Trang chủBệnh nhi khoaPhục hồi chức năng cho trẻ bị dị tật bàn chân khoèo...

Phục hồi chức năng cho trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh

  • Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai gồm:

Rối loạn vị trí khớp giữa xương gót – sên – ghe và xương gót – hộp: xương ghe bị kéo vào trong về phía mắt cá trong; khớp gót – hộp bị trật vào trong; phần đầu, cổ xương sên kéo vào trong; phần sau của xương gót bị kéo ra ngoài; xương gót xoay trong.

Bất thường mô mềm và các cơ: chày sau, gập ngón dài, dây chằng gót – mác, sên – mác, bao sau khớp cổ chân bị ngắn và co rút.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Khép và nghiêng trong phần trước và phần giữa bàn chân. Đo góc nghiêng trong (Varus): góc tạo bởi trục xương chày và trục đi qua ngón II bằng thước đo tầm vận động của khớp.

Bàn chân ở tư thế thuổng (ở phần trước). Đo góc gập mặt lòng nghiêng trong (Equinus); góc tạo bởi trục xương chày và trục song song mép ngoài ngón V bằng thước đo tầm vận động của khớp.

Mép ngoài bàn chân cong do khớp xương gót – hộp bị kéo vào trong.

Nếp lằn da sau gót bàn chân rõ.

Nếp lằn da phần giữa bàn chân rõ: ngăn cơ khép và gập ngón cái.

Khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe không sờ thấy.

Ngắn ngón chân cái.

Teo cơ cẳng chân.

Dùng tay không thể gập mu, lòng bàn, nghiêng ngoài bàn chân để đưa bàn chân về vị trí trung gian.

Các dị tật khác kèm theo: trật khớp háng, cứng khớp gối, trật khớp xương bánh chè, cứng khớp khuỷu, bàn tay khoèo.

Xét nghiệm

  • Xquang

– Chụp khớp cổ chân và bàn chân (thẳng, nghiêng).

Phim Xquang Bình thường Bàn chân khoèo
Phim thẳng:

1. Góc sên – gót

2.  Góc sên – xương bàn ngón I

3.  Góc sên – xương bàn ngón V

25°-50°

0° đến-10° 0°

15°-0° <-20° -5° đến -20°
Phim nghiêng:

1. Góc sên – gót

2.  Góc chày – gót

25°-50° 40° đến -15° < 20° đến 0° >70°
  • Chụp khớp háng thẳng: khi có nghi ngờ trật khớp háng.
  • Siêu âm khớp háng: khi có nghi ngờ trật khớp háng.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Nguyên tắc

Can thịệp sớm ngay sau khi sinh bằng các biện pháp bó bột, băng dính…

PHCN toàn diện: bó bột chỉnh hình theo đợt, bài tập kéo giãn, nẹp chỉnh hình, phẫu thuật.

Phẫu thuật: khi bó bột không có kết quả hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi không có khả năng bó bột.

Các kỹ thuật cơ bản

Bó bột chỉnh hình

Chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán bàn chân khoèo bẩm sinh đến trước 12 tháng tuổi. Chống chỉ định: trẻ đến muộn sau 12 tháng có tổn thương bàn chân nặng.

Cán bộ thực hiện: bác sĩ PHCN, kỹ thuật viên VLTL — PHCN.

Nguyên liệu: vải cotton hoặc giấy vệ sinh, bó bột.

Thuốc: thuốc giảm đau (Paracetamol, efferangan…), thuốc khử trùng (Betadin).

Người bệnh: trẻ được nằm trên bàn bó bột, bộc lộ toàn bộ chi dưới.

Bó bột chỉnh hình: thời gian bó bột: 2 tuần/đợt X 8 – 10 đợt.

  • Các bước tiến hành sau:
  • Giai đoạn 1: Chỉnh bàn chân nghiêng trong dần dần.
  • Thời gian: 4 đợt đầu.
  • Kỹ thuật bó bột:
  • Quấn toàn bộ đùi, cẳng chân bằng vải cotton hoặc giấy vệ sinh.
  • Quấn bột toàn bộ bàn chân, cẳng chân và 1/2 dưới đùi ở tư thế:
  • Khớp gối gập 70°.
  • Nghiêng ngoài bàn chân dần dần để chỉnh về trung gian + gót thảng trục với xương chày.
  • Giữ nguyên bàn chân thuổng.
  • Giữ bàn chân ở tư thế này cho đến khi bột khô.
  • Cố định bột trong 2 tuần.
  • Tháo bột trước 1 ngày bó đợt tiếp, vệ sinh sạch chân trẻ rồi bôi betadin vào chỗ xước, loét.
  • Đánh giá: khi độ nghiêng trong bàn chân dần về 0° thì chuyển sang giai đoạn sau.
  • Giai đoạn 2: Chỉnh bàn chân thuổng dần về ở trong lúc giữ nguyên độ nghiêng trong ơ’
  • Thời gian: 4 đợt tiếp theo.
  • Kỹ thuật bó bột:
  • Quấn toàn bộ đùi, cẳng chân bằng vải cotton hoặc giấy vệ sinh.
  • Quấn bột toàn bộ bàn chân, cẳng chân và 1/2 dưới đùi.
  • Khớp gối gập 70°.
  • Gập mu bàn chân bằng tay dần dần + giữ nguyên Varus = 0°.
  • Giữ bàn chân ở tư thế này cho đến khi bột khô.
  • Cố định trong bột 2 tuần.
  • Tháo bột trước 1 ngày bó bột đợt sau, vệ sinh sạch chân trẻ rồi bôi betadin vào chỗ xước, loét.
  • Đánh giá: độ thuổng 0° + độ nghiêng trong 0° thì chuyển sang giai đoạn sau.
  • Giai đoạn 3: Chỉnh bàn chân về vị trí nghiêng ngoài 5° và gập mu bàn chân 5°
  • Thời gian: 2 lần cuối.
  • Kỹ thuật bó bột:
  • Quấn toàn bộ đùi, cẳng chân bằng vải cotton hoặc giấy vệ sinh.
  • Quấn bột toàn bộ bàn chân, cẳng chân và 1/2 dưới đùi.
  • Khớp gối gập 70° – 90°.
  • Gập mu bàn chân 5° + xoay ngoài bàn chân 5° (mép ngoài của bàn chân cao hơn mép trong).
  • Giữ bàn chân ở tư thế này cho đến khi bột khô.
  • Cố định trong bột 2 tuần.
  • Tháo bột + vệ sinh sạch chân trẻ rồi bôi betadin vào chỗ xước, loét.
  • Đánh giá: độ thuổng 0-5° + độ nghiêng trong 0-5° thì chuyển sang giai đoạn đeo nẹp.

Lưu ý:

  • Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân – bàn chân: tập trong lúc không bó bột giữa các đợt và trước khi bó bột.
  • Theo dõi sau bó bột tại nhà:

Nếu các ngón chân sưng, tím, đau thì cần tháo bột ngay tránh hoại tử.

Sau khi bột đã được tháo cần rửa sạch chân trẻ, rồi bôi betadin vào chỗ xước, loét.

Phương pháp dùng bảng hoặc buộc dây

  • Đặt trẻ nằm ngửa gập gối.
  • Quấn vải đệm lót quanh bàn chân, gối và đùi.
  • Quấn bảng dính phủ lên trên đệm lót từ mép ngoài bàn chân, lên mu bàn, xuống lòng bàn chân, qua gối sang phía bên kia (mặt trong đùi, cẳng chân).
  • Quấn băng dính lần 2 quanh cẳng chân để giữ băng dính lần 1.

Lưu ý:

Cứ 2 -3 ngày thít chặt thêm một lớp băng dính mới lên trên lớp cũ.

Sau 7 ngày tháo tất cả băng dính và đệm lót ra.

Ngày thứ 8 băng lại lần mới như cách mô tả trên.

Hằng ngày tập vận động bàn chân trong băng cho trẻ: bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân – bàn chân.

Nẹp chỉnh hình

Chỉ định khi đã hoàn chỉnh bó bột chỉnh hình theo đợt: độ thuổng 0 – 5°; độ nghiêng trong 0 – 5°.

Nẹp dưới gối bằng polypropylen không khớp + giầy hoặc dép bên ngoài: được chỉ định ngay sau khi tháo bột.

Thời gian đeo nẹp: cả ngày lẫn đêm, cứ 2 giờ tháo ra kiểm tra và xoa bóp nhẹ nhàng.

Kiểm tra nẹp định kỳ 2 tháng/lần hoặc khi nẹp chật.

Theo dõi và đánh giá thường quy cho đến khi 3 tuổi.

Vận động trị liệu

Bài tập 1: xoa bóp vùng ngón chân, mu bàn chân (cơ gấp mu các ngón chân) về phía dưới cẳng chân (cơ sinh đôi, dép).

Bài tập 2: Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp chân – bàn chân: làm theo thứ tự từ sau bàn chân đến trước bàn chân rồi khớp cổ chân.

+ Bước 1: kéo nhẹ xương gót xuống phía dưới (kéo giãn gân Asin).

+ Bước 2: kéo nhẹ xương gót ra phía ngoài (để sửa lại phần trước bàn chân bị nghiêng trong).

+ Bước 3: kéo nhẹ phần trước bàn chân về phía trước.

+ Bước 4: đẩy nhẹ xương sên ra phía sau và kéo nhẹ phần trước bàn chân ra phía ngoài để sửa lại phần trước bàn chân bị khép và nghiêng trong.

+ Bước 5: kéo nhẹ xương gót xuống dưới và đẩy phần trước bàn chân lên trên để sửa lại tư thế cổ chân bị gấp vào mặt lòng bàn chân.

+ Bước 6: chỉnh nghiêng trong bàn chân bằng nắn chỉnh 3 điểm: gót kéo ra ngoài + phần trước bàn chân kéo ra ngoài + phần giữa mép ngoài bàn chân đẩy vào trong.

THEO DÕI

Khi thực hiện kỹ thuật

Nếu trẻ khóc, tím tái, ngừng bó bột, cần khám bác sĩ.

Sau khi thực hiện kỹ thuật

Các dấu hiệu trật bột: các ngón chân, sưng, tím, đau, cần khám bác sĩ.

Tai biến và xử lý

  • Nếu các ngón chân sưng tím đau, cần tháo bột ngay tránh hoại tử.
  • Sau khi bột đã được tháo cần rửa sạch chân trẻ, rồi bôi betadin vào chỗ xước, loét…
  • Nếu có nhiễm trùng da: dùng kháng sinh.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây