SINH LÝ SỢI TÓC
Sợi tóc ở người được phân chia theo chu kỳ tăng trưởng của nó. Có ba giai đoạn:
- Giai đoạn tăng trưởng (anagen hairs)
Kéo dài ba năm, giới hạn giữa 2-6 năm. Những tế bào nang sẽ gia tăng phân chia sừng hóa để tạo nên những sợi tóc đang phát triển. Ở giai đoạn này, thân sợi tóc mềm, tóc có màu đậm ngay ở hành lông.
- Giai đoạn chuyển tiếp (catagen hairs)
Là giai đoạn chuyển tiếp từ lúc tăng trưởng đến giai đoạn nghỉ, kéo dài 1-2 tuần, ở giai đoạn này tất cả hành động tăng trưởng đều ngừng lại với sự tạo thành “club hairs”.
- Giai đoạn nghỉ (telogen hairs)
Là giai đoạn sợi tóc đứng yên (còn gọi là Club hairs) kéo dài 3-4 tháng. Trong số những sợi tóc bị nhổ, giật khởi đầu có:
90% là sợi tóc tiến triển (anagen).
10% là catagen và telogen.
Bình thường có khoảng 100.000 sợi tóc, tốc độ tăng trưởng là 0,37mm/ngày. Lông, tóc hiện diện trên toàn bề mặt da ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, các tuyến, bao qui đầu.
ĐỊNH NGHĨA RỤNG TÓC
Rụng lông, tóc là tình trạng không có lông, không có tóc. Có thể rụng hoàn toàn hay một phần. Nếu rụng một phần có thể lan tỏa hay khu trú. Rụng tóc có thể do có tóc nhưng rụng đi hoặc bẩm sinh không có tóc. Sợi tóc có thể rụng mất hoặc còn ngắn vài mm, đoạn ngắn có thể bình thường hoặc thay đổi về bề dày, màu sắc.
Da đầu: Có thể bình thường hoặc có vảy, sạch, có những nang sừng, sẹo hay không sẹo.
RỤNG TÓC BẨM SINH
Là bệnh di truyền, hiếm, có thể rụng hoàn toàn hay rụng một phần. Các bệnh:
Bệnh Tóc chuỗi hạt (Monilethrix).
Bệnh Tóc nổ hột (Trichorrhesis naclosa).
Bệnh Tóc chuỗi hạt: Là sự loạn dưỡng bẩm sinh, di truyền theo tính trội.
Tóc có chỗ phình ra, có chỗ thắt lại hình thành bất sản hình chuỗi. Chỗ phình ra có đặc điểm của sợi tóc bình thường, chỗ thắt lại là chỗ bị bất sản, teo. Thường thì sợi tóc bị đứt ngay chỗ phình ra đầu tiên và thường kết hợp với dày sừng nang lông ở mặt duỗi chi, thái dương, gáy.
Da đầu: Có những nốt sừng màu hồng, nhiều nhất ở vùng tóc rụng hoàn toàn. Khi bé sinh ra vẫn có tóc, được 1 tháng rưỡi tóc rụng. Da đầu có những hột nhám, tồn tại suốt đời.
RỤNG TÓC LAN TỎA CẤP TÍNH (Telogen effluvium)
Đặc điểm
Là tình trạng mất sớm và nhiều của tóc từ nang lông bình thường trên da đầu. Nguyên nhân rất nhiều nhưng dù do bất cứ nguyên nhân nào bệnh thường có giai đoạn tiềm ẩn 2-4 tháng, số tóc rụng mỗi ngày từ 120-400 sợi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân rõ
Sau sốt cao: Do viêm phổi, sốt thương hàn… Rụng tóc bắt đầu 2-4 tháng sau giai đoạn sốt. Số lượng telogen trên 50%. Tóc thường mọc lại.
Sau sinh: Xuất hiện giữa tháng thứ 2 tới tháng thứ 5 sau sinh. Tóc thường rụng ở 1/3 trước của da đầu mặc dù có thể rụng lan tỏa. số lượng telogen thay đổi giữa 24 và 46%. Tóc sẽ mọc lại hoàn toàn.
Rụng tóc sau sinh ở trẻ em: Gặp ở giai đoạn sau sinh và 4 tháng đầu. Tóc mọc lại ở tháng thứ sáu. Số lượng telogen thay đổi từ 64-87%.
Rụng tóc do chấn thương: Là kết quả do cột tóc chặt hoặc quấn tóc chặt.
Rụng tóc do kích xúc, tâm lý, thần kinh: Có sự mất đột ngột toàn bộ tóc sau sốc.
Rụng tóc do thuốc: Heparin, Coumarin, Triparadol, Thiourea, Carbamazepin, Lithium, In- docid, Allopurinol, Levodopa, Propanolol.
Do tia xạ: Tác dụng của tia xạ rất nhanh, 15-20 ngày sau điều trị. Ba tháng sau khi ngưng chiếu tia, tóc sẽ mọc lại hoàn toàn. Nếu sau 5 tháng tóc không mọc lại thì sẽ bị hói vĩnh viễn.
Nguyên nhân khác
Bệnh mạn tính: Ung thư máu, lao, nhược và cường giáp, suy dinh dưỡng…
Ung thư hạch.
Giang mai: Thường là Giang mai 2, hạch (+), VDRL (+). Từ 3-8 tháng sau khi bị nhiễm, tóc rụng theo kiểu rừng thưa, số đốm rụng tóc nhiều, giới hạn không rõ. Vị trí ở thái dương. Da đầu bình thường hay có vảy.
RỤNG TÓC LAN TỎA TỪ TỪ
Rụng tóc kiểu đàn ông
Tóc mất từ từ, chủ yếu ở đỉnh đầu và trán, thái dương. Thực tế toàn bộ đỉnh đầu có thể mất hêt tóc, lan dần chỉ còn vành tóc ở gáy gọi là hói tóc kiểu Hypocrate. Tóc mới mọc lại nhưng rất nhuyễn giống như lông măng, có khi không nhìn thấy. Da đầu có khi sạch và tiết ra nhiều chất nhờn, có khi đóng vảy.
Nguyên nhân
Có thể do di truyền, nội tiết (lệ thuộc testosterone), tăng tiết bã nhờn. Hiện tại không có thuốc nào làm tóc phát triển. Điều trị trực tiếp theo hướng Viêm da tiết bã được nhiều tác giả đồng ý.
Rụng tóc tuổi già
Da đầu không có tăng tiết bã, không có vảy, tóc rụng chậm, lỗ chân lông biến mất, tóc không mọc lại.
Rụng tóc do chấn thương
ở vùng chẩm: Thường gặp ở sơ sinh, do sự cọ xát thường xuyên với chiếu, gối.
Trichotillomanie: Là tình trạng nhổ hay bứt tóc, lông mày do yếu tố thần kinh. Gặp chủ yếu ở bé gái dưới 10 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Vị trí tóc rụng: ở thái dương, đối xứng hai bên, giới hạn không đều.
Ở thiếu nữ: Rụng tóc do co kéo, xảy ra do sự căng lâu dài của sợi tóc hoặc do bện tóc chặt, kéo để tóc thẳng, quấn tóc quá chặt.
Rụng tóc trong bệnh bán cấp và mạn tính
Gặp trong các bệnh Lao, Tiểu đường, Thiếu máu, bệnh Bạch cầu (Leukemia), Suy nhược cơ thể, sau điều trị suy tuyến giáp, sau điều trị bằng tia xạ.
RỤNG TÓC KHU TRÚ KHÔNG CÓ SẸO
- Đặc điểm
Da đầu không teo, còn lỗ nang lông, tiên lượng tóc sẽ mọc lại. Vùng rụng tóc có giới hạn rõ trên đó có tóc ngắn hoặc không có tóc.
Bệnh Pelade (bệnh trụi tóc)
- Đặc điểm
Có một hoặc nhiều mảng rụng tóc giới hạn rõ, tròn, ở bất kỳ nơi nào trên tóc hoặc râu. Tóc rụng nhanh, da đầu sạch, không có vảy.
Quanh mảng rụng tóc có sợi tóc hình chấm than, ngắn, gốc nhuyễn và lợt màu, đầu dày và màu bình thường. Sợi tóc chấm than có thể không thấy trong trường hợp rụng tóc tiến triển nhanh.
Tóc sẽ mọc lại lúc đầu nhuyễn giống lông măng, trắng sau đó sậm dần và trở thành sợi tóc bình thường.
- Nguyên nhân
Chưa rõ, có thể do thiếu máu ở bầu hành lông, có thể do nhiễm khuẩn (Viêm màng não), chân thương sọ não, do kích xúc, suy nhược cơ thể, thay đổi nội tiết (suy giáp, Basedow).
- Điều trị
Điều trị tổng quát: Có thể điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết., nếu có.
Dùng thuốc tái tạo hành lông nhú như methionine, L-cystein…, vitamin A, B, C…
Bệnh nấm tóc
- Đặc điểm
Không làm hói vĩnh viễn, hay gặp ở trẻ em, rất lây. Bệnh lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua trung gian lược, nón hoặc từ súc vật như chó, mèo.
Bệnh thể hiện bằng một hoặc nhiều mảng rụng tóc, da đầu đỏ, có vảy, tóc bị gẫy còn 3- 5mm, trên mảng rụng tóc có tóc lành và tóc bệnh xen lẫn.
- Nguyên nhân
Do Trichophyton, Microsporum.
- Điều trị
Griseofulvin lg/ngày.
Tóc phải cắt ngắn, gội đầu hàng ngày.
Sử dụng lược, nón, khăn riêng.
Tìm nâm hai lần cách nhau một tuần, nếu (-) cho đi học lại.
RỤNG TÓC KHU TRÚ CÓ SẸO
Đặc điểm
Da đầu có sẹo, teo, không còn lỗ nang lông, tiên lượng xấu, tóc không mọc lại.
Nguyên nhân
Bệnh Favus
Do nấm Achorion Schonleinii, gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng thường khởi sự lúc nhỏ, có thể hói vĩnh viễn. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác hoặc lây gián tiếp qua lược, nón.
Thương tổn là những dấu lõm: lúc đầu là một dát màu vàng, đường kính 2-3mm, dát lớn dần và lõm xuống, có màu vàng lưu huỳnh, chung quanh có một đường viền. Dấu lõm chứa một chất vàng dễ nát, có mùi rất hôi giống mùi chuột chết. Dâu lõm có thể đơn độc hoặc dính với nhau thành mảng lớn.
Điều trị: Griseofulvin lg/ngày.
Bệnh Lupus đỏ mạn tính
Chẩn đoán dễ, thương tổn giống thương tổn trên da.
Lichen planus
Mảng rụng tóc màu hồng, có vảy, có tăng sừng điểm như lupus.
Chẩn đoán dễ nếu có thương tổn Lichen planus ở da, khi khám phải tìm thương tổn niêm mạc miệng.
Pseudopelade
Là dạng hiếm của rụng tóc trong đó có sự phá hủy nang tóc, tạo ra nhiều mảng có sẹo, không có tóc hình tròn hoặc bầu dục, giới hạn rất rõ. Thường xung quanh có nhiều đốm rụng tóc nhỏ nên chẩn đoán dễ. Giữa mảng có thể có vài nang lông dãn, tóc sẽ mọc lại từ đó.
Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân có thể do Viêm nang lông mạn.
Folliculite décalvante
ít gặp, có viêm nang lông, mảng lớn dần, bờ không đều, tiến triển chậm.
Xơ cứng bì
Dạng Xơ cứng bì dải, chạy dài từ trước ra sau, có khi xuống trán như vết chém, trên vùng đó tóc bị rụng vĩnh viễn.