CHỨNG TĂNG TIẾT NƯỚC BỌT

Bệnh tiêu hóa

Chứng tăng tiết nước bọt hoặc chứng nhiều nước bọt là tình trạng tăng chế tiết nước bọt, thấy trong những trường hợp sau: Bệnh loạn thần kinh, bệnh nhược cơ, liệt hành não hoặc giả hành não, bệnh Parkinson, chậm phát triển tâm thần. Có thai. Nhiễm độc: thuỷ ngân, arsen, antimoan, phospho, iodur, bromur, pilocarpin. Có những tổn thương gây đau trong miệng. Điều trị: thuốc kháng tiết cholin.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

4 Comments

  1. Em chào các bác sĩ !
    Em bị bệnh tăng tiết nước bọt đã khoảng 10 năm.
    Em còn bị thêm bệnh viêm xoang từ năm em 7 tuổi.
    Bệnh viêm xoang của em giờ đã đỡ rồi, chỉ khi nào trời lạnh thì có hay chảy nước mũi, rồi em cũng khạc nhổ nhưng ngày chỉ vài lần, không nhiều ạ.
    Hồi bé em có tật nhổ nước bọt có thể vì thế mà giờ nó trở thành phản xạ có điều kiện.
    Em cũng quen một số người bị như em , họ cũng bị viêm xoang và hồi bé cũng có tật nhổ nước bọt.
    Các xét nghiệm máu và nước tiểu của em cho kết quả bình thường.
    Nội soi dạ dày thì HP âm tính. Polyp túi mật 3mm.
    Em đi hàn răng thì nha sĩ bảo nước bọt của em hơi đục, bình thường nước bọt ra nhiều thì ít bị sâu răng nhưng đằng này em bị sâu 6 chiếc, mặc dù em chăm đánh răng sáng và tối trước khi ngủ. Em còn súc miệng nước muối nữa.
    Có một người cũng bị giống em , anh ấy bị 2 năm rồi đi khám thì bác sĩ bảo bị rối loạn thần kinh thực vật. Em cũng hỏi một số người bị giống em và tự nhìn lại bản thân em thì em thấy có thể vấn đề là do tật nhổ nước bọt hồi nhỏ nó tạo thành thói quen tiết nước bọt này. Tất nhiên giờ lớn rồi em và những người khác không nhổ nữa nhưng nó cứ tiết ra và phải nuốt vào.
    Em đi khám đông y, bác sĩ bào nếu loại trừ các bệnh lý khác thì có thể do vấn đề thần kinh nên cần châm cứu kéo dài khoảng 7 ngày.

    Tình hình bệnh của em bây giờ là
    + Ngồi yên một mình thì nuốt nước bọt 1 phút- 1 phút 30s / lần
    + Nói chuyện, đọc sách (1 mình ) thì 20-30s/ lần, khi nói chuyện vs người khác thì khoảng 20-40s/ lần
    + Em nghĩ rằng khi nói thì miệng, lưỡi chuyển động nên nước bọt tiết ra nhiều hơn
    + Do em nuốt nhiều nên nhiều khi em cảm thấy hơi mệt mỏi.
    + Khi em mới đánh răng xong thì cảm thấy miệng không được sạch. Trong đầu em nghĩ ngay đến việc phải làm sạch miệng và nước bọt tiết ra. Và em đi lấy cốc nước súc miệng và uống nước. Sau đó thì em có cảm giác miệng đã sạch rồi nhưng nước bọt vẫn tiết ra.
    + Khi em tập trung chơi game mà không để ý đến nó thì nước bọt ra ít hơn chút.
    + Khi nằm ngửa đi ngủ thì khi đã chìm vào giấc ngủ thì em không biết nó có tiết ra nhiều không, nhưng em đoán rằng khi ngủ thì nó tiết ra ít trừ trường hợp em nằm sấp
    + Nếu em ăn uống gì thì nước bọt của em càng tiết ra nhiều hơn
    + Qua việc trò chuyện với những người cùng bị bệnh giống em và tự nhìn lại bản thân và chuẩn đoán của bác sĩ cho một người bị như em thì có thể là em bị rối loạn hệ thần kinh thực vật.Vậy có thể uống thuốc hay châm cứu để trị bệnh không ạ.

    Em đã từng nghĩ đến các phương pháp mà một số bác sĩ có gợi ý như tiêm botox hay phẫu thuật tuyến nước bọt,nhưng em không biết nó có gây hậu quả gì không và chi phí nó có lớn không ?

    Em đang rất hoang mang mong các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị giúp em với ạ.

    Reply
    1. Author

      chào bạn, rất thông cảm với bệnh tình của bạn, nguyên nhân có thể do thói quen cũng có thể do nguyên nhân khác mà gây tăng phản xạ tiết nước bọt, bạn nên bắt đầu bằng phương pháp điều trị y học cổ truyền như uống thuốc, châm cứu trước khi tìm đến các phương pháp ngoại khoa.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận