnh nhân khỏi bị kiệt nước, kiệt muối.
  • Giai đoạn 2: (8 giờ tiếp theo) bù nước, điện giải mất trong qúa trình điều trị.
  • Bệnh nhân được bù đầy đủ khi triệu chứng mất nước giảm và ion đồ trở lại bình thường.
  • Dung dịch dùng là:

+ NaCl 9°/00 (2 thể tích).

+ NaHC0314°/00 (1 thể tích) (dd Alkalect).

  • Hoặc ringer lactat.
  • Glucose chỉ dùng ở trẻ em sau khi đã bù đủ muối.
  • Nên bổ sung K+, Ca++ (không cần lắm).
  • Khi tạm ổn: tình trạng mất nước cho dùng oresol uống.

Kháng sinh:

  • Tetracyclin: 500mg/6 giờ X 8 – 12 lần/ liều.
  • Trẻ em: 10 mg/kg/6 giờ X 8 lần/ liều.
  • Có thể thay thế bằng ampicilin, cotrimoxazol.

Điều trị triệu chứng – dinh dưỡng:

  • Các triệu chứng sẽ giảm khi bồi hoàn nước – điện giải đúng.
  • Chế độ ăn: Người lớn nghỉ ăn 1 ngày. Trẻ em không nghỉ ăn7nhưng cho thức ăn lỏng, thức ăn đễ tiêu hoặc bú mẹ.
  • Không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì không cầm được và có thể gây hại.

DỰ PHÒNG

  • Vệ sinh môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm phân.
  • Vệ sinh thực phẩm.
  • Kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước cung cấp, hệ thống phân phối nước, nước thải…

Các biện pháp khi có dịch:

  • Giáo dục sức khoẻ, tuyên truyền, vận động tự người dân tham gia chống dịch.
  • Xử lý phân và chất thải.
  • Ăn chín, uống chín.
  • Hạn chế đi lại, giao lưu hàng hoá.

CHĂM SÓC

Nhận định

Tình trạng hô hấp, quan sát da, móng chân, móng tay, đếm nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tăng tiết, nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp thông khí, cho thở oxy.

Đầu chi lạnh tím do nhiệt độ thấp. Bệnh nhân mất nước nhiều và nhanh làm giảm thể tích tuần hoàn đột ngột gây khó thở rồi thở nhanh.

Tình trạng tuần hoàn:

  • Mạch.
  • Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt là dấu hiệu tiền sốc.
  • Huyết áp.
  • Cần theo dõi mạch, huyết áp 15 phút/lần, 30 phút/lần
  • Tình trạng mất nước.
  • Tuỳ tình trạng bệnh nhân để bù đủ dịch và điện giải kịp thời.

Đánh giá mức độ mất nước:

Dấu véo da (+).

Khát nước (+).

  • Số lượng nước tiểu ít hay vô niệu.
  • ở trẻ em: Xem có nước mắt không
  • Môi lưỡi khô.
  • Mắt trũng.
  • Nếu có suy thận.

Tình trạng đi tiêu:

  • Số lần đi tiêu, tính chất phân.
  • Xem bệnh án.
  • Tiêu chảy xối xả 6-8 giờ đầu có thể mất đến 20 lít nước.
  • Tiêu chảy xối xả 6-8 giờ đầu có thể mất đến 20 lít nước.
  • Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm.
  • Chẩn đoán độ mất nước, chỉ định thuốc, xét nghiệm. Các yêu cầu theo dõi khác.

Tình trạng chung:

  • Tri giác: Tỉnh, lờ đờ, lơ mơ, vật vã, bứt rứt, có co giật không .
  • Lấy nhiệt độ.
  • Đo nước tiểu /24 giờ.
  • Nôn sau tiêu chảy nhiều lần.
  • Có thể bị chuột rút do toan huyết.

Lập kế hoạch chăm sóc

  • Bảo đảm thông khí.
  • Theo dõi tuần hoàn.
  • Theo dõi dấu hiệu mất nước.
  • Thực hiện các y lệnh của bác sỹ.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

  • Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.
  • Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch

Bảo đảm thông khí:

  • Cho thở oxy.
  • Nếu bệnh nhân thở nhanh.
  • Theo dõi nhịp thở.
  • Dấu hiệu đầu chi lạnh, tím tái.

Theo dõi tuần hoàn:

  • Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ – Dự trù đủ số dịch truyền để nhanh ngay khi tiếp nhận bệnh nhân chóng bù đủ lượng nước mất.
  • Lấy mẫu phân đúng quy cách để biết tiến triển bệnh: bằng soi phân tươi. Cấy phân 15 phút/ 1 giò đầu, 1 giờ/ 7 giờ sau. Từ 3 giờ – 6 giờ khi tương đối ổn định.

Chăm sóc các hệ thống cơ quan nuôi dưỡng:

  • Trẻ em: Cho bú mẹ.

Giáo dục sức khoẻ:

  • Ngay khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân.
  • Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách cho nhân viên và thân nhân của bệnh nhân tại khoa.
  • Khi xuất viện hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân phương pháp dự phòng.
  • Vệ sinh thực phẩm, nước uống, cách tẩy uế và xử lý phân tại nhà. Rửa tay trước khi ăn.

Đánh giá

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

  • Sau khi truyền đủ lượng dịch và điện giải bệnh nhân tươi tỉnh lại ngay, da ấm, mạch, huyết áp ổn định, hết dấu hiệu mất nước.
  • Ngừng đi tiêu, đi tiểu nhiều, hết khát nước.
  • Nôn mửa ngừng dần sau các giờ đầu, chuột rút biến mất.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận