Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị ong đốt ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị ong đốt ở trẻ em

Ong đốt là tai nạn thường gặp ở trẻ em tuổi học đường. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2004) có 38 bệnh nhân, tuổi 7-15 chiếm 68,4%, trẻ nam /nữ (3/1), trẻ chủ yếu nông thôn.

Nguyên nhân: thường do trẻ chọc phá tổ ong (74%), thường gặp vào mùa hè. Tỷ lệ tử vong 10%.

Đa số ong đốt gây phản ứng tại chỗ lành tính, khoảng 3% có thể có biến chứng nguy hiểm là sốc phản vệ, có thể gây tử vong. Hoặc gây hội chứng gan thận: suy thận cấp, suy gan, tán huyết.

Xử trí cần phát hiện và điều trị những người có nguy cơ sốc phản vệ bằng việc dùng adrenalin (Epinephrin) ngay sau khi ong đốt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh

  • Thời điểm ong đốt.
  • Loại ong: qua mô tả hình dạng con ong, tổ ong hoặc con ong được mang đến.

Chú ý: Nhận dạng ong vò vẽ với thân dài, bụng thon, mình vàng có vạch đen, thường làm tổ trên cây và mái nhà (hình con ong).

  • Tiền sử dị ứng của trẻ.

Khám lâm sàng

  • Phát hiện dấu hiệu nguy hiểm đe dọa chức năng sống để xử trí kịp thời:

+ Suy hô hấp: giọng đoản hơi, thở nhanh nông, tắc nghẽn.

+ Suy tuần hoàn: mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt.

+ Thần kinh: kích thích, li bì.

  • Phản ứng tại chỗ:

+ Phù, mẩn đỏ, ngứa, đau rát bỏng.

+ Đếm số lượng nốt đốt. Nốt đốt ong vò vẽ có dấu hiệu hoại tử.

  • Phản ứng dị ứng nặng: khoảng 3% có thể diễn biến nhanh, nặng tới sốc phản vệ:

+ Da: phù môi, mặt.

+ Nôn hoặc tiêu chảy.

+ Đoản giọng, thở nhanh nông, tắc nghẽn, phù thanh quản.

+ Kích thích hoặc li bì.

+ Mạch nhỏ, trụy mạch, hạ huyết áp, sốc.

  • Tiểu đỏ, tiểu ít.

Cận lâm sàng

  • Chức năng gan: ALT, AST, PT,
  • Chức năng thận: ure,
  • Điện giải đồ, khí máu, CPK.
  • Nước tiểu: myoglobin, huyết sắc tố, tổng phân tích.
  • Xquang tim phổi.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

  • Phát hiện và điều trị sớm sốc phản vệ.
  • Điều trị biến chứng: suy hô hấp, suy thận, suy gan.
  • Điều trị triệu chứng và phòng nhiễm trùng tại chỗ.

Cụ thể

Điều trị ban đầu

Điều trị sốc phản vệ (theo phác đồ sốc phản vệ dùng ngay adrenalin):

  • Khoảng 3% có sốc phản vệ (SPV), thường xảy ra sớm sau vài phút đến vài giồ. Có thể gặp ở tất cả các loại ong đốt.
  • Phải theo dõi sát trong 6 giờ đầu để phát hiện sốm SPV. Sau đó phải hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu nặng, phải tái khám khi khó thỏ, tiểu ít.
  • Nhập viện khi:

+ Có phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ.

+ Ong vò vẽ đốt trên 10 nốt.

  • Tại chỗ:

+ Loại bỏ nọc độc bằng nảy, tránh kẹp rút dễ bơm thêm nọc độc vào cơ thể.

+ Giảm đau, chườm đá lạnh, cho Ibuprofen, nâng cao chi.

+ Có thể băng ga rô nhẹ nhàng vùng chi bị đốt.

+ Kháng histamin: clarityn 10mg cho trẻ > 30kg.

+ Phù nhiều: prednisolon từ 2 – 5 ngày.

Tại bệnh viện

  • Suy hô hấp:

+ Suy thở: thông thoáng đường thở, tư thế kê gối vai, thở oxy.

+ Suy hô hấp cấp (ARDS) thường sớm trong 1-2 ngày đầu

  • SỐC phản vệ: thường xảy ra sau vài phút đến vài giờ:

+ Theo phác đồ sốc phản vệ: dùng ngay adrenalin, truyền dịch giám sát áp lực tĩnh mạch trung tâm, thuốc vận mạch và trợ tim.

+ Đầu thấp, nâng cao chi dưới.

+ Suy thận cấp: do độc tố trên thận hoặc hậu quả tiểu myoglobin hoặc hemoglobin.

+ Theo dõi lượng nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận, tổng phân , tích nước tiểu hàng ngày.

+ Khi có suy thận cấp: điều trị theo phác đồ: hạn chế dịch, điều trị rối loạn điện giải, toan máu chỉ định thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu liên tục. Khi có:

  • Quá tải dịch > 20%

. Tăng K+ > 7mmol/l

. Toan máu nặng

. Hội chứng ure huyết cao

. Trẻ không đáp ứng điều trị hồi sức nội khoa

  • Tổn thương đa cơ quan:

+ Suy gan, thận, phổi, tán huyết, hội chứng tiêu cơ vân, đái hemoglobin.

+ Xem xét chỉ định lọc máu liên tục.

+ Giám sát: dấu hiệu sinh tồn 1 – 2 giờ /1 lần.

+ Xét nghiệm: điện giải đồ, khí máu, đông máu toàn bộ, chức năng gan, thận 4-6 giờ /1 lần.

  • Tiểu hemoglobin và myoglobin: truyền dịch, điều chỉnh điện giải

(chú ý kali máu), toan máu.                                       i

  • Kiềm hóa nước tiểu giữ pH mức > 6,5, tăng thải myoglobin qua thận bằng truyền dextrose 5% + NaCl 0,45%, có thể cho lợi tiểu mannitol 20%.
  • Kháng sinh: khi. có nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân: cho cephalosprorin thế hệ 1: 50mg/kg/ngày chia 2 lần, nhiễm khuẩn toàn thân tiêm tĩnh mạch: 100mg/kg/ngày.
  • Corticoid: hiện còn đang bàn cãi, trừ sốc phản vệ.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây