Khó thở thanh quản được coi như một cấp cứu hô hấp ở trẻ em.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng để chẩn đoán khó thở thanh quản. Có 3 triệu chứng cơ bản, cổ điển là:
- Khó thở thì hít vào, khó thở chậm
- Có tiếng rít thanh quản (Cornage)
- Co kéo cơ hô hấp nhất là lõm ức và rút lõm lồng ngự Có 4 triệu chứng phụ hay gặp:
- Khàn tiếng hay mất tiếng (khi nói, ho, khóc).
- Đầu gật gù khi thở, thường ngửa đầu ra sau trong thì hít vào.
- Quan sát thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào.
- Nhăn mặt và nở cánh mũi.
Chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản
Đánh giá mức độ khó thở thanh quản rất quan trọng. Điều này giúp cho tiên lượng và có thái độ xử trí kịp thời. Có 3 mức độ khó thở thanh quản theo 3 mức nặng nhẹ.
Độ 1:
- Khàn và rè tiếng khi khóc, nói.
- Tiếng ho còn trong hay hơi rè.
- Biểu hiện khó thở vào chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ
- Hoặc chưa rõ co kéo cơ hô hấp phụ ít.
- Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng
Độ 2:
- Mất tiếng, nói không rõ từ
- Tiếng ho ông ổng như chó sủa
- Triệu chứng khó thở thanh quản điển hình tiếng rít thanh quản rõ
- Co kéo cơ hô hấp mạnh
- Trẻ kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Độ 3:
- Mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, phào phào.
- Không ho thành tiếng hoặc không ho được
- Triệu chứng khó thở dữ dội, có biểu hiện của tình trạng thiếu ôxy nặng
- Trẻ có thể tím tái, rối loạn nhịp thở.
- Tình trạng toàn thân bị ảnh hưởng rõ thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã), tim mạch, da tái vã mồ hôi v…
Chẩn đoán nguyên nhân khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản cấp tính:
- Dị vật đường thở: thường có hội chứng xâm nhập
- Viêm thanh quản cấp: nguyên nhân có thể là do vi khuẩn (H.influenzae, pneumonial, Staphylococcus.aureus) hoặc virus (hay gặp nhất là virus cúm, sau đó là virus nhóm myxovirus).
- Tétanie: thường ở trẻ còi xương có biểu hiện co thắt thanh quản cấp tính.
- Bạch hầu thanh quản: có thể khởi phát từ từ nhưng khi có giả mạc gây tắc thì khó thở dữ dộ Phát hiện dựa vào khám họng, soi thanh quản, cấy tìm vi khuẩn bạch cầu.
- Viêm thanh quản do sởi: có biểu hiện viêm long đường hô hấp, mọc ban sởi và dựa vào dịch tễ họ
- Abcès sau họng: biểu hiện nhiễm trùng nặng và không nuốt được
Khó thở thanh quản mạn tính:
- Thở rít thanh quản bẩm sinh do mềm sụn thanh quản, dị dạng sụn thanh quản.
- Hẹp thanh quản mạn tính: do hậu quả của chấn thương hoặc hẹp do u máu, dị dạng bẩm sinh.
- U nhú thanh quản: là loại u nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khó thở thanh quản từ từ. Chẩn đoán nhờ soi thanh quản
XỬ TRÍ KHÓ THỞ THANH QUẢN TRẺ EM
- Mức độ khó thở thanh quản
- Có sốt hay không sốt
- Đánh giá lại sau 10-15 phút điều trị
- Điều trị nguyên nhân
Cụ thể: theo mức độ khó thở thanh quản.
- Khó thở thanh quản độ 1: Điều trị ngoại trú, Dexamethason 0,15mg/ kg/ liều duy nhất hoặc Prednisone 2mg/kg trong 2-3 ngày, cần tái khám mỗi ngày.
- Khó thở thanh quản độ 2: nhập viện, Dexamethason 0,6mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch một lần, có thể lặp lại sau 6-12 giờ nếu cần; hoặc cho uống với liều như trên, hoặc khí dung Budenoside 1-2 mg/liều duy nhất nếu có chống chỉ định dùng Corticoide toàn thân ví dụ như đang bị thủy đậu, lao, xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, nôn ói nhiề Sau 2 giờ nếu không cải thiện xem xét khí dung Adrenalin, kháng sinh nếu chưa loại nguyên nhân nhiễm khuẩn.
- Khó thở thanh quản độ 3: nằm cấp cứu, thở ôxy đảm bảo SpO2 > 95%, khí dung Adrenalin 1/1000 2-5ml hoặc 0,4-0,5ml/kg (tối đa 5ml), có thể lặp lại liều 2 sau 30 phút nếu còn khó thở nhiều và sau đó 1-2 giờ nếu cần, tối đa 3 liều; Dexamethason 0,6 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 lần, có thể lặp lại sau 6-12 giờ nếu cần; kháng sinh Cefotaxim hay Ceftriaxone trong 3-5 ngày.
- Chỉ định đặt nội khí quản khi thất bại với Adrenalin và Dexamethason, vẫn còn tím tái, lơ mơ kiệt sức, cơn ngừng thở.
- Không khuyến cáo mở khí quản