Triệu chứng và điều trị hội chứng ruột kích thích

Bệnh tiêu hóa

ĐẠI CƯƠNG

Khái niệm

Hội chứng ruột kích thích: irritable bowel syndrome-IBS) là sự rối loạn chức năng của ruột có những đặc điểm đau bụng nhiều đợt trong năm, rối loạn đại tiện (đi phân lỏng nhiều lần trong ngày hoặc táo bón) kèm theo đầy bụng, chướng hơi. Các triệu chứng trên tái phát lại nhiều lần và có thể kéo dài nhiều năm nhưng sinh hoạt của bệnh nhân vẫn bình thường, không sút cân. Đây là bệnh dạ dày-ruột phổ biến nhất trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn phiền phức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên có thể kiểm soát bệnh bằng chế độ sinh hoạt ăn uống làm việc và sử dụng thuốc.

Lịch sử, dịch tễ

Hội chứng ruột kích thích đã được mô tả từ lâu năm. Ngay từ năm 1673 Guyon L. đã mô tả chứng đau bụng, chướng hoi (colique venteuse); đến năm 1830, Howslip J. đã điều trị có kết quả chứng co thắt đại tràng nguyên nhân cơ học gây táo bón. Sau đó theo triệu chứng nổi bật người ta gọi bằng nhiều tên khác nhau: viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, chứng đi lỏng xúc động, chứng đại tràng không ổn định, đại tràng kích thích (hoặc rối loạn thần kinh đại tràng). Năm 1962, Chaudray và Truelove là những người đầu tiên nghiên cứu lâm sàng của hội chứng ruột kích thích. Qua nghiên cứu, các tác giả nhận thấy không phải chỉ có đại ứàng bị kích thích mà cả ruột non cũng có vai trò quan trọng trong việc phát sinh các rối loạn, vì vậy nên người ta gọi là hội chứng ruột non kích thích hội chứng ruột kích thích (sysdrome de lintestin irriable hay irrable bowel sysdrom). Thực ra rối loạn thần kinh đại tràng và ruột non bị kích thích chỉ là hai mặt của một hội chứng. hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến trên thế giới, tỷ lệ rối loạn chức năng ruột trong người dân vào khoảng 17,1-23,1%; ứong đó: 14-18% là hội chứng ruột kích thích. Tuỵ nhiên, chỉ có 62-67% số bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích đến khám thầy thuốc vì thấy các triệu chứng tăng lên hoặc sợ bị ung thư… Ở Việt Nam, theo một số thống kê thì tỷ lệ hội chứng ruột kích thích tại phòng khám tiêu hóa khoảng 17-24%.

Nguyên nhân và sinh bệnh học

  • Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng, tuy nhiên người ta đã thấy:

Trạng thái thần kinh tâm thần căng thẳng (stress) làm cho các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích xuất hiện hoặc nặng thêm. Yếu tố tâm lý làm thay đổi vận động đại tràng.

Thực phẩm: nhiều người thấy rằng các triệu chứng của họ tăng lên khi ăn các loại thực phẩm như sữa chocolat, rượu, đồ uống có ga, một số loại trái cây và rau quả. Vai trò của dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp trong hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được hiểu rõ ràng, tuy nhiên khi bơm thức ăn mà bệnh nhân thường kiêng vì đau vào dạ dày thấy đa số bệnh nhân bị đi lỏng hoặc đau cùng với tăng lượng pros­taglandin E2 ờ hậu môn.

Nội tiết tố: phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích gấp đôi nam giới, những thay đổi nội tiết có thể đóng vai trò quan trọng vì nhiều phụ nữ thấy rằng các triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt.

Đau: có thể do lượng khí ở trong ruột làm căng giãn ống tiêu hoá, trong đó có đại tràng; hoặc khí phân bổ không đều trong ống tiêu hoá. Bằng thực nghiệm, khi kích thích phần trên ống tiêu hoá cũng gây ra đau, khi đưa ống soi vào cũng gây đau… Dùng máy ghi hoạt động điện cơ sở của đại tràng thấy tăng co bóp ở những bệnh nhân có táo bón và đau. Giảm co thắt ở nhóm có triệu chứng đi phân lỏng.

Các nguyên nhân tác động đến vận động của đại tràng:

+ Các thuốc propranolon, cholecystokinin, pentagastrin làm căng giãn đại tràng; serotonin làm tăng vận động của ruột non nhưng lại làm giảm vận động của đại tràng; glucagon làm co thắt đại tràng.

+ Sullivanet (1978) thấy phản xạ dạ dày-đại tràng xuất hiện chậm hơn và kéo dài hơn 40-80 phút ờ người có hội chứng ruột kích thích.

  • Vận chuyển của ruột non tăng lên ở người đi phân lỏng và chậm lại ở người táo bón và đau bụng.

Tóm lại: có nhiều yếu tố được đề cập nhưng hội chứng ruột kích thích có thể là kết quả của sự tác động qua lại của nhu động ruột hay thay đổi liên kết thần kinh giữa não và cơ quan tiêu hóa (dạ dày-ruột) gây ra những nhu động bất thường của ruột (quá nhanh hay quá chậm). Hội chứng ruột kích thích cũng xuất hiện sau một giai đoạn viêm dạ dày-ruột (giả thuyết viêm); hoặc cho rằng hội chứng ruột kích thích gây ra bởi sự dị ứng với thức ăn hoặc tính nhạy cảm đối với thức ăn, hay có liên quan đến yếu tố thần kinh nội tiết vì hội chứng ruột kích thích có thể nặng lên khi bị stress hoặc có kinh nguyệt.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng lâm sàng

  • Đặc điểm triệu của chứng hội chứng ruột kích thích biểu hiện là gián đoạn mạn tính các triệu chứng, bao gồm: đau bụng, rối loạn phân, mót rặn, bụng chứng căng và trung tiện quá mức.

Đau bụng gặp khoảng 90-96%, thường đau hố chậu trái hoặc quanh rốn, đi ngoài xong đau giảm nhưng thường không hết. Đau thường ê ẩm, khó chịu, tuy nhiên có khi đau nhiều phải đi cấp cứu. Theo Thompson W.G. (1980) thì đau trong hội chứng ruột kích thích có đặc điểm: có tính chất mạn tính, có từng cơn, từng đợt tái phát nhiều lần; đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được; có kèm theo thay đổi độ chắc của phân, kèm theo đầy hơi sình bụng, có cảm giác đại tiện chưa hết phân, phân có lẫn nhầy và ỉa giả, nóng ruột…

Đầy hơi có khoảng 80-85% bệnh nhân: đang ăn mới được nửa bữa đã có cảm giác đầy bụng phải ợ hay trung tiện mới dễ chịu, làm bệnh nhân không ăn được tiếp. Đầy hơi thường đi kèm với sôi bụng, có khi đại tràng co thành từng đoạn cứng, tự nhiên mất di chuyển theo khung đại tràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng trong bụng.

Rối loạn đại tiện

  • Rối loạn đại tiện: 85-100% bệnh nhân rối loạn kiểu đi lỏng hoặc táo bón.

+ Đi lỏng: thường buổi sáng dậy bệnh nhân bị đau quặn phải, đi đại tiện, sau khi ăn sáng lại muốn đi tiếp. Ngày có thể đi trên 3 lần, mỗi đợt vài ngày đến vài tuần, mỗi năm có nhiều đợt; dễ đi lỏng sau ăn thức ăn cá, cua, ốc, hến, sữa… hoặc sau khi căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ. Có người còn cảm thấy đau tức khó chịu ở hậu môn, mót rặn. Phân thường lỏng nát nhưng có thể đoạn đầu cứng, đoạn sau mới đi nát. Trong ngày, phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhầy, phân hầu như không có máu; khối lượng phân thường ít, có thể như phân mèo hoặc phân trẻ con.

+ Táo bón: bệnh nhân thường đi ngoài 3-4 ngày 1 lần hoặc hơn 1 tuần 1 lần, phân khô cứng thành cục nhỏ, lớp nhầy bám xung quanh. Trước khi đại tiện đau quặn, đi xong đỡ đau, thường đi ngoài phải ngồi rất lâu.

Sôi bụng: khoảng 55-69,6%, kèm theo muốn đi ngoài.

Đại tràng co thắt, thừng sigma (+) khoảng 40-57%.

Thần kinh: hồi hộp lo nghĩ, mất ngủ, suy nhược thần kinh, khoảng 50-60% nhức đầu cơn Migraine, ở nữ đau bụng khi hành kinh. Manning A.R. đã tập hợp hội chứng ruột kích thích có tất cả 15 triệu chứng, nhưng có 4 triệu chứng hay gặp là: đầy hơi, đau bụng kèm theo phân lỏng, đại tiện được thì giảm đau, đại tiện nhiều lần.

Những yếu tố ảnh hưởng tới hội chứng ruột kích thích:

+ Yếu tố làm nặng thêm: khoảng 1/3 số bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các thức ăn như sữa, pho mát, đồ rán, chocolat, bia, bắp cải, đậu; nhiều bệnh nhân phải kiêng ăn cá, cua, sữa, mỡ, trứng… Vai trò của chấn thương tâm lý-tình cảm (stress), căng thẳng thần kinh, mệt mỏi thể lực, mất ngủ, lo nghĩ… cũng làm nặng bệnh.

+ Yếu tố giảm nhẹ bệnh: ăn kiêng, sinh hoạt thoải mái, ít suy nghĩ, cân bằng làm việc với nghỉ ngơi hợp lý.

  • Poynard T. đã chia 7 triệu chứng trong hội chứng ruột kích thích, gồm:

+ Đau không có rối loạn đại tiện.

+ Đau đại tiện phân lỏng.

+ Đau táo bón.

+ Đau táo lỏng xen kẽ.

+ Đi lỏng không đau.

+ Táo bón không đau.

+ Táo lỏng xen kẽ không đau.

+ Khi ợ hơi, trung tiện được thì đau giảm.

  • Triệu chứng toàn thân và thực thể:

+ Toàn thân: ít giảm sút mặc dù bệnh kéo dài nhiều năm. Đa số sinh hoạt bình thường cân nặng giữ được ổn định, không có rối loạn qua xét nghiệm (nước, điện giải).

+ Khám bụng có thể đau bất kỳ chỗ nào, thường đau nhiều bên trái bụng. Vị trí bệnh nhân đau không tương xứng với vùng đau do khám gây nên, có khi không đau nhưng đi khám ấn lại thấy đau. Có thể sờ thấy thừng sigma, đoạn co thắt đại tràng khi day có thể mất.

Triệu chứng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Số lượng HC, BC, CTBC, máu lắng bình thường.

Phân: có trứng KST, không có amip, cấy phân (-).

Soi trực tràng, đại tràng: niêm mạc bình thường, có thể thấy đại tràng co thắt, tăng tiết nhầy.

Xquang: chụp khung đại hàng có thể thấy đại tràng hình ống, co thắt, các ngấn ngang đại tràng sâu, nhiều khi thấy thuốc trào ngược lên ruột non. Một sổ bệnh nhân có đoạn đại tràng co thắt cứng thành hình ống.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tiêu chảy và táo bón của hội chứng ruột kích thích có thể làm nặng thêm bệnh trĩ.

Do kiêng nhiều loại thực phẩm nên có thể không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Hội chứng ruột kích thích có thể làm cho hoạt động tình dục suy giảm, có thề gây đau đớn khi sinh hoạt.

Những tác động của IBS có thể dẫn đến chán nản hoặc thậm chí trầm cảm.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Trước tiên cần loại bỏ các bệnh có tổn thương thực thể đại tràng (xét nghiệm máu, sinh hoá, Xquang, nội soi).

Đứng trước một bệnh nhân rối loạn chức năng ruột nhiều năm, mà sinh hoạt vẫn bình thường, thể trạng không sút kém, các triệu chứng thường có nhiều trong khi các thăm dò xét nghiệm không thấy tổn thương thực thể.

Chẩn đoán phân biệt

Loại bỏ những bệnh nhân phân có máu, có sốt, sút cân nhanh, đi tiểu máu để tìm nguyên nhân tổn thương thực thể.

Phân biệt với một số bệnh tiêu hoá khác:

+ Viêm dạ dày-tá tràng (dựa vào Xquang, soi dạ dày).

+ Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn (phân có máu, cấy phân tìm amip, Shigella).

+ Lao hồi manh tràng: phản ứng lao (+).

+ Ung thư đại tràng (phân có máu, có hình ảnh tổn thương ung thư trên Xquang và nội soi).

Chẩn đoán nguyên nhân

Chẩn đoán nguyên nhân thường rất khó, có thể chỉ tìm thấy các yếu tố tham gia làm nặng bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

Tâm lý liệu pháp: giải thích động viên cho bệnh nhân hiểu rõ để kết hợp với thầy thuốc.

Không dùng lặp lại những thuốc kháng sinh cũ mà bệnh nhân đã dùng không hiệu quả.

Chế độ ăn: nhiều đạm, ít mỡ, không kiêng quá mức.

Các thuốc chữa triệu chứng

Tùy theo triệu chứng có thể sử dụng:

  • Nhóm chống đi lỏng: codein, diphenoxylat (diarsed), diphenoxylat, atropin… tùy triệu chứng; ngoài ra có thể dùng loperamid (imodium), cholestriramin. Chú ý tác dụng phụ của loperamid, codein, diphenoxylat là buồn nôn và nôn, mờ mắt, chóng mặt, đau bụng, lơ mơ, buồn ngủ, đau đầu, trầm cảm, táo bón.

+ Tegaserod (zelnorm) được dùng để điều trị ngắn hạn cho những phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích nếu táo bón là triệu chứng chính. Tegaserod kích thích nhu động ruột ở ống tiêu hóa làm giảm nguy cơ bị táo bón.

+ Alosetron (lotronex) được dùng điều trị ngắn hạn cho những phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích với triệu chứng tiêu chảy nặng, mạn tính và không đáp ứng với cách điều trị thông thường. Chú ý: không dùng cho nam giới.

Thuốc chống táo bón: ispaghula, microlax, psyllium, cám gạo.

Điều hoà vận động: debridat.

Thuốc chống co thắt: mebeverin (meteospasmyl).

Thuốc tăng co bóp: cisaprid, motilium-M.

Thuốc thần kinh: an thần (benzodiazepin), chống đau (dicyclomin), chống trầm cảm (amitiptylin), thuốc an thần gây ngủ không nên dùng kéo dài.

Có thể dùng châm cứu, xoa bóp để chữa đầy hơi, đau bụng.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn với chất lỏng; ăn nhiều các loại rau như xà lách, trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và súp-lơ có thể giúp kiểm soát táo bón; loại bỏ hoặc hạn chế thức ăn sinh hơi, đồ uống có ga.

Do hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính, triệu chứng lặp đi lặp lại theo thời gian và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, chế độ ăn và những yếu tố môi trường, ngoài ra lại không có cách điều trị nào có thể điều trị hoàn toàn hội chứng ruột kích thích; do đó cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ bệnh của mình, biết các yếu tố nặng bệnh và phối hợp tốt để điều trị.

PHÒNG BỆNH

Duy trì thể chất phù hợp giúp cải thiện chức năng ruột, tránh và hạn chế stress.

Ngừng hút thuốc.

Tránh cà phê, những thức ăn sinh hơi, những thức ăn nhiều gia vị và tất cả thức ăn gây rối loạn tiêu hóa.

Giảm hoặc tránh dùng rượu.

Tập phản xạ đi ngoài đúng giờ hàng ngày.

 

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận