I. ĐẠI CƯƠNG
Bỏng do tổn thương mô mềm, nguyên nhân thường do nuớc sôi, lửa, xăng dầu, hoá chất, điện… Chương trình tập Vật Lý Trị Liệu nên bắt đầu sớm (vận động chủ động) sau khi qua giai đoạn sốc, tránh giai đoạn bất động kéo dài, nên đựơc vận động thường xuyên, ngay cả khi vết phỏng đã lành (từ 12 – 24 tháng sau khi phỏng).
II. PHÂN LOẠI
- Bỏng độ 1: tổn thương lớp sừng của biểu bì, lớp đỏ da như phỏng nắng, không để lại di chứ
- Bỏng độ 2 nông: có nổi bóng nước, tổn thương lớp sâu của biểu bì nhưng chưa tổn thương tiểu thể đáy.
- Bỏng độ 2 sâu: có vùng trắng lấm chấm đỏ, tổn thương một phần tiểu thể đáy.
- Bỏng độ 3: có vùng trắng, mất cảm giác, cứng, tổn thương hoàn toàn tiểu thể đáy. Tổn thương độ 2 sâu và độ 3 cần ghép da để vết phỏng lành tốt
III. CHẨN ĐOÁN
1. Hỏi bệnh
- Tham khảo hồ sơ bệnh án để tìm tác nhân gây phỏng, diện tích phỏng, mức độ phỏng, vị trí phỏng; Bệnh nhân đã được ghép da chưa? Đã ghép da bao nhiêu ngày? (trong trường hợp bệnh nhân nằm viện).
- Đối với bệnh nhân ngoại trú: hỏi thời gian phỏng cách nay bao lâu? Có phẫu thuật ghép da không? Thời gian bao lâu? Có tập vật lý trị liệu chưa?
2. Khám lâm sàng
- Vết phỏng đã lên mô hạt chưa?
- Có giới hạn ROM khớp không? Có teo cơ không?
- Các chức năng sinh hoạt có hạn chế không? (ngồi dậy, cầm nắm, đứng đi).
Bảng ước lượng diện tích phỏng theo LUND và BROWDER
TUỔI/VỊ TRÍ | 0 – 1 | 1 – 4 | 5 – 9 | 10 – 15 |
Đầu | 19% | 17% | 13% | 10% |
Cổ | 2% | 2% | 2% | 2% |
Thân trước | 13% | 13% | 13% | 13% |
Thân sau | 13% | 13% | 13% | 13% |
Mông (1 bên) | 2,5% | 2,5% | 2,5% | 2,5% |
Bộ phận sinh dục | 1% | 1% | 1% | 1% |
Cánh tay (1 bên) | 4% | 4% | 4% | 4% |
Cẳng tay (1 bên) | 3% | 3% | 3% | 3% |
Bàn tay (1 bên) | 2,5% | 2,5% | 2,5% | 2,5% |
Đùi (1 bên) | 5,5% | 6,5% | 8,5% | 8,5% |
Cẳng chân (1 bên) | 5% | 5% | 5,5% | 6% |
Bàn chân (1 bên) | 3,5% | 3,5% | 3,5% | 3,5% |
IV. ĐIỀU TRỊ
Trong điều trị phỏng, việc tập vật lý trị liệu nhằm mục đích: gia tăng tuần hoàn, ngăn ngừa biến chứng hô hấp, duy trì và tăng tầm vận động khớp, ngăn ngừa co rút, teo cơ, cứng khớp, tránh ngứa, khô da, ngăn ngừa sẹo dính, sẹo lồi, phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày, duy trì khả năng thăng bằng, duy trì và lấy lại tư thế đúng trong các hoạt động ngồi, đứng, đi. Tùy theo từng giai đoạn, chúng ta áp dụng chương trình tập khác nhau.
1. Trong giai đoạn sốc phỏng
- Đặt tư thế tốt
- Tập thở ngực, thở bụng, vật lý trị liệu hô hấp
2. Sau giai đoạn sốc phỏng
- Vận động thụ động, chủ động, trợ giúp, không đề kháng và kéo giãn nhẹ nhàng.
- Tập các chức năng bàn tay
- Huấn luyện chức năng di chuyển
- Nẹp kéo giãn để ngăn ngừa co rút.
- Băng thun ép hoặc mặc áo áp suất để ngăn ngừa sẹo lồi
- Massage cơ co thắt, thoa kem làm mềm da (khi vết phỏng đã lành).
3. Sau phẫu thuật ghép da
- Gồng cơ vùng bị bất động trong thời gian bất động
- Tập chủ động các vùng khác.
- Massage nhẹ nhàng (cọ sâu) vùng da ghép sau thời gian bất động
- Đi lại sớm (có mang băng thun nếu chi dưới là vùng bị phỏng hay vùng lấy da ghép).
- Tập chủ động, trợ giúp, kéo giãn nhẹ nhàng.
- Nẹp kéo giãn.