1. Điện sợi cơ đơn (single fiber electromyography = SFEMG)
– Trong phương pháp ghi điện cơ thông thường bằng điện cực kim đồng tâm người ta thu được hoạt động điện của những sợi cơ nằm sát đầu điện cực (khoảng 20 sợi). Những sợi cơ này tạo ra những thành phần nhọn của điện thế đơn vị vận động.
– Để có được những kết quả khu trú hơn nữa về một phần rất nhỏ của đơn vị vận động người ta phải dùng phương pháp ghi điện cơ từng sợi (single fiber electromyography – SFEMG). Trong phần kim của SFEMG có một điện cực hoạt động là một lỗ nhỏ ở bên cạnh kim. Bán kính khảo sát của kim nhỏ hơn rõ rệt (chỉ khoảng 1 – 2 sợi) so với điện cực kim trong ghi EMG thông thường.
– Thực tế cho thấy 2 sợi cơ sẽ không nhận được đồng thời xung thần kinh từ tế bào sừng trước của nó, vì đoạn cuối của neuron đi tới chúng không đồng nhất. Độ phóng đại trên màn hình sẽ phải đặt là 1ms/ô thay vì 5 – 10ms/ô. Như vậy ta sẽ thấy mỗi sợi cơ sẽ có một thành phần điện thế riêng biệt, nói một cách khác mỗi một thành phần điện thế tương ứng với một sợi cơ trong bán kính khảo sát của điện cực kim trong EFEMG.
– Thông qua đó người ta có thể cung cấp cho một chỉ tiêu mà bằng điện cơ thông thường không thể có được, đo là “mật độ sợi cơ”, ở cơ bình thường thì đa số vị trí chỉ có 1 đến 2 va hiếm khi 3 sợi cơ ở cạnh nhau. Chỉ tiêu này người ta có thể dễ dàng khảo sát xác định bằng SFEMG. Người ta chỉ cần đêm số lượng các thành phần điện thế ở nhiều vị trí đo khác nhau (quy ước chung là 20 vị trí) của một cơ, sau đó tìm giá trị trung bình của chúng.
– Bình thường mật độ sợi cơ vào khoảng 1,5.
– Trong các quá trình tái phân bố thần kinh, mật độ sợi cơ sẽ cao hơn nhiều (điện thế có thể gồm có 6 thành phần hoặc nhiều hơn.
– Ngoài ra SFEMG còn cho thấy một điều kiện chẩn đoán rất tốt; đó là những thông tin trực tiếp về chức năng của tấm cùng vận động. Khi ta đưa một kim điện cực ghi điện sợi cơ vào một vị trí bất kỳ trong băp cơ và thấy có 2 thành phần điện thế, nếu quan sát kỹ và thường xuyên sẽ thấy rằng khoảng cách giữa thành phần điện thế thứ nhất và thành phần thứ 2 có biến động chút ít (dao động khoảng cách), người ta gọi sự dao động này là Jitter (hình 8.147).
Hình 8.147. Hình ảnh Jitter
Ở người bình thường độ lớn của Jitter vào khoảng 50)iS. Trong bệnh nhược cơ và trong hội chứng Lambert – Eaton, Jitter tăng rất rõ, thậm chí bị block hoàn toàn. Hiện tượng Jitter và blocking này là một chỉ tiêu chẩn đoán rất nhậy trong các bệnh về tấm cùng vận động.
Cũng có khi người ta quan sát thấy hiện tượng này trong các giai đoạn tương đối sớm của các quá trình tái phân bố thần kinh (kể cả trong các quá trình bệnh lý tại sừng trước tuỷ sống).
2. Ghi điện cơ lớn (macro – EMG)
Khi người ta muốn nghiên cứu một số lượng sợi cơ càng nhiều càng tốt của một đơn vị vận động để có được cái nhìn bao quát người ta dùng phương pháp nghiên cứu khác. Ngày xưa Buchthal đã dùng một cái kim rất lớn (gọi là đa điện cực = multielectroden). Với chiếc kim này tác giả có thể xuyên qua toàn bộ đơn vị vận động. Ngày nay người ta có thể vận dụng phương pháp Macro – EMG của E.stalberg. ở đây điện cực đo là toàn bộ phần vỏ của kim SFEMG, bán kính khảo sát của điện cực rộng bản đó bao quát được toàn bộ đơn vị vận động. Điện cực đối chiếu trong trường hợp này là phần vỏ của một điện cực đồng tâm được ghim dưới da (ngoài cơ). Trigger bằng signal nhận từ sợi cơ hoạt động bên cạnh thông qua điện cực SFEMG diện nhỏ. Các quá trình tái phân bố thần kinh thường gây tăng biên độ điện thể Macro – EMG.