Ỉa chảy

Định nghĩa

Bài tiết phân quá nhiều lần và phân quá lỏng (> 300 ml /24 giờ).

Hội chứng giống lỵ: phân có lẫn máu, lẫn mủ và chất nhày, kèm theo sốt.

Hội chứng giống tả: phân lỏng như nước, lượng quá nhiều, không có lẫn máu, không có chất nhày, không có mủ.

Phân loại theo sinh lý bệnh

ỈA CHẢY CHÊ TIẾT HOẶC RỈ VIÊM: tăng chế tiết chất dịch vào trong lòng ruột do niêm mạc ruột bị kích thích. Những nguyên nhân hay gặp nhất là: uống thuốc nhuận tràng (thuốc sổ) kích thích (ví dụ: dầu thầu dầu, phenolphtalein, đại hoàng, V..V…), nhiễm tác nhân vi khuẩn (hoặc độc tố của chúng hoặc ngoại độc tố, xem: viêm dạ dày ruột cấp tính), nhiễm virus (ví dụ: rotavirus, virus Norwalk), nhiễm ký sinh trùng, ruột có tổn thương viêm mạn tính (viêm trực- đại tràng loét xuất huyết, bệnh Crohn), các bệnh ruột rỉ viêm (xem bệnh này), u VIP (xem: hội chứng Werner-Morrison), tác dụng phụ của thuốc (ví dụ: theophyllin, colchicin, digoxin, Cimetidin, kháng sinh thiazid.

ỈA CHẤY THẤM THẤU: giảm hấp thu lại nước từ các chất ở trong ruột. Những nguyên nhân chính bao gồm: uống thuốc nhuận tràng có muối hoặc có lực hút thẩm thấu cao (lactulose, sorbitol), kém hấp thu những chất hydrat carbon hoặc chất mỡ, suy tuỵ tạng, giảm bề mặt hấp thu của niêm mạc ruột (cắt bỏ đoạn dài ruột, lỗ rò ruột), thiếu hụt enzym tiêu hoá (xem: không dung nạp disaccharid), bệnh spru nhiệt đới, nuốt kẹo cao su.

ỈA CHẤY TĂNG NHU ĐỘNG (biến đổi chuyển vận chất trong ruột): thường do các đợt chuyển từ táo bón sang ỉa chảy và ỉa chảy chức năng (xem từ này), do chứng đại tràng dễ bị kích thích, do bệnh thần kinh thực vật (ví dụ trong bệnh đái tháo đường), do bệnh Addison, bệnh Basedow, bệnh xơ cứng bì, hội chứng carcinoid (u tếbào ưa bạc ở ruột non), cắt bỏ tiểu tràng hoặc đại tràng.

ỈA CHẢY VIÊM NHIỄM KHUẨN: do nhiễm những mầm bệnh gây viêm ở niêm mạc ruột (ví dụ: Escherichia coli xâm nhập đường ruột, Entamoeba histolytica, Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni), ở những trường hợp này bệnh nhân thường chỉ đại tiện ít phân, có lẫn máu và lẫn mủ (có hồng cầu và bạch cầu trong phân).

ỈA CHẢY CẤP TÍNH (kéo dài dưới 2-3 tuần)

HỎI BỆNH THẤY BỆNH NHÂN CÓ THE ĂN PHẢI THựC PHAM nghi ngờ:

  • Nếu phân không lẫn máu hoặc bạch cầu:

+ Thời gian ủ bệnh ngắn (dưới 6-8 giờ): tìm cách phát hiện một độc tố ruột do nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc Bacillus cereus.

+ Thời kỳ ủ bệnh dài (hơn 6 giờ tối 24 giờ): tìm cách phát hiện viêm ruột do Clostridium perfringens, sinh sản trong thực phẩm là thịt bị hỏng.

  • Nếu phân có lẫn máu và/hoặc bạch cầu: tìm cách phát hiện bệnh do salmonella, do shigella, do nhiễm Campylobacter jejuni.

HỎI BỆNH THẤY BỆNH NHÂN ĐÃ TỚI NHỮNG VÙNG NHIỆT ĐỚI HOẶC Á NHIỆT ĐỚI

  • Nếu phân không lẫn máu, không có bạch cầu: cókhả năng bệnh nhân bị viêm ruột the nhiễm trực khuẩn coli sinh độc tố ruột, vốn là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh ỉa chảy ở người đi du lịch (xem bệnh này), hoặc bệnh do gardia,bệnh do virus, bệnh do Vibrio cholerae(bệnh tả).
  • Nếu phân có máu vi thể và hoặc có bạch cầu:phải làm các xét nghiệm vi khuẩn, ký sinh trùng, và có khi phải soi trực tràng để phát hiện bệnh do salmonella,do shigella,do amip, bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni hoặc do Yersinia enter

ỈA CHẤY NHIỄM KHUẨN, xem: ỉa chảy ở người đi du lịch và viêm dạ dày ruột cấp tính.

HỎI BỆNH BIẾT BỆNH NHÂN MỚI ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG SINH (XEM: VIÊM ĐẠI TRÀNG DO THUỐC KHÁNG SINH): tìm cách phát hiện viêm đại tràng sau khi dùng thuốc kháng sinh gây ra bởi Clostridium difficile và những độc tố sinh bệnh của vi khuẩn này. Trong trường hợp này, ỉa chảy xuất hiện sau một thời kỳ khoảng 6 tuần kể từ khi sử dụng thuốc kháng sinh.

ỉa chảy cấp tính đưa tới tình trạng cơ thể mất nước, mất các chất điện giải, và truy mạch, hay xảy ra nhất là ở trẻ em và người già. Có thể xuất hiện tình trạng nhiễm toan (nhiễm acid) vì mất HC03 (carbonat), và giảm natri huyết kèm theo giảm magiê huyết.

ỈA CHẢY MẠN TÍNH (kéo dài hơn 2-3 tuần)

ỈA CHẢY CHỨC NĂNG: ỉa chảy vừa phải, sau bữa ăn, hay mót, diễn biến đã lâu, thay đổi, đôi khi xảy ra từ lúc còn nhỏ tuổi, tình trạng toàn thân không bị ảnh hưởng, không bị gầy, đại tiện lỏng, có phân, đôi khi chứa những mảnh thức ăn chưa tiêu hoá, không có tổn thương thực thể.

Đánh giá một trường hợp ỉa chảy cấp tính ở người lớn
Đánh giá một trường hợp ỉa chảy cấp tính ở người lớn

ĐẠI TRÀNG DỄ BỊ KÍCH THÍCH (bệnh đại tràng chức năng): luân phiên giữa táo bón và ỉa chảy.

ỈA CHẢY DO THUỐC

  • Bệnh thuốc nhuận trạng(thuốc sổ): có thể khi hỏi bệnh, bệnh nhân không nhận là mình sử dụng lâu ngày các thuốc nhuận tràng kích thích, do đó khó chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên những xét nghiệm cận lâm sàng có thể phát hiện trong phân có quá nhiều những chất như phenolphtalein, bisacodyl, các muối Sulfat, magiê. Đại hoàng có thể phát hiện thấy trong nước tiểu.
  • Những thuốc khác\có thể gây ỉa chảy mạn tính là: thuốc kháng acid chứa muối magiê, thuốc chẹn beta, digitalis, quinidin, các muối kali, colchicin, allopurinol, biguanid, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chống ung thư. Các chất làm dịu vị giác có chứa đường mannitol hoặc

BỆNH THỰC THỂ CỦA BỘ MÁY TIÊU HOÁ: viêm dạ dày, ung thư đại tràng, viêm loét xuất huyết trực-đại tràng, bệnh Crohn, bệnh polyp trực-đại tràng, bệnh Whipple, các bệnh ứ mật, u carcinoid ở ruột, u VIP (u tiết nhiều VIP – Vasoactive Intestinal Peptid: peptid ruột vận mạch),

NHIỄM KHUẨN MẠN TÍNH HOẶC TÁI PHÁT: bệnh amip, bệnh do gardia, bệnh do Shigella, V..V…

NGUYÊN NHÂN NỘI TIẾT: ưu năng tuyến giáp trạng (bệnh Basedow), ung thư tuỷ tuyến giáp, hội chứng carcinoid, hội chứng Verner-Morrison, hội chứng Zollinger-Ellison, (u gastrin), bệnh Addison, nhược năng cận giáp trạng.

SUY GIẢM MIỄN DỊCH: ỉa chảy mạn tính xảy ra trong 50-90% số trường hợp bị bệnh AIDS, có thể gây ra bởi Salmonella hoặc Shigella, hoặc do một mầm bệnh cơ hội nào đó, nhất là các nguyên sinh động vật (Cryptospiridium, Isospora belli), các microsporidia (lớp trùng bào tử ký sinh trong tế bào), những vi khuẩn (Mycobacterium avium), virus (virus cự bào, virus bệnh herpes, adenovirus).

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC: bênh ỉa chảy “kẹo cao su” (do nhai nhiều kẹo cao su), hội chứng kém hấp thu, suy tuy tạng (bệnh nhân ỉa chảy nhiều phân, phân bóng, dính). Những bệnh nhiễm khuẩn biểu hiện bất thường khởi phát bởi triệu chứng ỉa chảy (ví dụ bệnh do brucella, do leptospira, do legionella). Hội chứng sau cắt dạ dày (tiếng Anh: dumping syndrome), cắt bỏ tiếu tràng hoặc đại trấng, Hội chứng quai ruột tịt (tăng sinh vi khuẩn).

Trong bệnh đái tháo đường tvp I, thường thấy bệnh nhân ỉa chảy vào ban đêm, kèm theo những triệu chứng thần kinh thực vật (giảm huyêt áp tư thế, ra mồ hôi).

Xét nghiệm bổ sung (xem: xét nghiệm phân): Trong trường hợp ỉa chảy cấp tính, nếu có máu ẩn hoặc bạch cầu trong phân thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm ruột. Xét nghiệm trực tiếp (nhuộm tiêu bản phân và soi kính hiển vi) tìm tụ cầu khuẩn, Campylobacter và Candida có thể cho kết quả dương tính. Trong những trường hợp ỉa chảy mạn tính, hỏi tiền sử bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm phân, nói chung chỉ cho phép định hướng chẩn đoán, cần phải tiếp tục làm các xét nghiệm theo huống chẩn đoán được cho là có khả năng: X quang (hình ảnh chuyển vận chất trong ruột, chụp X quang thụt baryt cản quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp động mạch), siêu âm, soi đại tràng, xét nghiệm khả năng hấp thu của ruột. Không nên quên tìm kiếm những bệnh hay có biến chứng là ỉa chảy mạn tính như bệnh đái tháo đường, ưu năng giáp trạng, bệnh xơ cứng bì, hội chứng carcinoid, và bệnh AIDS. ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, những đối tượng đồng tính luyến ái, và những người đã tới các vùng nhiệt đối thì bệnh do amip, do gardia, có thể là nguyên nhân gây ra ỉa chảy mạn tính. Nếu phát hiện thấy tăng chất mỡ trong phân bằng phương pháp nhuộm Soudan III hoặc bằng định lượng mỡ trong phân hàng ngày, thì đó là dấu hiệu của chứng kém hấp thu hoặc suy tuỵ tạng.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân gây ỉa chảy nếu đã phát hiện được. Trong đa số trường hợp ỉa chảy cấp tính, chỉ cần điều trị triệu chứng:

  • Bồi phụ nước bằng đường uống\phần lớn những hội chứng ỉa chảy cấp tính khỏi tự nhiên. Chỉ cần cho bệnh nhân uống nước canh có muối, nước trái cây, nước đường không có cà phê, tuỳ tình hình có thể cho uống các dung dịch đặc biệt để hồi phục nước bằng đường uống(xem từ này), để bù lại lượng nước, Na, K, C1 đã bị mất do ỉa chảy. Trong trường hợp cần thiết, thì phải phục hồi nước bằng truyền tĩnh mạch và bù lại các chất điện giải.
  • Thuốc giảm nhu động ruột: chống chỉ định dùng những thuốc chống ỉa chảy là dẫn xuất thuốc phiện (như codein, loperamid, diphenoxylat) trong những trường hợp ỉa chảy cấp tính, phân lẫn máu và/hoặc kèm theo sốt cao và ở trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Các chấp hấp phụ:than hoạt, kaolin, pectin, chất nhày (mucin) (tác dụng không chắc chắn).
  • Thuốc kháng sinh:chỉ sử dụng cho bệnh nhân bị ỉa chảy nặng khi đã xác định được mầm bệnh nhạy cảm với thuốc (xem: ỉa chảy ở người đi du lịch và viêm dạ dày ruột cấp tính).

Đại tiện mất chủ động: mất kiểm soát động tác đại tiện theo ý muôn có thể do những nguyên nhân sau:

  • Nếu cơ thắt hậu môn bình thường: đại tiện mất chủ động thường do ỉa chảy quá nặng, đôi khi do có khối phân hoặc do sa trực tràng.
  • Dị tật bẩm sinh ở hậu môn.
  • Đứt cơ thắt hậu môn do chấn thương: trong trường hợp gãy khung chậu, phẫu thuật ở hậu môn, chấn thương sản khoa, di chứng của phẫu thuật cắt trĩ.
  • Tổn thương thần kinh: tuỷ sống bị đứt hoặc chèn ép, tổn thương cả hai bên của các nhân hoặc các rễ dây thần kinh cùng, khối u của bó thần kinh đuôi ngựa. Bắt đầu sa sút trí tuệ.
  • Những thể vô căn thường có thời kỳ bị táo bón trưâc khi xảy ra đại tiện mất chủ động.

Điều trị: ăn, uống đủ nước, huấn luyện lại (tập luyện) động tác đại tiện, tập luyện đáy chậu (tầng sinh môn), có thể phải khâu lại cơ thắt hậu môn nếu cơ này bị dị tật.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây