Sa sút trí tuệ người cao tuổi – Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết

Bệnh tâm lý

Sa sút trí tuệ (dementia) là cụm từ dùng để mô tả một số bệnh rối loạn thực thể của não do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Những bệnh này có điểm chung là suy giảm chức năng tâm thần, đặc biệt là trí nhớ. Các triệu chứng của sa sút trí tuệ bao gồm: lặp đi lặp lại một số câu hỏi, quên những nơi quen thuộc, không có khả năng điều khiển hành động, mất khái niệm về thời gian, quên những người xung quanh và nơi chốn; lơ là trong việc bảo vệ, vệ sinh, dinh dưỡng cho bản thân. Những người sa sút trí tuệ bị mất khả năng ở các mức độ khác nhau, gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày và các quan hệ xã hội. Hai trong số những sa sút trí tuệ hay gặp nhất ở người cao tuổi là bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ đa nhồi máu (có khi còn gọi là sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu: Multi-infarct dementia). Bệnh thường tiến triển nặng dần, không suy giảm và cuối cùng là tử vong.

Sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già, không liên quan tới xã hội, kinh tế, dân tộc hoặc địa lý. Mặc dù tất cả mọi người đều có kiến thức về chứng sa sút trí tuệ nhưng khi mắc bệnh, họ không còn khả năng tự chăm sóc bản thân và cần sự giúp đỡ về mọi mặt trong cuộc sống hằng ngày. Cho tới nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh này.

ĐỊNH NGHĨA

Sa sút trí tuệ là cụm từ dùng để mô tả các triệu chứng xuất hiện do sự suy giảm chức năng của não.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Cho tới nay, các nhà khoa học chưa biết đầy đủ về nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ. Đây không phải là chứng bệnh do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều yếu tố tác động vào cơ thể ở các thời điểm khác nhau, trong đó, tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Từ tuổi 65 trở đi, cứ sau 5 năm, số lượng bệnh nhân lại tăng lên gấp đôi.

Tiền sử gia đình là một yếu tố quan trọng. Ví dụ: sa sút trí tuệ liên quan với hệ phả gần trong gia đình, sa sút trí tuệ hiếm gặp thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi là do di truyền. Phổ biến hơn là sa sút trí tuệ liên quan với phả hệ xa, loại này xảy ra muộn hơn và yếu tố di truyền không rõ ràng khi điều tra ở tất cả các gia đình. Có một gen được cho là gây ra chứng sa sút trí tuệ liên quan với phả hệ xa, được tạo ra từ một loại protein có tên là apolipoprotein E (ApoE). Ai cũng có gen ApoE, chúng giúp vận chuyển cholesterol trong máu, trong đó chỉ có khoảng 15% có nguy cơ gây ra chứng sa sút trí tuệ. Điều này có nghĩa là những gen khác cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ hoặc chống lại chứng sa sút trí tuệ nhưng cho tới nay vẫn chưa được phát hiện ra.

Ngoài ra, sự tác động của giáo dục, môi trường, những tác nhân gây ra các bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, phản ứng thuốc, chấn thương ở đầu… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu sớm quan trọng nhất của bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ thường xảy ra từ từ, triệu chứng của bệnh tăng dần theo tuổi, thường phát hiện ra khi bệnh đã nặng, do đó hiệu quả điều trị thấp. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một việc cần quan tâm.

Sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già
Sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già
  • Hay quên

hầu hết mọi người thỉnh thoảng quên tên, quên sự xuất hiện của mình hoặc quên chìa khóa, ví tiền… Nhưng người mắc chứng sa sút trí tuệ thì có thể bỏ quên đồ vật ở những nơi hoàn toàn không thể tìm ra. Ví dụ: bỏ quên bàn là trong tủ lạnh hoặc đồng hồ trong lọ đường.

Nếu việc này xuất hiện thường xuyên hơn kèm theo những rối loạn không thể giải thích được thì có nghĩa là trí nhớ của họ có vấn đề.

  • Các vấn đề về ngôn ngữ

Tất cả mọi người thỉnh thoảng cũng có khó khăn trong việc chọn đúng từ, nhưng những người mắc chứng sa sút trí tuệ thì thường xuyên không thể nhớ những từ đơn giản, thay vào đó họ sử dụng những từ không phù hợp để thay thế làm cho câu nói trở nên khó hiểu.

  • Các vấn đề định hướng không gian và thời gian

Bệnh nhân sa sút trí tuệ không thể định vị được về không gian và nhận biết về thời gian. Ví dụ: không biết nhà của họ ở đâu, họ đang ở đâu, tại sao họ đến đây và quay trở về nhà bằng cách nào.

  • Suy giảm khả năng phán đoán

Mọi người không phải lúc nào cũng chọn quần áo thích hợp với thời tiết, còn bệnh nhân sa sút trí tuệ thì có lúc mặc quần áo không thích hợp một chút nào. Ví dụ: họ mặc áo tắm trong cửa hàng hoặc áo khoác trong ngày nắng nóng.

  • Các vấn đề về suy nghĩ trừu tượng

Những người mắc chứng sa sút trí tuệ thường không nhận ra các con số và cũng không thể tính được những phép tính đơn giản.

  • Thay đổi tính khí và hành vi

Những người mắc chứng sa sút trí tuệ thường thay đổi tính khí đột ngột mà không có lý do.

  • Thay đổi nhân cách

Thông thường, khi tới tuổi già thì nhân cách của hầu hết mọi người đều có sự thay đổi đôi chút nhưng ở những người sa sút trí tuệ thì nhân cách thay đổi một cách đột ngột, rõ ràng hoặc thay đổi trong một thời gian dài. Ví dụ: một số người tính tình hòa nhã bất ngờ trở nên tức giận, đố kỵ hoặc rụt rè.

  • Mất khả năng thích nghi với công việc mới

Những người sa sút trí tuệ thỉnh thoảng bị mất hứng thú trong công việc, cảm thấy thoải mái với những thú vui riêng của họ mà hoàn toàn không thích những công việc mới.

Các biểu hiện của thời kỳ toàn phát

  • Mất trí nhớ ngày một tăng

Trí nhớ ngắn hạn (không thể nhớ những sự kiện mới).

Trí nhớ dài hạn (không thể nhớ những việc đã qua).

  • Không có khả năng tập trung
  • Suy giảm khả năng giải thích và phán đoán
  • ảo giác
  • Thay đổi cảm giác hoặc nhận thức
  • Giảm sự nhận biết

Không nhận ra người thân hoặc những người khác.

Không nhận ra cảnh vật cũ.

  • Thay đổi giấc ngủ

Mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ tăng dần theo tuổi
Tình trạng mất ngủ

Thèm ngủ.

Rối loạn giấc ngủ hoặc thay đổi chu kỳ thức – ngủ.

  • suy yếu hệ thống vận động tự động

Suy giảm chức năng của hệ thống vận động tự động (khó phối hợp động tác apraxia):

+ Không có khả năng nhắc lại các con số phức tạp,

+ Không có khả năng bắt chước bằng tay.

+ Không có khả năng tự mặc quần áo.

Thay đổi dáng đi.

Động tác không phù hợp.

Những rối loạn hệ thống vận động tự động khác.

  • Mất phương hướng

Mất phương hướng về thời gian, nơi chốn, quên người.

Mất phương hướng về thị giác và không gian.

Không có khả năng giải thích những gì xảy ra xung quanh minh.

  • Những vấn đề về tư duy

Không có khả năng tổng hợp.

Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng.

Khả năng tính toán bị rối loạn.

Mất khả năng học tập.

  • Rối loạn ngôn ngữ (mất khả năng nói hoặc khả năng hiểu ngôn ngữ từng phần hay toàn phần do bị chấn thương não – aphasia).

Không có khả năng diễn đạt bằng lời.

Không có khả năng đọc.

Không có khả năng viết,

Không có khả năng nói (trừ bệnh liệt cơ).

Không thể hình thành từ.

Không diễn đạt được mục tiêu cần nói.

Phát âm nghèo nàn.

Nói không thích hợp, dùng tiếng lóng hoặc sai từ.

Không có khả năng nhắc lại câu nói.

Lặp đi lặp lại những câu nói quen thuộc.

  • Thay đổi nhân cách

Dễ nổi cáu.

Giảm khả năng kiềm chế.

Lo lắng.

Chán nản cực độ.

Không có tính quả quyết.

Không nhường nhịn.

Không có khả năng tiếp nhận thông tin.

Sự tiếp nhận thông tin hoặc hành vi ứng xử không thích hợp.

Rút lui khỏi các hoạt động xã hội.

Không thể thực hiện các hoạt động xã hội hoặc của bản thân.

Không thể tiếp tục làm việc.

Giảm khả năng chăm sóc bản thân.

Giảm hứng thú trong các hoạt động hằng ngày.

  • Mất tính tự phát: bệnh nhân không thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Ngoài ra có hai triệu chứng có mối quan hệ với chứng sa sút trí tuệ, đó là:

Thay đổi khả năng chịu đựng (có thể tăng hoặc giảm).

Đại tiểu tiện không tự chủ.

CÁC TEST KIỂM TRA SA SÚT TRÍ TUỆ

Một kiểm tra về thần kinh có thể phát hiện  ra  những bất thường. Dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ bao gồm:

  • Các vấn đề về ngôn ngữ.
  • Mất phương hướng.
  • Thay đổi nhân cách.
  • Các vấn đề về thị giác và không gian.
  • Suy nghĩ chậm chạp.
  • Suy giảm chức năng hệ thống vận động tự động (khó phối hợp động tác – apraxia).
  • Rối loạn nhận thức.

Khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức.

  • Sức khỏe yếu.
  • Đại tiểu tiện không tự chủ.
  • Ngã.

Phạm vi của tổn thương và nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ có thế phát hiện bằng sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của các xét nghiệm sau:

  • Công thức máu.
  • Calci huyết thanh.
  • Các test kiểm tra chức năng tuyến giáp.
  • Chức năng gan.
  • Nồng độ vitamin B12.
  • Nồng độ thuốc hoặc cồn trong máu (loại trừ chất độc).
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Phân tích khí máu.
  • Rối loạn của các sóng điện não thể hiện trên điện não đồ.
  • Tổn thương thực thể não thể hiện trên phim CT Scanner sọ não, cộng hưởng từ sọ não (MRI), phân tích dịch não tủy (CSF).

Bệnh tâm lý
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận