Trang chủBệnh mắtLý luận cơ bản của đông y trong chữa bệnh mắt -...

Lý luận cơ bản của đông y trong chữa bệnh mắt – Nhãn khoa

Khái niệm về học thuyết âm dương

Âm dương là khái niệm triết học vận dụng quy luật mâu thuẫn thống nhất trong y học. Nó nói lên sự vật thay đổi biến hoá là trong quá trình mâu thuẫn.

Theo luận thuyết này, trạng thái sinh lý lành mạnh của người là quá trình điều hoà của âm dương; bệnh lý là sự mất cân bằng của âm dương. Ví dụ: dương vượng, âm hư, dương hư, âm vượng hay âm dương hư v.v… đều là trạng thái mất cân bằng, đều là trạng thái bệnh lý.

Điều trị tức là tìm mọi cách điều hoà, là sự cân bằng của âm dương. Cho nên âm dương là nền tảng của chẩn đoán, điều trị phòng bệnh. Trong thực tế lâm sàng, âm dương không phải là trừu tượng mà là những khái niệm cụ thể có thể dựa vào đó đê chẩn đoán, điều trị và tiên lượng.
Bảng 26.1: Biểu hiện của âm dương

Biểu hiện Âm dương
Không gian Trong dưới Ngoài trên
Thời gian Chiều đêm Sáng ngày
Nhiệt độ Lạnh hàn Nóng ôn
Trạng thái Tĩnh Động
Mùi vị Toan (Chua) Khổ (đắng) Tân (cay) Cam (ngọt)
Mach Trầm Nhỏ Phù To
Đai tiên Loãng Táo bón

Trong ví dụ trên đã nói lên toàn những cặp mâu thuẫn, đối lập. Vì thế vận chuyển vào để bảo vệ sức khoẻ, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng, nếu không nắm được sẽ không thấy đạt được như ý muốn. Ví dụ: trong chẩn đoán tuy dựa vào lục phủ, ngũ tạng, dinh vệ khí huyết, V.V…. nhưng không thể tách rời hàn nhiệt, hư thực, biểu lý của bát cương, mà âm dương lại là chủ đạo.

Trong dùng thuốc phải dựa vào tính dược, vị dược, quy kinh, thì bản thân tính dược, vị dược cũng đã phân âm dương, ví dụ: hàn, lương thuộc âm, ôn nhiệt thuộc dương; toan (chua), khổ (đắng), hâm (mặn) thuộc âm, tân, cam (ngọt), nhạt thuộc dương.

Trong châm cứu 12 kinh mạch cũng theo vị trí mà phân âm dương, ví dụ ở chân: kinh thúc thái ầm đối diện với túc dương minh; ở tay kinh thủ thiếu dương đối diện với kinh thủ quyết âm v.v…

Trong tiên lượng cũng dựa vào tình trạng mất cân bằng âm dương mà dự đoán được bệnh nặng hay nhẹ, xấu hay tốt. Quan hệ giữa âm và dương là quan hệ hữu cơ, tương đối, nghĩa là không thể tách rời ra được. Ví dụ không thể có âm mà không có dương hay chỉ có dường mà không có âm, tương đối là nơi có âm trong dương và dương trong âm.

Ngũ hành

Thuyết âm dương đã được dùng để giải thích được một số vấn đề trong sinh lý, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng, nhưng chưa thật cụ thể, thuyết ngũ hành quy nạp vấn đề tương đối cụ thể hơn. Người xưa đã dùng tên của 5 vật thường thấy đặt tên như sau:

Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ

Đối chiếu với phụ lục, ngũ tạng, ngũ khứu, mùi vị, màu sắc, khí hậu mà ta có sự tương quan theo bảng sau:
Bảng 26.2

Ngũ hành Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thân
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng

quang

khiếu Mắt Lưỡi Mồm Mũi Tai
Vị Toan Khổ Cam Tân Hoàn
Khí Phong Thử Thấp Táo Hàn

 

Quan hệ giữa ngũ hành là quan hệ tương sinh, tương khắc, quan hệ tương sinh là quan hệ nương tựa tồn tại và phát triển, quan hệ tương khắc là quan hệ ức chế, giới hạn, khống chế.

Hai quan hệ đó biểu hiện như sau:

  • Quy luật tương sinh: Thủy sinh mộc; mộc hoả sinh; hoả sinh thổ; thổ sinh kim; kim sinh thuỷ.
  • Quy luật tương khắc: mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ; thủy khắc hoạ; hoả khắc kim; kim khắc mộc. Quan hệ đó có thể dùng hình ảnh sau để diễn tả (hình 26.1)

Ngoài tương sinh, tương khắc, còn có tương thừa, tương vũ, những quan hệ này bảo đảm sự cân bằng giữa các tạng phủ, khắc phục tình trạng mất cân bằng, giữ vững trạng thái sinh lý của con người.

Bảng trên đã nói lên mối quan hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng, lục phủ, ngũ khiếu, ngũ sắc, ngũ vị để tiện cho quy nạp vị trí của bệnh dùng thuốc quy kinh v.v…

Ví dụ: can thuộc mộc, đởm là phủ của can, mắt là khiếu của can, thúc vị toan vào can kinh; thận thuộc thuỷ, bàng quang là phủ của thận, thận khai khiếu ở tai, màu đen, vị hàn thuộc thận v.v…

Biểu hiện của ngũ tạng trong sinh lý và bệnh lý.

Ngũ hành khi vận dụng vào cơ thể là biểu hiện ở ngũ tạng, lục phủ, ngũ khiếu, mà trong đó ngũ tạng là nền tảng. Dưới đây giới thiệu một số nét cơ bản về sinh lý và bệnh lý của ngũ tạng.

Tâm

Biểu hiện của huyết mạch, biểu hiện ở sắc mặt của tinh thần và có quan hệ với tạng thận. Khai khiếu ở lưỡi. Khi có bệnh sẽ biểu hiện như sau:

  • Tâm hư Triệu chứng.

Dễ hồi hộp, hay ngất, phiền não, hay mất ngủ, mê sảng, lòng bàn tay nóng, lưỡi nhạt, đau ngực.

  • Tâm nhiệt

Triệu chứng: Kết mạc cương tụ, mồm khô, người phiền, bực, không ngủ được, mê sảng, cười nói bất thường, đau ngực như kim châm, mạch nhanh, đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, có khi đại tiện ra máu, sốt cao.

  • Tâm tì hư.

Triệu chứng: Mặt vàng bủng, không muốn ăn, khó thở, tức ngực, hồi hộp, ít ngủ, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, lưỡi trắng nhạt, mạch nhỏ yếu.

  • Tâm thận bất giao

Triệu chứng: Tức ngực, phiền bực, mất ngủ, sốt nhiều, ra mồ hôi trộm, ù tai, mắt mờ, đau lưng, mạch nhanh yếu, lưỡi đỏ.

Can

Can tàng huyết, biểu hiện ở gân cốt, thuộc phong; can có quan hệ tự dưỡng với tỳ, thận.

Mắt là khiếu của can.

Bệnh lý biểu hiện như sau:

  • Can nhiệt.

Triệu chứng: đầu căng, phiền, kết mạc cương tụ, sưng, đau, đau sườn; ù tai, co giật. chân tay; sợ sệt, nước tiểu đục; mạch liền, nhanh; lưỡi đỏ

  • Can hư

Triệu chứng: Choáng đầu, mắt mờ, chói cộm, quáng gà, ù tai, người tê dại, mệt mỏi đôi khi có sốt rét, mạch huyền tê, lưỡi đỏ, không rêu.

  • Can dương thương nghịch
  • Can kinh thực hoả. Triệu chứng: đau đầu, choáng đầu, mắt hoa, mặt đỏ, cương tụ kết mạc, chân tay tê như kiến bò, tai ù, mồn đắng, mộng nhiều, đại tiện táo, mạch nhanh, huyền; rêu lưỡi vàng.
  • Can phong nội động. Triệu chứng: tự nhiên ngất, méo mồm, lệch mắt, bàn thản bất toại, cấm khẩu, liệt chi, đôi khi hôn mê và chết; mạch nhanh huyền có lực.
  • Can khí không thông.

Triệu chứng: đau đầu mắt hoa, đau sườn, mồm đắng, người mệt, kém ăn, nặng bụng dưới, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mạch huyền to và hư.

  • Can thận âm hư:

Triệu chứng: Chóng mặt, mắt mò, mắt hoa, mắt khô, đau sườn, đau lưng, mồ hôi trộm, lòng bàn chân, tay nóng, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mạch nhỏ, lưỡi đỏ không rêu.

Tỳ

Tỳ thuộc về phần tiêu hoá, biểu hiện ở các cơ,  tỳ “thông huyết” lo buồn, suy nghĩ hay ảnh hưởng đến tỳ.

Bệnh lý biểu hiện như sau:

  • Tỳ hư hàn:

Triệu chứng: đầy bụng ăn không tiêu, đại tiện loãng, chân tay yếu; phù; đại tiện ra máu, băng huyết mạch nhỏ, rêu lưỡi trắng.

  • Tỳ thấp:

Triệu chứng: bụng đầy, kém ăn, người cảm thây nặng nề, mắt vàng, nước giải vàng, vàng da, mạch yếu, nhanh, rêu lưỡi dày.

  • Tỳ thận dương hư.

Triệu chứng: hồi hộp, ho, phù nề, tiểu tiện nhiều lần, bụng đầy, đại tiện lúc gần sáng, lưỡi nhạt, mạch yếu, chậm, nhỏ.

Phế

Phế là phần trao đổi của khí, bộ phận quan trọng của cơ thể, thuộc phạm vi hô hấp mũi là khiếu của phế.

Bệnh lý biểu hiện:

  • Phế hư:phân làm phế âm hư và phế khí hư.

– Phế âm hư:

Triệu chứng: sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, khát nước, mồm khô, ho có đờm, khái huyết, lưỡng quyền đỏ, giọng thấp, mạch nhanh, nhỏ.

– Phế khí hư: Triệu chứng:

Mặt xanh xao, người mệt, ho có đờm, ăn ít.

  • Phế nhiệt.

Triệu chứng: sốt cao bực bội, khát nước, ho có đờm đặc, họng đau, mạch phù, rêu lưỡi vàng. Nếu sốt cao sẽ tăng khát nước, đơm không ho ra được, ho nhiều, tiểu tiện nóng, đại tiện táo.

Thận

Bao gồm cả ý nghĩa là bộ phận sinh dục và tiết niệu, là bộ phận tàng tinh, nơi tàng (thủy hoả), có liên quan đến cốt tủy sống lưng.

Tai là khiếu của thận Bệnh lý biểu hiện như sau:

  • Thận dương hư

Triệu chứng: Đau lưng, hoạt tinh, liệt dương, mắt mờ, ho nấc, đái dắt, mặt mày nhợt nhạt, chân tay lạnh, nước giải trong, đại tiện canh năm, mạch trầm chậm, hư yếu, lưỡi dày nhạt.

  • Thận âm hư.

Triệu chứng:

Nhức đầu, mắt mờ, mắt hoa, tai ù, họng khô, di tinh, buồn phiền, mất ngủ, nước giải vàng, mạch nhỏ hư, lưỡi đỏ, ít rêu.

Ngoài ra mỗi một tạng còn có những phủ có quan hệ bệnh lý tương ứng, ví dụ: Tiểu trường là phủ của tâm, đởm là phủ của can, vị là phủ của tỳ, đại trường là phủ của phế, bàng quang là phủ của thận v.v… Mỗi một phủ có một chức năng và khi có bệnh biểu hiện khác nhau.

Dinh, vệ, khí, huyết, tân, dịch cũng đại diện cho những chức năng riêng trong sinh lý và biểu hiện bệnh lý khi có bệnh.

Cơ sở lý luận về mắt và đông y

Mắt là bộ phận quan trọng của cơ thể. Theo đông y mắt là khiếu của tạng can, nhưng đồng thời cũng là một hình ảnh thu gọn của nội tạng nên mắt là biểu hiện của tạng can và các phủ tạng khác, cũng là của toàn thân.

Về định vị trí của mắt theo Đông y có hai thuyết:

  • Thuyết ngũ luận.
  • Thuyết bát quách.

Ngũ luận

  • Nhục luân: thuộc tỳ vị, tương đương với hai mí mắt trên và dưới và kết mạc mi.
  • Khí luận: thuộc phế, tương đương với kết mạc nhãn cầu và vùng kết mạc vùng tương ứng.
  • Phong luân: thuộc can, tương đương với giác mạc, mống mắt.
  • Huyết luân: thuộc tâm, tương đương với kết mạc, củng mạc hai khoé mắt.
  • Thủy luân: thuộc thận, tương đương với phần sau của nhãn cầu bao gồm thủy dịch trở vào đáy mắt.

Ngũ luậnHình 26.2: Vị trí của ngũ luân

Trong bệnh lý, mỗi một luân có những triệu chứng biểu hiện khác nhau (hình 26.2)

  • Bát quách

Là một phương pháp định vị thứ hai ở mắt của Đông y gồm 8 phần: lôi, phong, sơn, thuỷ, thiên, trạch, địa, hoả (hình 26.3).

Vị trí của bát quáchHình 26.3: Vị trí của bát quách

Các phân bố vị trí của bát quách theo hương nan hoa của kim đồng hồ, nếu ta lấy mắt phải để làm chuẩn ta sẽ có vị trí sau:

  • Lôi: hướng 9 giờ.
  • Hoả: hướng 12 giờ.
  • Phong: giữa 9 và 12 giờ.
  • Trạch: hướng 3 giờ.
  • Địa: giữa 12 giờ và 3 giờ.
  • Thuỷ: hướng 6 giờ.
  • Thiên: ở giữa 6 giờ và 3 giờ.
  • Sơn: giữa 6 giờ và 9 giờ.

Cách định vị này ít áp dụng trên lâm sàng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây