Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ...

Chẩn đoán và điều trị lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ em

Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các sụn sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai /trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.

CHẨN ĐOÁN

Hai thành phần chủ yếu gây ra dị dạng

  • Thân của xương ức, (thường bắt đầu từ dưới chỗ bám vào của sụn sườn thứ 2) bị gập góc ra phía sau.
  • Các sụn của xương sườn bị gập góc ra phía sau, để bám vào phần xương ức gập góc ra sau.

Đánh giá mức độ dị dạng

  • Khoảng cách trước sau từ nơi xương ức lõm nhất đến mặt trước xương sống dựa vào đo trực tiếp Xquang hoặc chụp cắt lớp.
  • Tỷ lệ giữa chiều sâu lõm vào với độ dày trước sau của lồng ngực.
  • Số lượng xương sườn bị dị dạng.
  • Thể tích hố lõm xuống ngực (số ml nước đọng trong hố lõm khi trẻ nằm ngửa).
  • Mức độ gây ảnh hưởng của dị dạng tới chức năng hô hấp, tuần hoàn.
  • Các dị dạng kèm theo.

ĐIỀU TRỊ

Chỉ định

  • Các trường hợp có ảnh hưởng tới vị trí và chức năng của các cơ quan nằm trong lồng ngực.
  • Các trường hợp tạo thẩm mỹ.
  • Tuổi mổ: sau 2 tuổi.

Chuẩn bị trước mổ

  • Xét nghiệm:

+ Các xét nghiệm cơ bản.

+ Xquang ngực thẳng nghiêng, chụp cắt lớp (khi điều kiện cho phép).

+ Điện tim.

+ Chức năng hô hấp tuần hoàn khi có các dấu hiệu lâm sàng.

+ Các xét nghiệm phát hiện và xác định các mức độ của các dị dạng kèm theo.

  • Trước ngày mổ: vệ sinh tốt vùng ngực bụng.

Kỹ thuật mổ

Kỹ thuật Ravitch cải tiến

  • Tư thế nằm ngửa, trên bàn cứng, không độn.
  • Đường mổ: đường rạch da nằm ngang, bắt đầu từ góc phải của vùng lõm đi ngang qua vị trí lõm sâu nhất của xương ức, đi sang trái của vùng lõm.
  • Bóc tách lớp dưới da khỏi lớp cơ ngực trong toàn bộ diện tích bị lõm.
  • Từ đường giữa xương ức, bóc tách lớp cơ ngực khỏi xương ức, sụn sườn, các cơ liên sườn vùng bị lõm. Treo lóp cơ ngực này sang hai bên.
  • Xác định số sụn sườn và độ dài các sụn sườn bị biến dạng.
  • Bóc tách màng sụn, cắt bỏ các sụn sườn gây biến dạng, để lại nguyên vẹn lớp màng sụn tại chỗ.
  • Bóc tách mặt sau xương ức.
  • Tại nơi xương ức gập góc ra sau, đục ngang xương ức hình chêm. Đáy hình chêm mở ra phía trước.
  • Bẻ gập xương ức, cố định xương ức ở vị trí này bằng 2, 3 mũi khâu chỉ khoẻ, không tiêu.
  • Đặt dẫn lưu dưới và trên xương ức.
  • Phục hồi lại các lớp cân, cơ ngực, đóng da.

Chăm sóc sau mổ

  • Kháng sinh.
  • Giảm đau tốt sau mổ.
  • Rút dẫn lưu sau 1 ngày nếu không có hiện tượng chảy máu.
  • Hẹn khám lại sau khi ra viện 3 tuần.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây