Hướng chẩn đoán ở bệnh nhân nôn nhiều

Bệnh tiêu hóa
  • Hỏi: tính chất nôn và dấu hiệu kết hợp.
  • Khám lâm sàng.
  1. Nôn cấp
  • 2 chẩn đoán rõ ràng:
  • Thuốc: quá liều Quinin, Theophyline, Digitalin.
  • Có thai tuỳ vào bối cảnh lâm sàng.
  • Nguyên nhân tiêu hóa: đau bụng, ỉa chảy cấp, khám bụng bất thường.
  • Công thức máu, amylase máu, ECG, chụp bụng không chuẩn bị.
  • Bụng ngoại khoa: tắc ruột, viêm phúc mạc, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp.
  • Cấp cứu nội khoa: ỉa chảy cấp nhiễm trùng, cơn đau quặn gan, cơn đau quặn thận, bí đái.
  • Nguyên nhân thần kinh: (đau đầu, chóng mặt, dấu hiệu thần kinh khu trú ).
  • Chọc dịch não tuỷ tùy trường hợp, CT não.
  • Nguyên nhân: viêm màng não, xuất huyết não, khối u, áp xe não, Glaucome cấp, nhiễm độc co, bệnh Meniere, H/C Wallenberg
  • Nguyên nhân nội tiết – chuyển hóa:
  • Đường máu, calci máu, điện giải, creatimin máu.
  • Nguyên nhân: toan chuyển hóa, đái đường, tăng calci máu, suy thượng thận cấp. suy thận cấp
  • Xét nghiệm chung: điện giải, creatimin, khí máu.
  • Biến chứng:
  • Bệnh phổi do hít (hội chứng Mendelson).
  • Hội chứng Mallory – Weiss.
  • Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (hiếm).
  1. Nôn mạn tính: tái lại nhiều lần
  • Nội soi tiêu hóa cao, transit ruột, nội soi đại tràng, CT bụng, CT não.
  • Hẹp môn vị – tá tràng:
  • Do loét: Điều trị chống loét, giảm phù nề, nếu do sẹo ô loét Điều trị nội khoa không đỡ: mổ.
  • Nguyên nhân hiếm gặp: K hang vị, thân vị, chèn ép từ ngoài, hay u tụy xâm lấn vào tá tràng hay giả nang tụy­
  • Hẹp ruột non: khối u (Lymphome, hạch) viêm (Crohn, tia xạ) chèn ép bên ngoài (dây chằng, Carcinose).
  • Bệnh lý thần kinh thực vật: đái đưòng, Amylose (chậm tháo rỗng dạ dày khẳng định bằng đo thời gian đồng vị phóng xạ).
  • Bệnh lý thần kinh: tăng áp lực nội sọ, Migraine, nhiễm độc CO.
  • Nôn do tâm thần: chán ăn, hysterie.
  1. Điều trị
  • Điều trị căn nguyên.
  • Hút dịch dạ dày (nếu nôn nhiều kèm rối loạn ý thức).
  • Bồi phụ nưốc điện giải.
  • Thuốc tác động trung ương:
  • Primperan 10 mg X 1 – 2 ống X 3 ngày, tĩnh mạch / tiêm bắp có nguy cơ gây hội chứng ngoại tháp.
  • ức chế Recepteur 5 HT3 của Serotonin: chỉ định nôn sau phẫu thuật / sau hóa trị liệu: ví dụ Zophren 8 mg X 1 ống tĩnh mạch chậm 30 phút trước hóa trị liệu rồi ] viên X 2 lần / ngày X 2 – 5 ngày.
  • Thuốc điều hòa vận động ống tiêu hóa: tác động ngoại biên Prokinetic.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận