Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị đa hồng cầu sơ sinh

Chẩn đoán và điều trị đa hồng cầu sơ sinh

Xác định là đa hồng cầu khi:

  • Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi > 65% (trong tuần đầu sau sinh).
  • Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi 2 giờ sau đẻ > 64%.
  • Hematocrit tĩnh mạch rốn hay hematocrit máu động mạch > 63%.
  • Đủ tháng:

Ht máu tĩnh mạch rốn lúc sinh > 53%.

Ht máu tĩnh mạch rốn 2 giờ sau sinh > 60%.

Ht máu tĩnh mạch rốn 6 giờ sau sinh > 57%.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân liên quan tới truyền máu từ cuống rốn, nhau thai sang con

  • Do máu từ nhau thai truyền sang con.
  • cắt rốn chậm (chậm 1 phút khối lượng máu tăng thêm cho trẻ là 84ml/kg, cắt rốn chậm 2 phút khối lượng máu trẻ tặng thêm là 93ml/kg).
  • Ép cuông rôh (Cord stripping)
  • Đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ lúc cắt rốn.
  • Máu mẹ truyền sang con (tăng co bóp tử cung do mẹ dùng thuốc kích sinh, trước khi cắt rốn).
  • Truyền máu con sang con (sinh đôi).

Kém nuôi dưỡng nhau thai (tăng tạo HC do thiếu oxy mạn tính trong tử cung)

  • Suy dinh dưỡng thai.
  • Mẹ bị cao HA (nhiễm độc thai nghén, bệnh thận mạn tính).
  • Thai già tháng.
  • Mẹ có bệnh tim phổi mạn tính.
  • Mẹ hút thuốc.

Các tình trạng bệnh lý khác

  • Con của mẹ đái tháo đường.
  • Thai to.
  • Trẻ bị cường thận bẩm sinh; hội chứng Beck with – Wiedemann; Trisomy 18, 13, 21; Thyrotoxicosis; suy giáp bẩm sinh.
  • Mẹ dùng
  • Trẻ mất nước.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng: da đỏ quá mức, kèm theo có các biểu hiện sau:

  • Thần kinh: bú kém, li bì, giảm trương lực cơ, cơn ngừng thở ngắn, co giật, nghẽn mạch máu não.
  • Tim mạch – hô hấp: tím tái thở nhanh, suy tim, tim to, tăng sức cản đường hô hấp, tăng đậm rốn phổi trên Xquang.
  • Thận: tắc mạch máu thận, đái máu, protein niệu.

– Các bộ phận khác: tắc mạch khác, giảm tiểu cầu, vàng da tăng, hạ đường máu dai dẳng, nhồi máu tinh hoàn, viêm ruột hoại tử, đông máu trong mạch rải rác.

 

Đa hồng cầu
Đa hồng cầu

Xét nghiệm

Hematocrit máu tăng.

Tăng độ quánh máu.

ĐIỀU TRỊ

Chỉ định thay máu

– Trẻ có triệu chứng thần kinh, hô hấp của tăng độ nhớt máu, đa hồng cầu (nêu trên) —> Thay máu một phần khi Ht máu ngoại vi > 65%.

  • Trẻ chưa có triệu chứng của cô đặc máu và Ht = 60 -70% -> tăng cường cung cấp dịch truyền, làm lại Ht 4-6 giò sau.
  • Thay máu 1 phần cho tất cả các trường hợp Ht máu tĩnh mạch ngoại vi >70%.

Các loại dịch truyền, thay máu cho trẻ cô đặc máu

Muôi sinh lý 9%0, Human albumin 5%, plasma.

Công thức tính khối lượng dịch để thay máu một phần

[Ht (bn) – 50 ] X P(kg) X 80

(ml) =—————————————–

Ht (bn)

Phương pháp thay máu một phần

  • Đường lấy máu ra từ tĩnh mạch rốn, động mạch.
  • Đường bơm dịch vào qua tĩnh mạch ngoại vi.
  • TỐC độ lấy máu ra và bơm máu vào phải như nhau. Các cuộc thay máu kéo dài 20-30 phút.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây