Chẩn đoán và điều trị thiếu VITAMIN A ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Thiếu vitamin A là tình trạng bệnh lý được biểu hiện ở mắt, da và toàn thân, xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin A (do chế độ ăn thiếu vitamin A hoặc do rối loạn hấp thu vitamin A).

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Mắt

Triệu chứng sớm: quáng gà là dấu hiệu đầu tiên của thiếu vitamin A. Tổn thương giác mạc; kết mạc: khô mắt, vệt Bitot.

Cuối cùng là loét giác mạc.

Tiến triển CUỐI cùng gây ra biến chứng nhiễm trùng và mù do mờ giác mạc tiến triển hoặc là thuỷ tinh bị phá huỷ.

Biểu hiện tổn thương ở da

Da bị khô do teo tuyến nhờn dưới da và các tuyến tiết nhày, do vậy có hiện tượng tăng sừng hoá. Những tổn thương này tập trung chủ yếu ở mặt ngoài của chi trên.

Biểu hiện toàn thân

Thiếu vitamin A dễ dẫn đến nhiễm sởi và các bệnh đường hô hấp.

Ở những trẻ SDD bị mắc sởi hoặc tiêu chảy kéo dài hoặc viêm phổi dai dẳng:

Cần nghĩ đến thiếu vitamin A.

Xét nghiệm

Xét nghiệm sinh hoá: bằng định lượng trực tiếp vitamin A, có thể thăm dò tình trạng sinh học của vitamin A bằng nhiều cách:

  • Định lượng trong máu

– Định lượng retinol trong huyết tương: bình thường > 300µg/1, ở bệnh nhân thiếu vitamin A thì định lượng < 100pg/1.

  • Định lượng RBP của huyết tương: RBP gắn retinol ở người lớn 40-50pg/ml. Nếu thiếu RBP toàn phần giảm 50% và phần lớn tìm được ở dạng tự do.
  • Định lượng retinol của gan là phương pháp tốt nhất để đánh giá tình trạng thiếu vitamin A. Bình thường 20-200µg/g mô gan. Định lượng này cần tiến hành sinh thiết gan do vậy nó là phương pháp không phổ biến.
  • Các test thăm dò chức năng
  • Test tăng gánh: (test RDR-Relative Dose Response): bằng cách định lượng retinol huyết tương trước (To) và sau 5 giờ (T5) sau khi dùng 1 liều 1500 UI vitamin A uống. Sự tăng retinol trong máu sẽ yếu khi dự trữ trong gan bình thường và tăng mạnh nếu dự trữ trong gan bị giảm. Kết quả được biểu hiện bằng % = (T5-T0).100/T5.
Tình trạng Retinol máu |xg/l Retinol gan pg/l Test RDR
Bình thường >300 20-200 < 20%
Nghi ngờ 100-300 5-20 50-20%
Thiếu < 100 <5 > 50%

Hỏi chế độ ăn: là yếu tố góp phần chẩn đoán, cho phép đánh giá mức độ nhập vào vitamin A và xác định chính xác cơ chế thiếu vitamin Ạ (do ăn không đủ, không hấp thu…).

Tóm lại: OMS khuyên sử dụng ngay lập tức nhiều phương pháp thăm dò (LS, sinh học, nuôi dưỡng) để đánh giá mức độ nguy cơ.

ĐIỀU TRỊ

Tổn thương ở mắt

Trẻ < 1 tuổi: Ngày 1: 100.000UI Ngày 2: 100.000ƯI Ngày 14: 100.000UI

Trẻ > 1 tuổi: liều gấp đôi so với trẻ < 1 tuổi.

Chú ý: Trẻ có nôn, tiêu chảy dùng vitamin A bằng đường tiêm, liều tiêm bằng 1/2 liều uống.

Nhỏ mắt bằng choloramphenicol 0,4%; nhỏ 2 lần/ngày.

Suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi kéo dài (không có tổn thương ở mắt)

Cho một liều vitamin A duy nhất theo tuổi:

Trẻ < 6 tháng (không có sữa mẹ): 50.000UI Trẻ < 1 tuổi: 100.000UI Trẻ > 1 tuổi: 200.000UI

PHÒNG BỆNH

  • Ăn uống cân đối.
  • Uống vitamin A liều cao:

Trẻ < 6 tháng, nuôi nhân tạo: 50.000UI/1 lần duy nhất.

Trẻ < 1 tuổi: 100.000UI/6 tháng/1 lần Trẻ > 1 tuổi: 200.000UI/6 tháng/1 lần

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận