Bệnh Virut do Vẹt và Bệnh Virut do Chim

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh virut do vẹt (psittacose)

Sốt vẹt là một bệnh nhiễm virut cấp tính truyền từ vẹt ốm sang người

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Là virut lớn, có kích thước từ 200 đến 250 micromet, sinh sản trong các tế bào, tạo thành các tiểu thể nguyên sinh. Virut có trong máu đến ngày thứ 5-7, và có trong đờm người bệnh đến ngày thứ 21 của bệnh.

Khi mổ xác có thể tách virut từ mô lách, mô phổi và từ dịch rỉ của xoang màng phổi.

Virut có thể tiêm truyền cho chuột nhắt trắng chất lọc của đờm người bệnh. Nhưng chuột nhắt có thể nhiễm virut tự nhiên bởi một virut rất gần với virut sốt vẹt, nhưng thuộc loại khác hẳn, điều này có thể dẫn đến sai lầm (Kikuth và Gonnert).

Biểu hiện lâm sàng: sốt vẹt là một bệnh sốt nặng làm chết đến 20% người bệnh. Thời kỳ ủ bệnh là 8-14 ngày, trung bình là 10 ngày.

Bệnh hay bắt đầu bằng suy yếu toàn thân, mệt nhọc, đau đầu ở trán và thái dương. Có chảy mồ hôi nhiều, rét, rùng mình, đau ở khớp, ở tuần thứ nhất, mép lưỡi đỏ dầy lên và khô, buồn nôn và nôn. Nhiệt độ tăng rất nhanh đến 39-40°, mạch yếu và dồn dập, 100-110 trong một phút, ở phổi, thoạt đầu là viêm phế quản, sau là viêm phổi khối.

Chẩn đoán bệnh sốt vẹt rất khó và dựa vào những điều nhớ lại của người bệnh. Phản ứng trong da thường dương tính từ ngày thứ 4-5. Phải tiến hành chẩn đoán cuối cùng bằng phản ứng huyết thanh và tiêm truyền cho chuột nhắt chất lọc của đờm.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Chủ yếu là vẹt, vẹt ốm và vẹt khỏi mang virut. Ngoài vẹt ra, các chim khác như kim tước, bạch yến, sáo cũng có thể tiếp thụ bệnh. Chim bị lây theo đường ruột và giải phóng ra virut cùng với phân trong một thời gian dài. Các triệu chứng gồm rối loạn đường tiêu hoá, chảy nước mắt, nước mũi. Các trường hợp có thể tản phát hoặc trở thành dịch.

  1. Đường truyền nhiễm:

Người bị lây khi tiếp xúc với vẹt ốm. Hay bị lây nhất là những người bán vẹt, thích chơi vẹt và cả những cán bộ thú y chữa chim ốm. Nhiều tác giả cho rằng người bị lây do hít phải bụi bị nhiễm virut từ nước mũi, đờm, nước tiểu của vẹt ốm. Nhưng không thể loại trừ cách lây bằng nuốt phải bụi và lông chim bị nhiễm virut hoặc đưa vào mồm tay bẩn bị nhiễm phân vẹt ốm. Bệnh ít khi truyền từ người sang người.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh sốt vẹt không phải là bệnh gặp thường xuyên, nhưng ở những trường hợp nhất định, có thể lây lan thành dịch. Thí dụ năm 1919-1930, ở Achentina đã xảy ra một vụ dịch, do đưa vẹt ốm từ Braxin vào mùa đông, sốt vẹt lan truyền sang các nước châu Âu, tại đây có 800 trường hợp được ghi nhận. Riêng ở Đức đã phát hiện 215 trường hợp. Lây bệnh trong điều kiện làm việc õ phòng xét nghiệm rất hay xảy ra.

ơ Viện Vệ sinh Washington, trong phòng nghiên cứu virut sốt vẹt đã có 11 người bị nhiễm virut trong số 54 người làm việc.

Bệnh sốt vẹt thấy ở một số nước châu Âu và châu Mỹ

Dưới đây là mức độ mắc bệnh sốt vẹt ở Đức:

Năm Số người bệnh Số người chết
1935 19 5
1936 51 11
1937 22 6
1938 33 8
1939 25 3
1940 14 6

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH SỐT VẸT

  1. Phòng bệnh sốt vẹt:

Bằng cách cấm đưa vẹt từ nước ngoài vào trong nước, ở nhiều nước, đã có luật pháp tương ứng về vấn đề này. Biện pháp này đã có hiệu quả vì bệnh sốt vẹt đã bị thanh toán. Năm 1952 ở Anh đã thôi không cấm nữa, và ngay trong năm đó lại thấy có trường hợp sốt vẹt xuất hiện.

Những người chăm sóc vẹt phải tuân theo các biện pháp vệ sinh cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm huyết thanh súc vật được miễn dịch hay tiêm vacxin (virut sống hoặc xử lý bằng focmol)

Khi có sốt vẹt xảy ra, phải khai báo, phải cách ly người ốm ở bệnh viện, phải tiến hành tẩy uế liên tục và tẩy uế cuối cùng.

  1. Điều trị bệnh sốt vẹt bằng biomyxin (aureomyxin), terramyxin và cả huyết thanh của những người đã khỏi bệnh. Theo ý kiến của một số tác giả Mỹ, thì virut sốt vẹt là một trong số những virut thích hợp nhất để dùng trong chiến tranh vi khuẩn, vì nó tan truyền theo không khí và rất lây đối với người.
  2. Bệnh virut do chim (ornithose)

Bệnh virut do chim rất giống bệnh virut do vẹt. Người ta đã mô tả một số trường hợp bột phát bệnh này ở những người làm ở trại chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, gà tây) và những người nuôi chim bồ câu. Bộ mặt lâm sàng của bệnh sốt chim khác bệnh sốt vẹt chủ yếu ở chỗ nó nhẹ hơn.

Chẩn đoán bệnh sốt chim cũng rất khó như bệnh sốt vẹt. Có thể làm phản ứng trong da (dương tính từ ngày thứ 4-5) phản ứng huyết thanh và tiêm truyền cho chuột nhắt chất lọc của đờm.

Nguồn truyền nhiễm là gia cầm và chim bị ốm. Người bị lây bệnh do tiếp xúc chặt chẽ với gia cầm và chim, do chăm sóc chim, giết và vặt lông chim. Nhiễm virut xảy ra khi đưa tay bẩn vào miệng và cả khi nuốt phải bụi hoặc hít phải bụi bị nhiễm virut trong lúc giết và vặt lông chim.

Để phòng bệnh sốt chim, nên cải thiện các chuồng trại nuôi gia cầm, nên tuân theo các biện pháp phòng bệnh cá nhân khi chăm sóc gia cầm như đeo khẩu trang, rửa tay, chẩn đoán sớm và đưa người ốm vào bệnh viện.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận