Trang chủBệnh nhi khoaVật lý trị liệu chân khoèo bẩm sinh

Vật lý trị liệu chân khoèo bẩm sinh

I. ĐỊNH NGHĨA

Chân khoèo bẩm sinh là tật bàn chân áp, lật trong, vẹo gót vào trong, bàn chân ngựa. Đây là dị tật thường gặp nhất trong các dị tật về cơ quan vận động ở trẻ em.

II. NGUYÊN NHÂN

Do tư thế trong tử cung, do khiếm khuyết trong sự hình thành xương sên trong bào thai, có thể gặp trong hội chứng loạn dưỡng cơ khớp bẩm sinh, loạn sản sụn, thoát vị màng não tuỷ….

III. CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh

  • Thói quen sinh hoạt của mẹ trong thời gian mang thai (ngồi nhiều), mẹ có sử dụng thuốc gì hoặc có bệnh gì trong thời gian mang thai?
  • Trong gia đình có người bị dị tật bàn chân? Có dị tật gì khác?
  • Bệnh nhân đã được điều trị trước đó chưa? Có kèm theo dị tật khác?

Khám lâm sàng

Khi lượng giá bàn chân khoèo cần đánh giá:

  • Mức độ nhón gót của bàn chân.
  • Áp phần trước bàn chân.
  • Vẹo gót.
  • Xoay trong khối xương gót – bàn chân.
  • Nếp gấp sau gót.
  • Nếp gấp giữa ở bờ trong lòng bàn chân.
  • Độ lõm lòng bàn chân.
  • Độ co rút của ngón chân cái.
  • Lực cơ mác. Mức độ teo cơ vùng cẳng chân.
  • Trong trường hợp bảo tồn bằng nẹp:
  • Dựa vào thang điểm phân loại bàn chân khoèo của Diméglio (theo thang điểm 20) để lượng giá và phân loại mức độ nặng nhẹ của bàn chân nhằm đưa ra hướng điều trị, theo dõi kết quả và tiên lượ Có 4 mức độ:

Độ 1: biến dạng nhẹ chữa khỏi nhanh chóng bằng bảo tồn (20%).

Độ 2: biến dạng trung bình có thể chữa khỏi từng phần không cần phẫu thuật (30%).

Độ 3: biến dạng nặng, có thể cần phẫu thuật (40%).

Độ 4: biến dạng nặng, không chữa khỏi hoàn toàn, cần phẫu thuật (10%).

  • Trong trường hợp bảo tồn bằng phương pháp Ponseti (bó bột):

+ Dựa vào thang điểm Pirani để dự định số lần bó bột (4 hoặc 5 lần).

+ Dựa vào thang điểm Pirani trước mỗi lần bó bột để theo dõi kết quả và đưa ra quyết định cắt gân gót qua da hay phẫu thuật kéo dài gân gót.

+ Chỉ định cắt gân gót khi điểm đánh giá phần giữa bàn chân < 1, phần sau bàn chân > 1, đầu xương sên bị che phủ.

IV.    ĐIỀU TRỊ

Mục đích của việc điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh là nhằm ngăn ngừa co rút gân gót, ngăn ngừa biến dạng, chỉnh sửa bàn chân về tư thế đúng, gia tăng lực cơ. Các bước điều trị được tiến hành tùy theo phương pháp điều trị:

1.      Phương pháp bảo tồn bằng nẹp Denis – Brown và băng keo dán

  • Massage các cơ co rút.
  • Nắn chỉnh đầu xương sên vào đúng vị trí.
  • Tập mạnh cơ mác.
  • Nắn chỉnh và cố định bàn chân vào đế nhựa bằng băng keo trong trường hợp nhẹ hoặc giai đoạn đầu của trường hợp rất nặng
  • Cố định bằng nẹp Denis – Brown (với bàn chân xoay ra ngoài 70o).
  • Luôn nắn chỉnh áp, lật trong trước, sau đó mới chỉnh sửa bàn chân ngựa
  • Thay băng keo 3 lần/tuần
  • Sau khi ROM được cải thiện, cho bệnh nhân mang nẹp nhựa
  • Đến tuổi tập đi, cho trẻ mang nẹp
  • Luôn tái khám để theo dõi, ngăn ngừa tái phát.

2. Phương pháp Ponseti

  • Đánh giá bàn chân khoèo theo thang điểm Pirani trước mỗi lần bó bột để theo dõi kết quả, dự định số lần bó bột và quyết định cắt gân gót qua da.
  • Bó bột đùi bàn chân từ 5 – 7 ngày.
  • Sau đó ngâm bột để cắt và lại tiếp tục bó bột lần 2
  • Số lần bó bột tuỳ theo thang điểm Pirani (khoảng 3 – 4 lần).
  • Sau lần bó bột lần thứ 4, có thể gửi bác sĩ chỉnh hình để cắt gân qua da và tiếp tục bó bột lần thứ 5
  • Sau bột lần 5, cho mang nẹp 23 giờ/ngày (trong 3 tháng), sau đó mang nẹp 12 – 16h/ ngày (đến 2 – 3 tuổi), mang ban đêm đến 5 tuổi

3. Phẫu thuật

Các trường hợp nặng, điều trị trễ, bảo tồn thất bại sẽ gửi cho bác sĩ phẫu thuật. Sau khi cắt bột, tiếp tục tập vật lý trị liệu và mang nẹp AFO.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây