Chẩn đoán và điều trị ngộ độc DIGITALIS ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Ngộ độc digitalis thường thấy ở trẻ đang dùng digitalis với triệu chứng lâm sàng là nôn hoặc ỉa chảy, mệt, đau bụng với nhịp tim bất thường.

Tỷ lệ mắc bệnh không rõ – nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ < 5 tuổi, do ranh giới giữa liều điều trị và ngộ độc rất gần nhau.

Nguyên nhân:

  • Do sự tích luỹ thuốc ở bệnh nhân đang dùng digitalis để điều trị bệnh.
  • Do sự mất cân bằng chuyển hoá, điện giải ở bệnh nhân ỉa chảy, nôn và dùng lợi tiểu nhiều.
  • Do dùng liều cao.

CHẨN ĐOÁN

Biểu hiện lâm sàng

Tại tim

Loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền.

Ở trẻ nhỏ

Thường là những rối loạn nhịp trên thất.

  • Block nhĩ thất cấp I, cấp II ở thể nhẹ và trung bình.
  • Ngoại tâm thu.
  • Nhịp chậm xoang hay gặp ở trẻ đẻ non.
  • Ngừng xoang.
  • Nhịp bộ nối nhĩ thất.

Ớ trẻ lớn

  • Hay gặp rối loạn nhịp thất.
  • Ngoại tâm thu.
  • Nhịp nhanh bộ nối.
  • Nhịp nhanh nhĩ có block.
  • Các mức độ khác nhau của block nhĩ thất.

Biểu hiện ngoài tim

Tại thần kinh trung ương: lơ mơ, mệt mỏi, nhìn mờ, rối loạn phân biệt màu.

Tại tiêu hoá: buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân, ỉa chảy, đau bụng.

  • Nồng độ thuốc gây ngộ độc
  • Nồng độ thuốc để điều trị 0,8 – 2ng/ml.
  • Nồng độ thuốc > 2ng/ml thường gây ngộ độc > 90%.
  • Trẻ nhỏ và sơ sinh thường chịu đựng với nồng độ digoxin trong huyết tương cao hơn.
  • Yếu tố nguy cơ

Những bệnh viêm nhiễm như viêm cơ tim, viêm tim cấp, thiếu oxy, nhiễm toan, trẻ đẻ non.

Xét nghiệm

  • Nồng độ kali huyết thanh.
  • Định lượng digoxin trong huyết tương.
  • Điện tâm đồ.

ĐIỀU TRỊ

Dừng thuốc

Bổ sung kali máu, điều chỉnh cân bằng điện giải đồ và chuyển hoá

Thuốc

  • Lidocain: Dạng tiêm: 0,5%, 1%

Dịch uống: 2%

  • Liều lượng:

+ Liều tấn công: 1mg/kg/lần, bơm vào TM, có thể nhắc lại sau 10 phút, tối đa là 3 lần.

+ Liều duy trì: 10 – 50mg/kg/phút/ uống.

Trẻ < 3 tuổi: 2,5mg 6 – 81 lần/ngày/ uống.

Trẻ > 3 tuổi: 5ml 6-8 lần/ngày/ uống.

  • Phenytoin:

Viên kẹo nhai: 50mg

Viên con nhộng: 30mg, 100mg

Dạng tiêm: 50mg/ml

Dạng dung dịch treo: 30mg/5ml, 125mg/5ml

+ Liều tấn công: bơm vào tĩnh mạch l,25mg/kg mỗi 5 phút, có thể tiêm đến 12 liều.

Tổng liều: 15mg/kg.

+ Liều duy trì: trẻ em uống hoặc tiêm tĩnh mạch 2 – 5mg/kg/ngày chia 2 lần với loạn nhịp trên thất dùng phenytoin, propranolol hoặc kết hợp cả 2 thuốc trên.

Chú ý:

Quinidin, procainamid, verapamin và amiodaron không được dùng vì nó tăng nồng độ digoxin trong huyết tương và chúng tác động vào sự dẫn truyền nhĩ thất.

  • Đặt máy tạo nhịp tạm thời với block nhĩ thất cấp III.
  • Dùng atropin trong trường hợp rối loạn nút xoang và nút nhĩ thất 0,02mg/kg/lần, không quá 1mg.
  • Sốc điện là biện pháp cuối cùng khi dùng thuốc không kết quả.
  • Kháng thể đặc hiệu (Fab fragments)

lmg digoxin = 60 Fab fragment

Có tác dụng làm giảm nồng độ digoxin huyết tương và phá vỡ sự liên kết giữa tổ chức tiếp nhận và digoxin.

  • Phòng và giảm sự hấp thụ digoxin:

Rửa dạ dày nếu mới dùng digoxin trong 4 giờ.

Dùng than hoạt để hạn chế sự hấp thụ.

Dùng magiê sulphat (MgS04) để tăng nhu động ruột -> làm giảm sự hấp thụ.

Dùng cholestyramin để hạn chế sự hấp thụ 250 – 1500mg/kg/ngày chia 2 lần.

Lọc máu và thẩm phân phúc mạc trong trường hợp rất nặng.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận