Lác

Bệnh mắt

LÁC CHỨC NĂNG

TÊN KHÁC: lác không bị liệt.

ĐỊNH NGHĨA: lác trong đó góc nhãn cầu bị lệch tạo với nhãn cầu kia luôn luôn cố định; mắt bị lác đi chuyển theo mắt bình thường.

CĂN NGUYÊN: do trương lực các cơ nhãn cầu không đồng đều (căn nguyên tại trung tâm?)

  • Lác trong: mắt bị lệch vào trong.
  • Lác ngoài: mắt bị lệch ra ngoài.
  • Lác dọc: mắt bị lệch lên trên hoặc xuống dưới.
  • Lác một bên: một mắt cố định, mắt kia luôn luôn ở vị trí lác.
  • Lác gián đoạn: hai mắt lần lượt cố định.
  • Lác tiềm tàng: xem ở dưới.

TRIỆU CHỨNG

  • Một nhãn cầu luôn luôn bị lệch so với nhãn cầu kia ở tất cả mọi trục.
  • Không bị song thị vì ảnh của vật trên mắt bị lệch bị triệt tiêu. Do đó, thị lực của mắt lác bị giảm và có thể bị giảm thị lực.
  • Rối loạn nhìn bằng hai mắt hoặc rối loạn nhìn nổi.

ĐIỀU TRỊ: theo dõi ngay từ lúc sinh để phòng ngừa giảm thị lực. Nếu không điều trị trước khi 3 – 4 tuổi thì có thể bị mất thị lực hoàn toàn và vĩnh viễn, cần điều trị mọi chứng không chính thị (amétropie) bằng kính kết hợp với kính plasma để làm lệch ảnh và bù cho nhãn cầu bị lệch. Ngoài ra, phải chỉnh thị. Can thiệp ngoại khoa để điều chỉnh (do bác sĩ chuyên khoa chỉ định), thường vào lúc được 4 – 7 tuổi.

LÁC KHÔNG ĐIỀU TIẾT

TÊN KHÁC: lác do liệt

CĂN NGUYÊN: liệt một hay nhiều cơ vận nhỡn.

Lác thay đổi theo hướng nhìn và lác tối đa ở hướng hoạt động của cơ bị liệt. Lác có song thị.

ĐIỀU TRỊ: điều trị căn nguyên nếu có thể được. Điều trị triệu chứng song thị bằng kính mờ ở mắt bị kém hơn hoặc đeo kính lăng trụ và chỉnh thị.

LÁC TIỀM TÀNG

TÊN KHÁC: lác kín.

CĂN NGUYÊN: bình thường, các trụ của hai mắt hướng về cùng một vật mà không phải gắng sức. Người bị lác tiềm tàng ít hoặc nhiều phải cố gắng mới làm hai ảnh của vật chập vào nhau, đôi khi rất mệt nhọc mới làm được. Khi cố gắng để hai ảnh chập nhau mà vẫn không được thì khi đó bị lác rõ. Có các kiểu:

  • Lác trong tiềm tàng.
  • Lác ngoài tiềm tàng.

TRIỆU CHỨNG: bệnh nhân kêu nhứcd đầu, song thị thoáng qua, có cơn chóng mặt. Các hiện tượng này nặng lên khi mệt mỏi và vào cuối ngày. Các triệu chứng này tạo thành chứng mỏi mắt do điểu tiết.

KHÁM MẮT: mắt bệnh nhân nhìn cố định vào một vật để cách 30 cm rồi cách 6 cm. Lần lượt che và mở từng mắt, tránh không cho hai mắt cùng mở một lúc. Có lác tiềm tàng nếu mắt vừa được mở ra có cử động nhằm cố định vào vật.

ĐIỀU TRỊ: dùng kính để điều chỉnh tật rối loạn khúc xạ nếu có. Tập luyện để chỉnh thị. Nếu các biện pháp này thất bại thì đeo kính lăng trụ hoặc phẫu thuật.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận