Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị phẫu thuật bàn chân khoèo bẩm sinh...

Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em

Hình thái tổn thương chung của bàn chân khoèo thường thấy với bàn chân thuổng khép, ngửa và lõm. Tuy nhiên còn một số tổn thương ít gặp là hình thái xoáy trong xương chày.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Bàn chân thuổng, khép, ngửa.

Chú ý một số biến dạng kết hợp: lõm, xoay trong của cẳng chân.

Xquang

Đánh giá góc tạo thành giữa trục xương sên – gót.

Đánh giá tia trong: trục xương sên, thuyền, chêm I, xương bàn I.

Đánh giá tia ngoài: trục xương gót, hộp, xương bàn V.

ĐIỀU TRỊ

Có hai phương pháp điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh: điều trị bảo tồn bằng nắn, băng bột và phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn bằng nắn, băng bột

Nguyên tắc

Điều trị tại nhà hộ sinh, một vài ngày sau khi trẻ ra đời.

Bàn chân có khả năng đưa biến dạng Virus thụ động về vị trí trung gian (0°).

Nắn chỉnh và băng, bột từng thì; ưu tiên sửa chữa biến dạng vẹo trong và ngửa.

Hướng dẫn cho cha mẹ bệnh nhân có thể tự nắn, băng và theo dõi trong quá trình điều trị.

Đánh giá kết quả khách quan sau 6 lần thay bột (2 tuần một lần thay bột) và có thể sau 3 đến 5 tháng; những trường hợp tiến triển kém hoặc đáp ứng chậm cần được chỉ định phẫu thuật.

Không nắn chỉnh và băng bột với trẻ co cứng dính khớp nhiều nơi bẩm sinh.

Kỹ thuật

Kỹ thuật Kite 1932

Nắn chỉnh nhẹ nhàng các biến dạng bàn chân.

Bó bột đùi, bàn chân. Sau 3-4 ngày cắt bột hình “múi cam”, hình “chêm” mặt ngoài bàn chân để chỉnh dần Varus.

Hết biến dạng Varus, lại tiếp tục cắt “chêm”, “múi cam” phía mu cổ chân, chỉnh thuổng bàn chần.

Kỹ thuật Sturin v. 1955

Thì 1: nắn chỉnh và bột từ 1-3 trên cẳng chân xuống tới khớp Lisíran. Nắn chỉnh vị trí khép lại tại khớp này, bột từ 1/3 trên cẳng chân tới ngón chân.

Thì 2: cắt băng bột của thì 1 từ 1/3 trên cẳng chân tới khớp Chopart, nắn chỉnh tư thế thuổng bàn chân.

Phẫu thuật

Nguyên tắc

Điều trị, nắn chỉnh và băng bột thất bại hoặc biến dạng bàn chân đáp ứng kém, chậm.

Phẫu thuật được thực hiện càng sớm (theo tuổi) kết quả càng tốt, kỹ thuật càng đơn giản.

Thực hiện phẫu thuật nhẹ nhàng tránh tổn thương mặt sụn khớp và tâm cốt hoá.

Đánh giá mức độ biến dạng và tổn thương giải phẫu bệnh cần được kết hợp giữa lâm sàng và Xquang. Trên cơ sở tổn thương này lựa chọn kỹ thuật thích hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Lựa chọn kỹ thuật thực hiện trên trẻ cần hạn chế mức độ tối đa thực hiện trên xương.

Làm dài gân cơ, chuyển gần cơ tránh quá mức; tạo cân bằng lực cơ, không gây biến dạng ngược lại biến dạng ban đầu.

Bất động bột trong 3-5 tháng, sau bỏ bột trẻ cần được đi giầy chỉnh hình, điều trị vật lý phục hồi chức năng bàn chân.

Thực hiện kỹ thuật tuân thủ theo phân chia nhóm tuổi theo tình trạng cốt hoá xương tụ cốt bàn chân.

Kỹ thuật phẫu thuật

Chuẩn bị trước mổ

  • Vệ sinh, làm sạch toàn chi bên phẫu thuật từ nếp bẹn tới ngón chân.
  • Băng vô khuẩn bàn chân trước khi chuyển đi mổ.

Kỹ thuật phẫu thuật: (theo nhóm tuổi)

  • Nhóm thứ nhất (Dưới 24 tháng tuổi)
  • Rạch da mặt trong bàn chân từ khớp chêm I bàn I tối dưới mắt cá chân trong kéo dài về gốc chi khoảng 10cm.
  • Bộc lộ gân chày sau, cắt rời hoặc làm dài.
  • Bộc lộ gân gấp chung và gấp riêng ngón I làm dài.

Cắt các dây chằng và bao khớp: dây chằng Deltoid, dây chằng chày thuyền, dây chằng bao khớp sên – gót, sên – thuyền.

  • Bộc lộ gân Achilles, nới dài.
  • Nhóm thứ hai (> 24 tháng – < 6 tuổi)
  • Thực hiện như với trẻ dưới 24 tháng tuổi.
  • Chuyển gân cơ chày trước về xương hộp hoặc nền xương bàn III hoặc IV.
  • Nhóm thứ ha (6 tuổi – <9 tuổi)
  • Thực hiện như với trẻ 2-6 tuổi
  • Trong trường hợp cần thiết làm dính khớp gót hộp.
  • Phẫu thuật đóng cứng khớp chỉ thực hiện cho trẻ lớn có biến dạng nặng nề, đi lại đau, mất chức năng khớp hoặc không thể chỉnh hình bằng các phẫu thuật khác.

Kỹ thuật thực hiện can thiệp vào 3 khớp

  • Khớp sên – gót (Lambrinudi).
  • Khớp sên – thuyền.
  • Khớp gót – hộp.

THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT

Theo dõi bột

Tình trạng chèn ép bột.

Thay bột sau 3 tuần phẫu thuật.

Thay bột lần thứ hai: sau 9 tuần (từ ngày phẫu thuật).

Giữ bột đủ 5 tháng.

Kháng sinh và giảm đau khi mổ

  • Kháng sinh:

+ Tarcefoksym 100mg/kg/ngày X 5-7 ngày + Gentamicin 5mg/kg/ngày X 5-7 ngày

  • Giảm đau sau mổ:
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây