Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị hạ KALI máu ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị hạ KALI máu ở trẻ em

Hạ kali máu khi kali huyết thanh dưới 3,5mmol/l. Khi kali máu < 2,5mmol/l là giảm nặng.

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Dựa vào lâm sàng, điện tâm đồ và kali huyết thanh < 3,5mmol/l.

  • Lâm sàng

Rối loạn ý thức, ngủ lịm.

Liệt ruột: trướng bụng.

Cơ nhẽo, yếu, giảm phản xạ.

Nặng có liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim.

Điện tâm đồ

Sóng T thấp, dẹt. ST chênh, xuất hiện sóng u và QT kéo dài.

Block nhĩ thất, ngoại tâm thu thất.

Xét nghiệm máu

ĐGĐ: K+ huyết thanh < 3,5mmol/l.

K+ huyết thanh < 2,5mmol/l là giảm nặng.

BUN và creatinin huyết thanh

Glucose, magnesi, caỊcium.

Khí máu.

Nguyên nhân

Tại đường tiêu hoá: tiêu chảy, nôn, dẫn lưu dạ dày – ruột, rò ruột.

Ảnh hưởng của thuốc: lợi tiểu kéo dài, steroid, theophylin, albuterol.

Dịch chuyển qua màng: Tác dụng của insulin, kiềm máu.

Liệt chu kỳ có kèm hạ kali máu.

Cung cấp không đủ: thiếu dinh dưỡng, đói.

Tại thận: toan ống thận, hội chứng Cushing, cường aldosterol tăng sản thượng thận bẩm sinh.

ĐIEU TRỊ

Đảm bảo, duy trì chức năng sống:

Hô hấp, tuần hoàn và thần kinh theo trình tự A, B,

Điều chỉnh hạ kali máu

  • Hạ kali máu nhẹ và trung bình (K+ từ 2,5 – 3,5mmol/l) không có liệt cơ hô hấp, không có rối loạn nhịp tim.

Bù kali bằng đường uống hoặc truyền TM với nồng độ kali < 40/mmol/l dung dịch truyền.

Tốc độ: < 0,3mmol/kg/giò.

  • Hạ kali máu nặng: K+ < 2,5mmol/l

+ Có liệt cơ hô hấp, có rối loạn nhịp tim.

+ Bù kali truyền TM: nồng độ kali từ 40 – 80mmoiyi dung dịch truyền. Tốc độ: Từ 0,3 – 0,5mmol/kg/giờ.

Bù kali thực hiện trong 3-4 giờ.

* Theo dõi: ĐGĐ, điện tâm đồ, monitoring Làm lại ĐGĐ sau 4 giờ.

Điều trị nguyên nhân

Điều trị triệu chứng, biến chứng (nếu có)

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây