Trang chủBệnh nhi khoaĐau bụng cấp ở trẻ em

Đau bụng cấp ở trẻ em

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Định nghĩa: đau bụng cấp là đau bụng vừa mới xảy ra đột ngột hoặc từ từ, diễn tiến tăng dần, đôi khi có lúc giảm, trên một trẻ trước đó khỏe mạnh, và không kéo dài quá 7 ngày, không có tiền căn chấn thương
  • Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong nhi khoa, chiếm khoảng 10% lý do nhập viện trong cấp cứu 2/3 đau bụng có nguyên nhân nội khoa và 1/3 có nguyên nhân ngoại khoa.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử

  • Bệnh cảnh: tuổi, bệnh mạn tính (như lao, bệnh lý huyết học,…), tiền căn phẫu thuật vùng bụng, giai đoạn dậy thì.
  • Các tính chất của cơn đau: thời gian xuất hiện cơn đau; khởi phát: đột ngột hay âm ỉ; vị trí đau, cường độ, hướng lan; yếu tố tăng giảm đau; tiến triển hiện tại của cơn đau: giảm, tăng hay không đổi (sau điều trị trước đó); các triệu chứng kèm theo: tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, thần kinh…

2. Khám

  • Tổng quát: tri giác, tổng trạng, dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở, nước tiểu
  • Bụng: bệnh nhi cởi hết quần áo, nằm ngửa, chân gập

+ Nhìn: vết bầm máu, sẹo mổ, vết trầy sát, vết thương thành bụng, dị vật, bụng chướng, bụng không thở, quai ruột nổi, da phù nề tấy đỏ.

+  sờ: một số điểm đau có giá trị chẩn đoán.

  • Điểm Mác Burney, điểm Lanz, điểm Clado đau trong ruột thừa viêm, sung huyết
  • Hố chậu phải (dấu hiệu cơ thăn, Rovsing): viêm ruột thừa
  • Vùng hạ sườn phải: viêm túi mật cấp
  • Điểm mũi ức: giun chui ống mật
  • Vùng tam giác Chauffard Rivet: bệnh đường mật chính hay tụy
  • Điểm Mayo Robson: viêm tụy cấp
  • Điểm niệu quản: cơn đau quặn thận
  • Phản ứng dội, cảm ứng phúc mạc, phản ứng thành bụng, co cứng thành bụng trong viêm phúc mạc
  • Khối u: vị trí, kích thước, hình dạng, mật độ, bề mặt, bờ, di động, đau
  • Gan, lách, thận
  • Thăm trực tràng.

Tiếng kêu Douglas: viêm phúc mạc, bụng có máu.

Túi cùng Douglas căng phồng: ápxe.

Thành phải  trực  tràng  đau:  viêm  ruột  thừa  tiểu khung, viêm phần phụ.

Trực tràng không có phân: tắc ruột

Máu dính găng: lồng ruột

+   Gõ: mất vùng đục trước gan, đục vùng thấp.

+   Nghe: ít có giá trị.

  • Khám cơ quan khác: hô hấp, tim mạch, tai mũi họng, tiết niệu- sinh dục, thần kinh, khớp, da.

3. Cận lâm sàng: được định hướng bởi khám lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: công thức máu, CRP Ion đồ, BUN, creatinin, Amylase, lipase, Bilirubin, alkaline phosphatase, transaminase…
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Siêu âm bụng có thể thấy: khối lồng ruột; hình ảnh ruột thừa viêm; khối thoát vị bẹn; dịch tự do/khu trú trong ổ bụng; hình ảnh viêm hạch mạc treo; sỏi, giun trong đường mật; thành túi mật dày trong viêm túi mật cấp; các tổn thương gan, lách, thận; các khối u trong ổ bụng
  • X-quang bụng không sửa soạn:

+   Liềm hơi dưới hoành trong thủng tạng rỗng.

+   Dịch trong khoang phúc mạc.

+   Quai ruột dãn với mực nước hơi trong tắc ruột hay viêm phúc mạc.

+   Quai ruột đơn độc trong liệt ruột phản ứng khi tiếp xúc với viêm trong khoang phúc mạc.

+   Các nốt vôi hóa à sỏi phân/sỏi tiết niệu/sỏi đường mật/ khối u, hạch vôi hóa…

+   Hình ảnh cắt cụt khung đại tràng trong trường hợp lồng ruột.

4. Chẩn đoán bệnh căn

  • Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và kết quả xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân.
  • Các nguyên nhân ngoại khoa thường gặp:

+   Lồng ruột cấp.

+   Viêm ruột thừa cấp.

+   Tắc ruột cơ học.

+   Thủng tạng rỗng.

+   Thoát vị bẹn nghẹt.

+   Xoắn tinh hoàn hay xoắn phần phụ.

– Cần loại một số trường hợp đau bụng có nguyên nhân không phải ngoại khoa: sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, Henoch Schonlein,…

III. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị theo bệnh căn đã chẩn đoán xác định
  • Theo dõi tại nhà với điều kiện:

+   Loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa.

+   Có thể liên hệ dễ dàng với gia đình.

+   Theo dõi đều đặn nhiệt độ, nước tiểu, và lưu thông ruột.

+   Thăm khám trẻ đều đặn có hệ thống.

– Nhập viện ngắn hạn: khi không thể xác định chẩn đoán ngay rõ ràng.

+   Nhịn ăn uống.

+   Quan sát thực tế cơn đau, theo dõi sự tiến triển qua thăm khám nhiều lần .

+   Xét nghiệm cận lâm sàng.

– Có ba tình huống xảy ra:

+   Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mới à chẩn đoán xác định.

+   Biến mất hoàn toàn cơn đau, nghĩ nhiều đến nguyên nhân như “co thắt” hay “tâm lý”.

+ Tồn tại một bệnh cảnh không rõ ràng đưa đến phải can thiệp phẫu thuật trong trường hợp đau bụng khu trú cố định, kèm với nôn ói, đôi khi rất khó khám, thậm chí có một phản ứng phúc mạc mơ hồ.

2. Phẫu thuật khi có chẩn đoán xác định hoặc không loại trừ được đau bụng do nguyên nhân ngoại khoa

Lưu đồ chẩn đoán bệnh căn đau bụng cấp trên trẻ nhũ nhi từ 6 tháng đến 2 tuổi

Đau bụng cấp ở trẻ em

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây