Trang chủBệnh tâm lýCơ chế và ảnh hưởng của Ngáy ngủ

Cơ chế và ảnh hưởng của Ngáy ngủ

Định nghĩa và đo lường

Tiếng ngáy là một tiếng động gây ra trong giấc ngủ, thường trong thì hít vào đôi khi lẫn lộn với cả thì thở ra. Thông thường bệnh nhân không tự cảm nhận được nó.

– Cường độ ngáy có vẻ dao động tùy theo tiêu chuẩn và cách chẩn đoán được sử dụng.

Một số nơi đo tiếng ngáy bằng những microphone đặt ở vị trí 20 (1), 80 (2) hay 90 (3) cm cách đầu bệnh nhân ; một số khác sử dụng cảm biến gắn ở trước trán (4) cũng như ở vùng ức và vùng cổ (5). Phải nhìn nhận rằng hệ thống ghi các tín hiệu hiện chưa được chuẩn hóa và do vậy không thể thiết lập được một khuyến cáo khoa học chung. Cường độ từ 60 dB ở khoảng cách 1m (2) hoặc 80 dB (Rev Mal Respir 2006; 23 :7S40-7S47) đo bằng micro vùng cổ là những giá trị đang được chấp nhận hiện nay.

– Tần số là một đặc tính âm học khác của ngáy. Tần số thường ở mức 25 và 200, thậm chí 300 Hertz, tùy theo kỹ thuật ghi được sử dụng và vị trí micro. Khả năng thích nghi của thân nhân người bệnh có vẻ phụ thuộc vào tần số này : tần số càng cao thì khả năng thích ứng càng tốt hơn. Có sự cải thiện đem lại do các can thiệp phẫu thuật loại UVPP (tạo hình hầu, lưỡi gà và vòm khẩu cái) giúp thay đổi tần số ngáy.

Tóm lại, có thể giữ định nghĩa đưa ra bởi CID :

  • Cường độ tối thiểu : 76 dB (trong giới hạn của máy đo).
  • Dải tần số 20 – 200
  • Thời gian kéo dài trên 0,25 giây.

Độ nhạy của phép đo là 84% và độ đặc hiệu là 99%. Việc đo lường cũng đặt ra những vấn đề về chuẩn hóa như : thời gian, chỉ số (tính trên giờ), cường độ (cường độ trung bình, tối đa), tần số (số đêm trong tuần). Sự đo lường này có thể quan trọng đối với nghiên cứu nhưng lại ít quan trọng trong thực hành hằng ngày, khi mà than phiền (theo định nghĩa chủ quan) của người thân lại quan trọng hơn.

Dịch tễ học và cơ chế của ngáy

Những nghiên cứu đầu tiên năm 1980 chủ yếu dựa trên bảng câu hỏi cho vợ (chồng) hoặc những bảng tự đánh giá. Xin nhắc lại về sự tương đồng rất kém giữa hỏi bệnh với bệnh nhân và với người thân, trong đó thường thấy là sự phóng đại do người thân về mặt cường độ và tần số ngáy (6). Những nghiên cứu này quan sát thấy tỉ lệ bị ngáy thường xuyên dao động từ 4% đến 50% ở nam giới và 4% – 17% ở phụ nữ. Đối với ngáy không thường xuyên thì tỷ lệ này dao động giữa 17 và 60% ở nam giới và 13 – 17% ở phụ nữ. Tại Pháp, năm 2006 Teculescu thấy rằng có 35% những người ngáy thường xuyên dựa theo điều tra bằng bảng câu hỏi ở đàn ông độ tuổi trung niên (< 35 tuổi : 20% và > 35 tuổi : 55%).

Có vẻ như những bảng câu hỏi không đủ thỏa mãn để đánh giá chính xác về tỉ lệ người bị ngáy, bệnh nhân không tự cảm nhận, còn người thân thì phóng đại hoặc giảm nhẹ tùy theo than phiền chủ quan (Young, Chest 1991). Sự tương đồng yếu này đã được nêu lên bởi những phép đo khách quan cho bệnh ngáy trong quần thể chung (4, 7). Nếu theo phép đo khách quan cho ngáy được sử dụng (8) thì 81% người Úc từ 40 – 65 tuổi ngáy nhiều hơn 10% thời gian ban đêm và 22% số người này ngáy trong 50% thời gian ban đêm.

chế ngáy và những yếu tố nguy cơ

Ngay cả những nghiên cứu dịch tễ học cũng quan sát được một tỷ lệ rất dao động của ngáy, phù hợp với việc tìm ra một số yếu tố nguy cơ chung như :

  • Tuổi, tối đa vào khoảng 60 tuổi.
  • Giới tính : ưu thế ở đàn ông cho đến 60 tuổi.
  • Cân nặng : tần suất gấp đôi ở người béo phì.
  • Hút thuốc : viêm đường hô hấp trên ?
  • Rượu và thuốc dãn cơ, thuốc an thần +++.
  • Tắc nghẽn xoang mũi bất kể do nguyên nhân nào.
  • Tiền sử gia đình của chứng ngáy (cơ sở di truyền độc lập với những gien liên hệ với béo phì, vai trò có thể của hình thái mặt) (9).

Về cơ chế, ngáy gây ra bởi sự rung của vòm khẩu cái và thành hầu. Nó biểu hiện và khẳng định một sự tăng kháng lực của đường dẫn khí trên (x 7), là nguyên nhân của sự giảm khẩu kính của đoạn nối tiếp của hầu (tác dụng hút). Luồng khí không còn theo dạng tầng nữa (khi không có ma sát lẫn sự biến dạng) mà trở nên hỗn loạn và gây nên sự rung động của cấu trúc rung như lưỡi gà, thành hầu và vòm khẩu cái. Từ chỗ một tiếng ồn đơn giản gây khó chịu cho người ngáy lẫn người xung quanh, ngáy trở thành một dấu chỉ điểm tin cậy và đơn giản cho thầy thuốc để phát hiện những bệnh lý hô hấp dạng ngưng thở, hoặc sự tăng kháng lực vì đó là dấu chỉ điểm hữu ích để chẩn đoán SHRVS như chúng ta sẽ thấy.

Ngáy có hại cho sức khỏe không ?

Có nhiều yếu tố lẫn lộn giữa ngáy và tuổi, thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, cũng như là SAOS. Nhiều nghiên cứu cũ trước đây dựa vào bảng câu hỏi đã cho thấy có mối quan hệ giữa bệnh ngáy và tăng huyết áp. Tuy nhiên các nghiên cứu mới đây không tìm thấy mối quan hệ giữa hai bệnh này (10, 11). Dù rằng các nghiên cứu này không được thực  hiện  cho  bệnh mạch vành hay tai biến mạch não, nghiên cứu của Lindbergh năm 1998 đa không chứng minh được mối quan hệ giữa ngáy và tăng tỷ lệ tử vong. Do vậy hiện nay ngáy đơn thuần không phải là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch. Ngược lại, có mối quan hệ giữa bệnh ngáy và buồn ngủ qúa mức.

Theo Ulberg (12), người ngủ ngáy thường than phiền triệu chứng mệt mỏi bất thường nơi làm việc hơn người không bị ngáy. Thang điểm Epworth bất thường (>

  • gặp ở 26% người ngáy (Johns, Chest, 1993) (13). Trung bình là 8 ± 3,5 ở người ngáy so với 5,9 ± 2 ở nhóm chứng không bị ngáy. Theo Guilleminault, chứng buồn ngủ ban ngày qúa mức trên người ngáy là hậu qủa của giấc ngủ bị gián đoạn bởi các gắng sức hô hấp giúp vượt qua được sự gia tăng kháng lực đường thở. Vấn đề này đưa chúng ta đến hội chứng tăng kháng lực đường hô hấp trên sau đây.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây