Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị túi sa niệu quản ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị túi sa niệu quản ở trẻ em

Túi sa niệu quản là giãn thành nang của đoạn cuối niệu quản nằm trong thành bàng quang. Husmann chia túi sa niệu quản thành các loại sau:

  • Túi sa niệu quản trên niệu quản đơn.
  • Túi sa niệu quản trên thận niệu quản đôi. Túi sa thuộc niệu quản dẫn lưu đơn vị thận trên.
  • Túi sa niệu quản trong lòng bàng quang. Túi sa nằm hoàn toàn trong lòng bàng quang thường xuất hiện trên niệu quản đơn.
  • Túi sa niệu quản dạng manh tràng. Lỗ niệu quản nằm trong bàng quang nhưng một phần túi sa lan rộng theo đường dưới niêm mạc xuống cổ bàng quang hoặc niệu đạo.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là biểu hiện hay gặp nhất. Nhiều bệnh nhân có thể biểu hiện bằng đái khó, đái tắc từng lúc, đái đau hoặc đái máu. Bí đái hay gặp ở trẻ gái. Đái rỉ có thể gặp do viêm bàng quang phối hợp hoặc khối u làm cho cổ bàng quang bị giãn.
  • Khối u sa ra ngoài bàng quang, ở con trai, khối sa không bao giờ vượt quá vách tiết niệu sinh dục. Vì vậy chỉ gây tắc niệu đạo hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, ở con gái, khối u có thể sa ra ngoài miệng sáo dưới dạng một khối thể nang to hoặc nhỏ, mặt nhẵn đều, hồng nhạt.

Xét nghiệm

  • Siêu âm

Các số liệu bao gồm hình ảnh nang có ranh giới rõ nằm trong lòng bàng quang tiếp nối với một niệu quản giãn, ngoài ra còn có thể thấy hình ảnh của thận niệu quản đôi và ứ nước đơn vị thận trên.

  • Chụp bàng quang niệu đạo.

Vùng khuyết trong lòng bàng quang bờ đều và nhẵn.

  • Chụp UIV đánh giá chức năng thận, hình thái thận niệu quản và hình khuyết trong bàng quang.
  • Chụp thận đồ bằng đồng vị phóng xạ nếu có điều kiện.
  • Cấy nước tiểu.
  • Các xét nghiệm cần thiết cho phẫu thuật.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị túi sa niệu quản trên thận niệu quản đơn

  • Thì đầu: mở túi sa niệu quản bằng nội soi. Sau mổ theo dõi lâm sàng, chụp lại bàng quang và UIV để đánh giá chức năng thận, phát hiện luồng trào ngược bàng quang – niệu quản. Nếu lâm sàng tiến triển tốt, chụp bàng quang – niệu quản hết túi sa, không có luồng trào ngược bàng quang – niệu quản thì tiếp tục theo dõi bệnh nhân.
  • Mô thì hai: trồng lại niệu quản nếu có chụp bàng quang có trào ngược bàng quang niệu quản cắt thận và niệu quản nếu thận không còn chức năng.

Điều trị túi sa niệu quản trên thận niệu quản đôi

Cắt thận và niệu quản:

  • Thì 1: cắt túi niệu quản bằng nội soi.
  • Chụp urv, bàng quang sau 3 tháng.

+ cắt thận niệu quản khi thận không còn chức năng. Niệu quản cắt càng thấp càng để ngỏ phần tận cùng niệu quản nếu không có luồng trào ngược bàng quang niệu quản.

+ Trồng lại cả hai niệu quản nếu thận còn – chức năng nhưng có trào ngược vào niệu quản có túi sa.

+ Mỗ bàng quang, cắt bỏ túi sa niệu quản. Phẫu tích và trồng lại cả hai niệu quản theo kỹ thuật Cohen.

+ Tiếp tục theo dõi nếu thận có chức năng, chụp bàng quang không có túi sa, không có trào ngược bàng quang – niệu quản.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây