Chẩn đoán và điều trị rối loạn dạng cơ thể ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Rối loạn dạng cơ thể là những rối loạn cảm giác đơn lẻ hoặc nhiều loại mà bệnh nhân than phiền nhưng không có bằng chứng thực tổn.

CHẨN ĐOÁN

Những biểu hiện thường gặp là bệnh nhân có những than phiền như:

  • Các chứng đau: đau đầu, đau bụng, đau khớp, đau lưng.
  • Chóng mặt.
  • Đánh trống ngực.
  • Cảm giác tê, khó chịu.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Lo âu hoặc trầm cảm.

Những than phiền này thường đa dạng, tái diễn và kéo dài.

Người bệnh và gia đình rất lo lắng, khám nhiều nơi làm nhiều xét nghiệm.

Người bệnh thường ăn ít, ngủ kém, giảm hoạt động, luôn mệt mỏi, hay khóc lóc rên rỉ, giảm sút học tập, lệ thuộc vào gia đình.

Nghĩ tới chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể khi:

  1. Có nhiều triệu chứng cơ thể nhưng không có bằng chứng thực tổn.
  2. Người bệnh quan tâm quá mức về bệnh lý cơ thể.
  3. Người bệnh khám bệnh và tư vấn nhiều bác sĩ, làm nhiều xét nghiệm kết quả đều bình thường.
  4. Người bệnh có thể đã được điều trị triệu chứng của bệnh nội khoa nhưng tình trạng bệnh lý ít cải thiện.
  5. Tìm hiểu các yếu tố nguyên nhân thường gặp là:

Gia đình: bố mẹ và gia đình có mâu thuẫn, ly hôn, ly thân, tang tóc hoặc có bệnh mạn tính.

Phương pháp giáo dục: quá chiều chuông, quá nghiêm khắc, ngược đãi hoặc bỏ mặc con cái.

Các sang chấn tâm lý khác: áp lực về học tập, chuyển chỗ ở hoặc chuyển trường, khởi đầu có bệnh lý cơ thể, yếu tố y sinh (khám nhiều bác sĩ, làm nhiều xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị quá mức gây lo âu).

Yếu tố khí chất, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

  1. Cần chẩn đoán phân biệt với trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, rối loạn lo âu và các loạn thần khác.

Kế hoạch can thiệp

  1. Khám thực thể (nội khoa, thần kinh).
  2. Làm một số xét nghiệm cần thiết để loại trừ thực tổn.
  3. Làm test tâm lý: test lo âu, trầm cảm, hành vi cảm xúc, trí tuệ.
  4. Trị liệu tâm lý.
  • Nhận định những triệu chứng của bệnh nhân là có thực, đưa vào trị liệu.
  • Yêu cầu bệnh nhân ghi nhật ký về hoàn cảnh, cảm xúc là hành vi đi kèm với sự tăng giảm triệu chứng.
  • Lập kế hoạch trị liệu hành vi:

Xếp bậc thang thứ tự những trắc nghiệm.

  • Luyện tập thư giãn (thở bụng, giãn cơ).
  • Tham vấn tâm lý cho bệnh nhân và gia đình.
  1. Một số bệnh nhân được điều trị thuốc chống trầm cảm (amitriptilin) và thuốc giải lo âu (seduxen) trong một thời gian ngắn.
  2. Điều trị hỗ trợ: vui chơi nhóm, hướng dẫn bệnh nhân và gia đình chấp nhận tình trạng hiện tại, tạo điều kiện để bệnh nhân thích nghi với cuộc sống bình thường.

TIÊU CHUẨN RA VIỆN VÀ THEO DÕI NGOẠI TRÚ

Bệnh nhân được ra viện khi các triệu chứng thuyên giảm, nhận thức được cải thiện và được hẹn khám định kỳ.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận