Trang chủBệnh tiểu đườngLâm sàng và điều trị hội chứng chuyển hóa

Lâm sàng và điều trị hội chứng chuyển hóa

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LÂM SÀNG

Trong thực tế hội chứng chuyển hóa được xem là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh, đặc biệt các bệnh trong lĩnh vực nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Sau đây chúng ta xem xét một số bệnh thường gặp.

  • Bệnh đái tháo đường typ 2

Mỗi cá thể có kháng insulin thường là yếu tố chỉ điểm dẫn đến đái tháo đường typ 2 trong tương lai.

Nghiên cứu tiền cứu Paris (Paris Prospective study) với 5.042 nam giới da trắng ở lứa tuổi trung niên cho thấy, những người có tình trạng tăng insulin máu khi đói, thường phát triển thành đái tháo đường typ 2 sau một thời gian, trung bình là 3 đến 4 năm.

Nghiên cứu ở quần thể người Micronesia (Nauru) thấy ở những người kháng insulin, có nồng độ C-peptid tăng song hành với nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ (của nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uổng).

Người ta đã dựa trên những kết quả này để đặt giả định là tình trạng kháng insulin có thể luôn kết hợp với bệnh đái tháo đường typ 2. Một nghiên cứu khác ở Mỹ với 714 người Mỹ gốc Mêhico. Nghiên cứu kéo dài trong 7 năm cũng đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa tình trạng kháng insulin và đái tháo đường typ 2.

  • Bệnh lý tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng kháng insulin – Hội chứng rối loạn chuyển hóa -Bệnh lý tim mạch.

Nghiên cứu Botnia với 4.483 người, lứa tuổi 35-70 (sống ở Phần Lan và Thụy Sỹ), được xác định là có hội chứng rối loạn chuyển hóa – theo tiêu chuẩn WHO. Các tiêu chí để chẩn đoán có bệnh mạch vành tim là có cơn đau thắt ngực, có nhồi máu cơ tim (cũ hoặc mới), đột quỵ. Điều dễ nhận thấy là, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 thường gắn liền với những bệnh tim mạch khác rất cao.

Ở một nghiên cứu khác người ta chia ra 2 nhóm, một nhóm gồm những người đái tháo đường typ 2 (DM2) có hội chứng rối loạn chuyển hóa (DMS); nhóm thứ 2 chỉ có đái tháo đường typ 2 không có rối loạn chuyển hóa. Hai nhóm này không có sự khác biệt về tuổi, giới, tình trạng quản lý glucose máu.

Kết quả nghiên cứu như sau:

DM2 + DMS Chỉ có DM2 p
Bệnh tim mạch 52% 21% <0,001
Albumin niệu 23% 7% 0,003
Bệnh thần kinh ngoại vi 16% 6% 0,048

Nghiên cứu này cũng chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng tăng HbA1c là yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh và microalbumin niệu.

Một nghiên cứu khác (Kuopio Ischacmic Heart Disease Risk Factor Study) ở 1.209 nam giới Phần Lan có hội chứng rối loạn chuyển hóa nhưng không mắc bệnh đái tháo đường, hoặc bệnh tim mạch. Thời gian theo dõi trung bình là 11,6 năm. Kết quả là tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tim hoặc bệnh mạch máu khác tăng cao gấp 3- 4 lần so với quần thể.

Trong hội chứng chuyển hóa, đặc biệt là ở người đái tháo đường typ 2 có kèm theo bệnh tim mạch, tình trạng tăng insulin máu và kháng insulin luôn có vai trò trung tâm trong sinh bệnh học của bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu tiến cứu Pari ở 6.903 nam giới lứa tuổi từ 43-53 cho thấy tình trạng tăng insulin máu lúc đói có tiên lượng rất chặt chẽ tới nguyên nhân tử vong do mạch vành tim (P<0,05). Cũng trong nghiên cứu này người ta còn thấy tăng insulin máu khi đói còn là một yếu tố nguy cơ độc lập với các nguyên nhân tử vong khác.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Điều trị béo phì và các rối loạn phân bố mỡ của cơ thể

Quan điểm điều trị béo phì là mục đích cơ bản được nhiều người tán thành, điển hình là ATP III. Theo quan niệm này việc điều trị phải đạt được mục đích là làm giảm cân. Giảm cân nặng sẽ làm giảm nồng độ LDL- c và Trigycerid, tăng nồng độ HDl-c; làm giảm huyết áp và điều hoà chuyển hóa glucose; làm giảm mức đề kháng insulin.

Gần đây có nhiều nghiên cứu đã chứng minh giảm cân làm giảm nồng độ CRP và PAI – 1. Như vậy giảm cân còn cải thiện được tình trạng dễ viêm nhiễm của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ tạo mảng xơ vữa. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống bệnh đái tháo đường typ 2 ở nhóm người có yếu tố nguy cơ cao. Song điều khó khăn là việc duy trì việc giảm cân như thế nào vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả đáng.

Đạt được mục đích điều trị kháng insulin

Với quan niệm kháng insulin là yếu tố quyết định then chốt trong hội chứng chuyển hóa thì mục đích cải thiện tình trạng kháng insulin sẽ được xem là mục đích hàng đầu. Người ta cũng thừa nhận việc giảm cân, tăng hoạt động thể lực cũng là những yếu tố chính để cải thiện tình trạng kháng insulin. về thuốc, cho đến nay nhóm metformin và glitazon là hai nhóm được xem là có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của insulin.

Đã có những nghiên cứu dùng metformin điều trị dự phòng tiến tới mắc đái tháo đường cho những người có nguy cơ cao. Kết quả cũng rất khả quan. Gần đây nhiều ý kiến cho rằng nên chỉ định rộng rãi metformin cho những người có hội chứng chuyển hóa.

Liệu pháp điều trị khi xem hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ đặc biệt

  • Rối loạn lipid máu gây xơ vữa mạch

Nhóm statin đựơc xem như có tác dụng làm giảm nồng độ LDL-C tốt nhất, thuốc còn làm giảm cả các apolipoprotein B.

Gần đây những nghiên cứa về íĩbrat cũng đang được tiến hành ở những người có rối loạn lipid máu – vữa xơ động mạch, có hội chứng chuyển hóa. Một vài nghiên cứu cho rằng sự kết hợp 2 nhóm thuốc này sẽ có lợi hơn, nhưng người ta vẫn lo ngại những tác dụng không mong muôn. Đặc biệt là những độc hại với gan có thể xảy ra khi kết hợp hai nhóm thuốc này trong điều trị.

  • Điều trị tăng huyết áp

Trong hội chứng chuyển hóa phần lớn tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện khi dùng các biện pháp thay đổi lối sống. Trong trường hợp phải dùng thuốc thì sử dụng theo phác đồ thông thường.

  • Điều trị những rối loạn đông máu

Không có thuốc đặc. hiệu để điều chỉnh các PAI – 1 và fibrinogen vì thế người ta dùng liệu pháp chỉnh tiểu cầu. Thông thường dùng aspirin liều thấp.

  • Điều trị tình trạng dễ viêm nhiễm

Việc phát hiện ra quá trình hình thành các mảng vữa xơ động mạch có vai trò rất quan trọng của CRP đã làm thay đổi hẳn quan niệm về bệnh lý này. Người ta cũng hy vọng việc điều trị giảm các CRP sẽ cải thiện được tiên lượng bệnh. Nhiều thuốc hạ lipid máu cũng có phản ứng tốt lên quá trình viêm nhiễm.

  • Điêu trị tình trạng tăng glucose máu

Xét về một khía cạnh nào đó, các rối loạn chuyển hóa glucose (nhẹ nhất là suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, nặng nhất là đái tháo đường) không chỉ là một tiêu chuẩn tạo ra hội chứng chuyển hóa, mà còn là tiêu chí để phân mức nặng nhẹ. Trong nhiều trường hợp những thay đổi về thành phần lipid máu sẽ trở lại bình thường khi tình trạng đái tháo đường được kiểm soát tốt.

Như vậy, hội chứng chuyển hóa gắn bó chặt chẽ với bệnh lý tim mạch, về mặt tiên lượng. Nếu xét về khía cạnh dự phòng hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường typ 2. Việc đưa OGT test làm nghiệm pháp chẩn đoán là cần thiết và nên được phổ biến rộng rãi.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây