Bệnh mèo cào (viêm hạch địa phương không nhiễm khuẩn)

Bệnh truyền nhiễm

Tên khác: viêm hạch địa phương không nhiễm khuẩn, lympho – võng lành tính do cấy truyền.

Định nghĩa

Nhiễm khuẩn qua vết cào của mèo hay bị gai đâm; có sưng hạch vùng; đôi khi gây mủ và thường là tự khỏi.

Căn nguyên

Mầm bệnh là các vi khuẩn đa dạng Rochalimaea trú ở đầu và cô. Hạch tự thoái triển, hay Afipia felis (theo một số tác thoát mủ vô khuẩn. Hạch nhỏ đi cào. Các vết gai đâm hay  các mấu xương đâm cũng truyền bệnh như đã thấy ở những bệnh nhân bị AIDS. Người ta không luôn luôn thấy các triệu chứng bệnh lý ở mèo. Nhiều người trong cùng một gia đình bị cùng một con mèo cắn đã bị mắc bệnh.

Giải phẫu bệnh

Ở các hạch bạch huyết có phản ứng viêm mạng, các ổ hoại tử, các ổ áp xe nhỏ và các u hạt.

Triệu chứng

Sau thời gian ủ bệnh 2-7 ngày, ở chỗ vết mèo cào, vết gai đâm xuất hiện vết loét không gây đau, có khi là vết sẩn, mụn nước hay mụn mủ. Sau vài ngày đến nhiều tuần, các hạch vệ tinh xuất hiện. Thường nổi các hạch nách, cổ hay bẹn. Hạch to (đường kính 1-5 cm), thường gây đau, chủ yếu khu trú ở đầu và cổ. Hạch tự thoái triển, hoặc mưng mủ và có các lỗ rò làm thoát mủ vô khuẩn. Hạch nhỏ đi chậm, vẫn còn sò thấy được trong nhiều tháng. Trong một số trường hợp, có hoá mủ. Triệu chứng toàn thân nhẹ: sốt hoặc sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi. Có thể thấy mắt bị nhiễm, viêm kết mạc một bên và sưng hạch trước tai (hội chứng nhãn cầu-hạch của Parinaud), nổi ban dát sẩn, ban đỏ nút và sưng hạch trung thất.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xác định chẩn đoán bằng việc phát hiện các kháng thể kháng R. henselae bằng miễn dịch huỳnh quang; nuôi cấy khó; phản ứng PCR rất đặc hiệu. Phản ứng nội bì với kháng nguyên được làm từ hạch người mắc bệnh dương tính sau 48 giờ và còn dương tính trong vòng 4 năm. Tuy vậy, không nên dùng các test da thông thường do nguy cơ lây truyền virus viêm gan.

Điều trị

Điều trị triệu chứng. Tiến triển tự nhiên thường là tốt. Nếu các triệu chứng tồn tại dai dẳng, dùng erythromycin (cứ 6 giờ lại uống 250- 500 mg) hay doxycyclin (uống 100 mg ngày 2 lần) trong 3 tuần. Với các thể lan toả, kháng sinh được dùng trước hết theo đường tĩnh mạch, sau đó mối theo đường uống. Norfloxacin (cứ 12 giờ uống 400 mg) có thể có hiệu quả. Hiếm khi phải chọc hút hay cắt bỏ hạch.

GHI CHÚ: ở những người bị suy giảm miễn dịch – nhất là người mắc AIDS – bị nhiễm Rochalimaea (Bartonella) người ta đã ghi nhận các hội chứng dưới đây:

VIÊM MẠCH Ở DA DO VI KHUẨN: có các vết tím trở thành mảng rồi thành u cục, giổng như khối u Kaposi.

VIÊM MẠCH LAN TOẢ DO VI KHUÂN có tổn thương gan, lách, tuỷ xương, hạch bạch huyết và đôi khi hệ thần kinh trung ương. Sự lan toả kèm theo sốt, đau bụng và gày sút. Vi khuẩn có ở thành mạch máu và làm tế bào nội mạc tăng sinh.

BAN XUẤT HUYẾT ở GAN DO VI KHUÂN có các nang mạch máu của gan phát triển, gây đau bụng và có thể quan sát thấy các khối u trong gan khi chụp siêu âm cắt lớp hay cộng hưởng từ hạt nhân.

NHIỄM KHUẨN HUYẾT MẠN TÍNH

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận