Hư lao không phải là một chứng riêng biệt, các bệnh lâu ngày không khỏi đều chuyển thành hư lao (Nam dược thần hiệu – Hư lao). Bệnh lâu ngày thường là bệnh của các tạng phủ bị tổn hư, nguyên khí suy hư. Hư lao còn được gọi là hư tổn Hư là bệnh lâu làm mất tinh khí, người gầy yếu. Tinh khí đoạt tắc hư – (Tố vấn thông bình hư thực luận). Tổn là hư tích làm tổn thương tạng phủ khó phục hồi được. Trương Cảnh Nhạc viết “Khi có tổn ở phần hình thể vật chất thì gọi là âm hư – (Phần tổn tại hình chất giả tổng viết âm hư). Lại viết “Âm hư là chứng mà dinh vệ táo, tân dịch khô do các bệnh có hỏa thịnh, thủy khuy gây nên”.
Một đặc điểm của hư lao là nguyên khí hao tổn. cảnh Nhạc viết: “Nguyên khí bị tổn thương là bệnh hư tổn”. Người xưa phân ra ngũ lao, lục cực, thất thương. Ngũ lao là tâm lao (tổn thần), can lao (tổn huyết), tỳ lao (tổn thực), phế lao (tổn khí), thận lao (tổn tinh). Tố Vấn viết về ngũ lao: “nhìn lâu thương huyết, nằm lâu thương khí, ngồi lâu thương nhục, đứng lâu thương cốt, đi lâu thương cân”, về tổn, Nạn kinh viết: “Tổn thứ nhất là tổn ở bì mao, da teo lại và lông rụng, tổn thứ hai là tổn ở huyết mạch, huyết mạch hư thiểu, không nuôi được 5 tạng 6 phủ, tổn thứ ba là tổn ở cơ nhục, thịt gầy róc, ăn uống không nuôi được cơ phu, tổn thứ tư là tổn ở cân, gân mềm không có được, tổn thứ năm là tổn ở thận, thận suy không ngồi dậy được, Người bị tổn theo thứ tự từ trên xuống, đến cốt nuy không dậy được thì chết, người theo thứ tự từ dưới lên, bệnh đến da tụ lông rụng thì chết”. Còn Lưu Hà Gian cho rằng: “Tổn theo thứ tự từ trên xuống, đã qua vị thì không chữa được, còn theo thứ tự từ dưới lên đã qua tỳ thì không chữa được”. Lục cực là: Khí cực, huyết cực, cân cực, cơ cực, cốt cực, tinh cực. Thất thương là: quá no thương tỳ, quá giận khí nghịch thương can, dùng sức cử tạ quá nặng hoặc ngồi lâu ở nơi ẩm thấp thương thận, người đã hàn lại uống lạnh thương phế, âu sầu tư lự thương tâm, phong vũ hàn thử thương thận thể, khủng khiếp không tiết độ thương chí (Thiên kim yếu phương). Hư lao có thể do bẩm thụ yếu kém, tiên thiên bất túc, có thể do ăn ở không có chừng mực, ham muốn quá độ, lao tâm lực quá độ làm tổn hại khí huyết, tinh hao thủy kiệt, hỏa bốc, có thể do dinh dưỡng kém gây nên khí huyết hậu thiên bất lực. Quy cho cùng thì dương hư bị ngoại hàn thì tổn kinh phế, âm hư nội nhiệt có gốc ở thận, ăn uống lao quyện làm tỳ bị bệnh (Y tôn kim giám)
Như vậy, có hư lao do tiên thiên mấu chốt ở thận, có hư lao do hậu thiên mấu chốt ở tỳ. Trong biện chứng thường lấy âm dương khí huyết gắn với ngũ tạng để xem xét cụ thể. Thời gian điều trị hư lao phải dài hơn, theo các hướng: Tổn giả ích chi (tổn thương thì bổ ích nó), lao giả ôn chi Gao thì ôn nó), hình bất túc giả ôn chi dĩ khí (hình thể không đầy đủ thì lấy khí của thuốc để ôn), tinh bất túc giả, bổ chi dĩ vị (tinh không đầy đủ thì lấy vị của thuốc để bộ. Nạn kinh viết: “Người có tổn phế thì ích khi của phế, tổn tâm thì điều hòa dinh vệ, tổn tỳ thì điều hòa ăn uống, chú ý đến vấn đề hàn ôn của người bệnh, tổn can thì hoãn trung, tổn thận thì ích tinh”… Chú trọng bổ thận, bổ âm, bổ dương (tiên thiên), bổ tỳ, bổ khí, bổ huyết (hậu thiên). Lãn Ông nói: “Bệnh nặng chữa âm dương, bệnh nhẹ chữa khí huyết”. Trong điều trị còn vận dụng nguyên tắc con hư bổ mẹ, như phế hư thì bổ tỳ, can hư thì bổ thận. Nhìn chung, Tuệ Tĩnh cho rằng: “bệnh không phải một sớm một chiều mà phát ra như thế, thì việc dùng thuốc không phải một thìa, một viên mà chữa khỏi” (Nam dược thần hiệu).
Cũng cần lưu ý vì tỳ vị là nguồn sinh hóa của khí huyết tinh tân dịch, cho nên cần coi trọng bổ tỳ (lấy ăn được là chính) trong điều trị hư lao.
Dương hư
- Dương hư khí suy
Thường do dương khí và vệ khí cùng hư.
Triệu chứng: Mệt mỏi, lười vận động, vận động thì suyễn, tự hãn, người đau mỏi, ê ẩm, mạch hư. Bệnh nhân này dễ bị ngoại hàn tác động làm tổn thương kinh phế.
Phép điều trị: Phù dương cố biểu.
Phương thuốc: Thừa dương lý lao thang (Kim giám phương).
Nhân sâm | 6g | Hoàng kỳ | 12g |
Nhục quế | 6g | Bạch truật | 9g |
Cam thảo | 6g | Trần bì | 6g |
Đương quy | 12g | Ngũ vị tử | 6g. |
Ý nghĩa: Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ nguyên khí cổ biểu; Nhục quế để ôn dương; Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; Trần bì để lý khí; Đương quy để dưỡng huyết; Ngũ vị tử để liễm khí.
Nếu sợ lạnh thêm Phụ tử 5 phân, ỉa lỏng thêm Kha tử, Mộc hương, Đậu khấu.
- Tỳ dương hư.
Thường là hậu quả của tỳ khí hư, hoặc ăn uống sống lạnh, làm tổn thương tỳ dương.
Triệu chứng: Án ít, người lạnh, mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, ỉa phân lỏng hoặc có nấc, sắc mặt bệch hoặc vàng sạm, rêu trắng, lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
Phép điều trị: ôn trung kiện tỳ.
Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận)
Nhân sâm 6g Can khương 6g
Bạch truật 6g Cam thảo 6g.
Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khí. Can khương để ôn trung khu lý hàn, Cam thảo, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp ích khí hòa trung. Nếu chân tay lạnh, sợ lạnh thêm Phụ tử để trợ dương gọi là Phụ tử lý trung thang. Nếu ỉa lỏng không cầm được thêm ích trí nhân Thảo quả để ôn thận chỉ tả. Nếu nôn sau khi ăn thêm Trần bì, Bán hạ để hòa vị giáng nghịch.
- Thận dương hư.
Thường do người vốn dương hư, mệnh môn hỏa suy, bệnh lâu không khỏi hoặc lao tổn quá độ, nguyên suy, hoặc già yếu thận dương không đủ.
Triệu chứng: Sợ lạnh chân tay lạnh, ỉa lỏng phân sống, lưng đau mỏi ê ẩm, hoạt tinh liệt dương, đái nhiều hoặc đái không cầm được, sắc mặt bệch, tiếng nói nhỏ, lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.
Phép điều trị: Ôn bổ thận dương.
Phương thuốc: Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược).
Thục địa 8 lạng Sơn dược 4 lạng
Sơn thù 4 lạng Trạch tả 3 lạng
Phục linh 3 lạng Đơn bì 3 lạng
Quế chi 1 lạng Phụ tử 1 lạng.
Ý nghĩa: Thục địa để ôn bổ thận âm. Sơn thù, Sơn dược để tư bổ can tỳ. Quế chi, Phụ tử để ôn bổ thận dương. Trạch tả, Phục linh để lợi thủy thảm thấp. Đơn bì để tả can hỏa. Nếu di tinh thêm Khiếm thực, Liên tu, Mâu lệ.
Phương thuốc: Cao bổ dương (Nam dược thần diệu – Hư lao)
Gạc hươu nấu thành cao để dùng dần.
Phương thuốc: Viên bổ thận dương (Thuốc nam châm cứu)
Anh túc xác 8g,
Lộc giác sương 16g,
Ba kích 24g,
Liên nhụy 4g,
Hạt tơ hồng 12g,
Ý dĩ 20g,
Củ mài 40g,
Hạt sen 40g,
Hà thủ ô đỏ 20g,
Hà thủ ô trắng 20g,
Làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.
Ý nghĩa: Lộc giác sương, Ba kích, Hạt tơ hồng, Hà thủ ô để bổ thận ôn dương, bổ ích tinh thủy. Hạt sen, Ý dĩ, Củ mài để bổ tỳ. Anh túc xác để cố tinh.
Phương thuốc: Hữu quy hoàn (Kim quĩ yếu lược)
Thục địa 8 lạng,
Sơn dược 4 lạng
Sơn thù 3 lạng,
Câu kỷ tử 4 lạng
Lộc giác giao 4 lạng,
Thỏ ti tử 4 lạng
Đỗ trọng 4 lạng,
Đương quy 3 lạng
Nhục quế 2 lạng,
Phụ tử 2 lạng đến 5-6 lạng
Ý nghĩa: Nhục quế, Phụ tử, Lộc giác giao để ôn bổ thận dương ích tinh tủy. Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ti tử, Đỗ trọng để ôn thận tráng dương kiêm bổ thận tinh, bổ tỳ. Đương quy, Câu kỷ tử để bổ huyết dưỡng can.
Phương thuốc: Tứ thần hoàn (Chính trị chuẩn thằng)
Nhục đậu khấu 2 lạng Phá cố chỉ 4 lạng
Ngũ vị tử 2 lạng Ngô thù du 1 lạng,
Mỗi lần dùng 2 – 3 được. Chủ yếu dùng trong ngũ canh tả.
Ý nghĩa: Phá cố chỉ để bổ mệnh môn hỏa. Nhục đậu khẩu để ôn tỳ chỉ tả, Ngô thù du để ôn tỳ vị trừ hàn thấp, Ngũ vị tử để ôn sáp. Khương táo để tán hàn, hành khí tư dưỡng tỳ vị. Phương này chủ yếu để chữa ngũ canh tả (ỉa lỏng lúc sáng sớm) do tỳ thận dương hư.
Âm hư
1. Thận âm hư:
Thường do tinh bị tổn thương, hoặc mất máu, mất tân dịch, hoặc nóng quá làm âm bị tổn thương hoặc do uống thuốc nhiệt quá mức, hoặc các tạng phủ khác có âm hư gây nên.
Triệu chứng: Thắt lưng, đầu gối mỏi yếu, váng đầu, ù tai chóng mặt, răng long họng khô, di tinh mất ngủ (đo hư hỏa động), ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi gầy đỏ,
mạch trầm tế (sác).
Phép điều trị: Tư bổ thận âm
Phương thuốc: Cao bổ âm (Nam dược thần hiệu – hư lao) Yếm rùa 10kg. Chế biến theo quy chế, nấu thành cao dùng dần.
Phương thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết).
Thục địa | 8 đồng cân | Sơn thù | 4 đồng cân |
Sơn dược | 4 đồng cân | Trạch tả | 3 đồng cân |
Phục linh | 3 đồng cân | Đơn bì | 3 đồng cân. |
* Ý nghĩa: Thục địa để bổ âm thận. Sơn thù để tư thận ích can. Sơn dược để ích thận bổ tỳ. Trạch tả để tư thận giáng trọc. Đơn bì để tả can hỏa. Phục linh để thảm tỳ thấp. Nếu dạo hãn sốt chiều thêm Hoàng bá. Tri mẫu, nếu cốt chưng thêm Địa cốt bì.
Phương thuốc: Viên bổ thận âm (Thuốc nam châm cứu)
Lá dâu | 80g, | Vừng đen | 320g, |
Hoàng tinh | 640g, | Hạt sen | 640g, |
Củ mài | 80g, | Hà thủ ô | 40g, |
Hạt bí đao | 80g, | Ngó sen | 640g, |
Lộc giác sương | 120, | Yếm rùa | 120g. |
Tán mịn làm hoàn mật, 8g/hoàn. Uống 1 hoàn, ngày uống 2 lần.
Ý nghĩa: Hoàng tinh, Hà thủ ô, Lộc giác sương, Yếm rùa để bổ thận âm, Lá dâu, Hạt bí đao để thanh nhiệt.
Phương thuốc: Tả qui hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư)
Thục địa | 8 lạng | Sơn dược | 4lạng |
Sơn thù | 4 lạng | Cẩu kỷ tử | 4lạng |
Ngưu tất | 3 lạng | Thố ti tử | 4 lạng |
Lộc giác giao | 4lạng | Cao quy bản | 4 lạng. |
Ý nghĩa:. Đây là phương thuốc Lục vị địa hoàng hoàn bỏ Trạch tả, Phục linh, Đơn bì thêm Kỷ tử, Ngưu tất, Thỏ ti tử, Lộc giác giao, Cao quy bản để tăng tác dụng bổ can thận âm. Có thể dùng cho các trường hợp tinh huyết tân dịch bất túc.
Phương thuốc: Đại bổ nguyên tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư)
Thục địa | 8 lạng | Sơn dược | 4lạng |
Sơn thù | 4 lạng | Đỗ trọng | 4 lạng |
Kỷ tử | 4 lạng | Đương quy | 3 lạng |
Nhân sâm | 2 lạng | Chích thảo | 2 lạng. |
Ý nghĩa: Đây là phương thuốc Lục vị địa hoàng hoàn bỏ Trạch tả, Phục linh, Đơn bì thêm Nhân sâm, Đương quy, Chích thảo, Đỗ trọng, Kỷ tử để bổ nguyên khí dưỡng khí dưỡng huyết hỗ trợ cho tư âm. Phương này dùng trong âm hư có khí hư.
Phương thuốc: Đại bổ âm hoàn (Đan Khê tâm pháp)
Hoàng bá 4lạng, Tri mẫu 4 lạng,
Thục địa 6 lạng Quy bản 6 lạng.
Tủy lợn chưng chín 1 cái.
Làm hoàn mật, mỗi lần uống 2-3 đồng cân.
Ý nghĩa: Hoàng bá (khổ hàn) để tả thận hỏa, làm khỏe thận âm. Tri mẫu để tư âm thanh nhiệt. Thục địa để tư bổ thận âm, Qui bản để tư âm tiềm dương. Tủy lợn để tư bổ tinh tủy.
Dùng trong trường hợp âm hư nội nhiệt rõ (như có triều nhiệt, cốt chưng, ho máu…) để tư âm giáng hỏa.
- Can âm hư.
Thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc, cũng có thể do can hỏa làm tổn thương can âm.
Triệu chứng: Đầu đau, chóng mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt hoặc hay chuột rút, mặt sắc hồilg, lưỡi khô đỏ hơi tím, mạch huyền tế (sác)
Phép điều trị: Bổ can thang (Y tôn kim giám)
Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung,
Thục địa, Toan táo nhân, Mộc qua,
Cam thảo, Mạch môn Gượng bằng nhau).
Ý nghĩa: Đây là phương thuốc tứ vật thang để dương huyết như can) phối hợp với Toan táo nhân, Mộc qua, Mạch đông, Cam thảo để tư dưỡng can âm với cách dùng thuốc cam toan để hóa âm, dưỡng thủy để nuôi dưỡng mộc.
Nếu đầu đau, chóng mặt, ù tai nhiều, hoặc hay chuột rút máy cơ thì thêm Cúc hoa, Quyết minh, Câu đằng để bình can tiềm dương. Nếu mắt khô sợ ánh sáng, nhìn không rõ thì thêm Kỳ tử, Thảo quyết minh để dưỡng can minh mục Gàm sáng mắt). Nếu dễ xúc động, cáu gắt, nước đái đỏ, ỉa khó thêm Hoàng cầm, Chi tử, Long đồm thảo để thanh tả can hỏa.
Phương thuốc: Đương quy bổ huyết thang (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
Hoàng kỳ 1 lạng Đương quy 2 đồng cân
Ý nghĩa: Hoàng kỳ để bổ khí của tỳ vị, Đương quy để bổ huyết hòa dinh. Phương này để bổ huyết trong điều kiện có biểu hiện khí.
- Vị âm hư
Thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt, do nhiệt làm tổn thương tân dịch vì tân dịch bị tổn thương, khí ít nên sự thu nạp thủy cốc của vị sẽ giảm.
Triệu chứng: Không muôn ăn hoặc biết đói song không ăn, tâm phiền, sốt nhẹ, ỉa khó phân khô vón, nôn khan, nấc lưỡi đỏ, mạch tế sác. Có thể loét miệng lưỡi.
Phép điều trị: ích âm dưỡng vị.
Phương thuốc: ích vị thang (Ôn bệnh điều biện)
Sa sâm 3 đồng cân Mạch môn 5 đồng cân
Đường phèn 1 đồng cân Sinh địa 5 đồng cân
Ngọc trúc 1,5 đồng cân.
Phương thuốc: Dưỡng vị thang (Diệp thị phương)
Mạch môn, Bạch biển đậu (sống),
Ngọc trúc, Cam thảo, Tang diệp, Sa sâm
Có thể thêm Thạch hộc, ô mai, nếu cần thêm nước mía.
Ý nghĩa: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sinh địa để tư dưỡng tân dịch. Đường phèn để dưỡng vị hòa trung. Nếu miệng loét thêm Nhân sâm tu, Thạch hộc, Tang diệp, ô mai, Biển đậu sống, Thiên hoa phấn để dưỡng vị khí sinh tân, thanh nhiệt. Nếu khí nghịch thêm Bán hạ; Cam thảo, Đại táo, Ngạnh mễ để hòa vị giáng nghịch, và uống lúc thuốc còn nóng.
- Tâm âm hư
Thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu hoặc tâm hỏa cang thịnh hoặc thân bị tiêu hao quá độ làm dinh huyết hư, âm tinh kiệt gây nên.
Triêu chứng: Tim đập mất ngủ, hay giật mình, hay quên tâm phiền, ra mồ hôi trộm hoặc lưỡi loét, miệng loét, sắc mặt hồng, lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác.
Phép điều trị: Tư dưỡng tâm âm an thần.
Phương thuốc: Bá tử dưỡng tâm hoàn (Thể nhân hội thiên)
Bá tử nhân | 4lạng | Kỷ tử | 3 lạng |
Mạch môn | 1 lạng | Đương quy | 1 lạng |
Xương bồ | 1 lạng | Phục thần | 1 lạng |
Huyền sâm | 2 lạng | Thục địa | 2 lạng |
Cam thảo | 5 đồng cân | Hoàn mật. |
Ý nghĩa: Bá tử nhân, Phục thần để an thần dưỡng tâm, Thục địa, Huyền sâm, Mạch môn để tư âm thanh nhiệt, Đương quy, Kỷ tử để dưỡng huyết, Xương bồ khai khiếu.
Phương thuốc: Thiên vương bổ tâm đơn (Nhiếp sinh bí phẫu)
Đan sâm | 5 đồng cân | Huyền sâm | 5 đồng cân |
Bạch linh | 5 đồng cân | Ngũ vị tử | 2 lạng |
Viễn chí | 5 đồng cân | Cát cánh | 5 đồng cân |
Đương quy | 2 lạng | Thiên môn | 2 lạng |
Mạch môn | 2 lạng | Bá tử nhân | 2 lạng |
Toan táo nhân | 2 lạng | Sinh địa | 4 lạng |
Nhân sâm | 5 đồng cân |
Hoàn mật, Chu sa 3-5 đồng cân để làm áo thuốc.
Ý nghĩa: Sinh địa để dưỡng huyết, Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn để tư âm thanh hỏa. Đan sâm, Đương quy để bổ huyết dưỡng huyết, Nhân sâm, Phục linh để ích khí ninh tâm. Toan táo nhân, Ngũ vị tử để thu liễm tâm khí, an tâm thần Long nhãn, Viễn chí, Chu sa để dưỡng tâm an thần.
Phương thuốc: Thục huyền môn thang (Thuốc nam châm cứu)
Thục địa | 16g, | Thiên môn | 12g, |
Mạch môn | 12g, | Thạch hộc | 12g, |
Huyền sâm | 12g, | Bố chính sâm (sao gừng) 16g, | |
Hạt sen | 12g, | Bá tử nhân | 12g, |
Toan táo nhân (sao đen) 12g
Ý nghĩa: Thục địa để bổ âm dưỡng huyết. Mạch môn, Thiên môn, Thạch hộc, Huyền sâm để tư âm thanh hư hỏa. Bố chính sâm, Hạt sen để ích khí ninh tâm, Bá tử nhân, Toan táo nhân để dưỡng tâm an thần.
Nếu lưỡi miệng loét thêm Hoàng liên, Trúc diệp, Mộc thông để thanh nhiệt.
- Phế âm hư.
Thường do bệnh lâu phế âm suy, hoặc nhiệt tà làm tổn thương phế, hoặc mất nhiều mồ hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được phế.
Triệu chứng: Thường ho khan, ho nặng không có đờm hoặc có ít đờm dính, họng khô ngứa, tiếng khàn, người gầy lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế vô lực, hoặc ho máu triều nhiệt đạo hãn, mạch tế sác (có nội nhiệt)
Phép điều trị: dưỡng phế âm thanh nhiệt Phương thuốc: Sa sâm mạch đông thang (ôn bệnh điều biện)
Sa sâm | 3 đồng cân | Mạch đông | 3 đồng cân |
Ngọc trúc | 2 đồng cân | Sinh cam thảo | 1 đồng cân |
Tang diệp | l,5 đồng cân | Sinh biển đậu | l,5 đồng cân |
Thiên hoa phấn | l,5 đồng cân |
Ý nghĩa: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc để tư âm nhuận phế, Tang diệp, Thiên hoa phấn, Cam thảo để thanh phế sinh tân.
Nếu triều nhiệt thêm Địa cốt bì, Miết giáp. Nếu đạo hãn thêm Mâu lệ, gốc cây lúa. Nếu ho máu thêm A giao, Bối mẫu, Bách hợp.
Phương thuốc: Bách hợp cố kim thang (Y phương tập giải)
Sinh địa | 2 đồng cân | Thục địa | 3 đồng cân |
Mạch môn | l,5 đồng cân | Bạch thược | 1 đồng cân |
Đương quy | 1 đồng cân | Bối mẫu | 1 đồng cân |
Cát cánh | 0,8 đồng cân |
Ý nghĩa: Sinh địa, Thục địa để tư âm bổ thận lương huyết. Mạch môn, Bách hợp, Bối mẫu để hóa đờm chỉ ho. Huyền sâm để tư âm thanh hư hỏa. Đương quy để dưỡng huyết nhuận táo. Bạch thược để dưỡng huyết ích âm. Bối mẫu, Cát cánh để tuyên phế chỉ ho hóa đờm, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Phương thuốc: Cao bổ phế âm (Thuốc nam châm cứu)
Cao ban long | 400g | Cao quy bản | 400g |
Thiên môn | 120g | Mạch môn | 200g |
Bách bộ | 120g | Tử hà xa | 2cái |
Mật ong | 250ml |
Mỗi ngày 40g chia làm 2 lần.
Khí hư
- Phế khí hư
Thường thấy ở các bệnh ho khạc lâu ngày, ở người nói nhiều, làm phế khí suy dần. Tỳ khí hư, thận khí hư, tâm khí hư cũng dẫn đến phế khí hư yếu.
Triệu chứng: Khí đoản, lười nói, tiếng nói nhỏ, hay đứt quãng, làm hơi nặng thì thở, tự ra mồ hôi, dễ cảm, lúc nón;/ lúc lạnh, người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư yếu.
Phép điều trị: ích khí cố biểu
Phương thuốc: Bổ phế thang (Vinh loại linh phương)
Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thục địa,
Ngũ vị tử Tử uyển, Tang bạch bì
Ý nghĩa: Sâm kỳ để bổ dưỡng phế khí, Tang bạch bì, Tử uyển để nhuận phế chĩ ho. Thục Ngũ vị ích thận nạp khí. Phương thuốc: Bảo nguyên thang (Bác ái tâm giám)
Nhân sâm, Hoàng kỳ,
Cam thảo Nhục quế,
Lượng bằng nhau.
Ý nghía: Hoàng kỳ, Nhân sâm, Cam thảo để bổ nguyên khí, phế khí, trung khí. Nhục quế để ôn dương.
Phương thuốc: Tứ quân tử thang (Cục phương)
Nhân sâm, Bạch linh,
Cam thảo Bạch truật
Lượng bằng nhau.
Ý nghĩa: Sâm để bổ nguyên khí kiện tỳ dưỡng vị, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Phục linh, Cam thảo để kiện tỳ thảm thấp.
Nếu tự hãn thêm Hoàng kỳ.
Phương thuốc này chủ yếu để ích khí kiện tỳ, từ đó bổ phế khí.
- Tâm khí hư.
Thường do già, khí hư, hoặc mất quá nhiều mồ hôi, ỉa lỏng quá nhiều,.các yếu tố làm khí huyết bị tổn thương gây nên.
Triệu chứng: Tim đập, khí đoản, tự hãn, mặt bệch, không có sức, lưỡi mạch hư hoặc kết đại.
Phép điều trị: Bổ ích tâm khí.
Phương thuốc:
- Thiên vương bổ tâm đơn (xem tâm âm hư)
- Sinh mạch tán (Nội ngoại thương biện hoặc luận) Nhân sâm 10g Mạch môn 15g Ngũ vị tử 6g Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khí. Mạch môn để dưỡng âm sinh tân. Ngũ vị tử để liễm khí chỉ hãn.
- Tỳ khí hư.
- Thường do cơ thể vốn suy yếu, lao lực, ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ khí, dẫn đến tỳ khí hư.
Triệu chứng: Ăn ít, ăn xong thấy trướng bụng, mệt mỏi lúc ỉa lỏng lúc không, hoặc phù thũng, đái ít, đái không lợi, mạch hoãn nhược.
Phép điều trị: Kiện tỳ ích khí.
Phương thuốc: Hương sa lục quân tử thang (Y phương tập giải)
Nhân sâm | 12g | Bạch truật | 12g |
Bạch linh | 12g | Cam thảo | 8g |
Trần bì | 9g | Bán hạ | 12g |
Sa nhân | 6g | Mộc hương | 6g |
Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khi kiện tỳ dưỡng vị. Bạch truật để kiện tỳ, Phục linh, Cam thảo để kiện tỳ thảm thấp. Trần bì, Bán hạ để hóa đờm. Sa nhân, Mộc hương để lý khí chỉ thông tỉnh tỳ.
Phương này chủ yếu để chữa tỳ khí hư, hàn thấp trệ ở trung tiêu, gây đau bụng.
Phương thuốc: Sâm linh Bạch truật tán (Cục phương)
Nhân sâm 2 đồng cân
Bạch linh 2 đồng cân
Bạch truật 2 đồng cân
Liên tử 1 đồng cân
Ý dĩ 1 đồng cân
Bạch biển đậu 1,5 đồng cân
Sơn dược 2 đồng cân
Sa nhân 1 đồng cân
Cát cánh 1 đồng cân
Cam thảo 2 đồng cân
Ý nghĩa: Sâm Truật để ích khí kiện tỳ, Linh Thảo để hóa thấp hòa trung, Sơn dược, Bạch biển đậu, Liên nhục, Ý dĩ để bổ tỳ chỉ tả, Sa nhân để tỉnh tỳ thúc đẩy quá trình vận hóa. Cát cánh để dẫn thuốc vào thái âm phế, để ích phế.
Phương thuốc này chủ yếu để chữa tỳ hư tiết tả.
Nếu ỉa lỏng không cầm được thì thêm Thăng ma, Sài hồ để làm thanh khí thăng lên
Nếu có biểu hiện tỳ dương hư, đau bụng thì thêm Quế, Can khương để ôn trung tán hàn.
Phương thuốc: Viên bổ tỳ ích khí (Thuốc nam châm cứu)
Bố chính sâm | 40g | Rễ đinh lăng lá nhỏ | 40g |
Rễ vú bò | 40g | Củ sả | 30g |
Tdĩ | 30g | Cam thảo | 15g |
Trần bì | 20g | Can khương | 10g |
Ý nghĩa: Bố chính sâm, Cam thảo, Rễ đinh lăng để ích khí kiện tỳ. củ sả, Ý dĩ, Can khương để kiện tỳ ôn trung chỉ tả. Trần bì để lý khí.
Phương thuốc này có tác dụng như Sâm linh bạch truật tán.
- Nếu tỳ hư không giữ được tổ chức ở nguyên vị trí, tổ chức bị sa xuống (khí hư hạ hãm)
Triệu chứng: Sa nội tạng (tử cung, dom, dạ dày, rong băng huyết), ỉa chảy mạn, ăn kém, ăn xong trướng bụng, bụng dưới sệ xuống, người mệt thiểu khí.
Phép điều trị: Bổ tỳ ích khí thăng đề.
Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận)
Hoàng kỳ | 1 đồng cân | Cam thảo | 0,5 đồng cân |
Nhân sâm | 0,3 đồng cân | Đương quy | 0,2 đồng cân |
Trần bì | 0,4 đồng cân | Thăng ma | 0,3 đồng cân |
Sài hồ | 0,3 đồng cân | Bạch truật | 0,3 đồng cân |
Phương thuốc: Cử nguyên tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư) | |||
Nhân sâm | 3-5 đồng cân | Hoàng kỳ | 3-5 đồng cân |
Cam thảo | 1-2 đồng cân | Bạch truật | l-2 đồng cân |
Thăng ma | 0,5-0,7 đồng cân |
Ý nghĩa: Hoàng kỳ để ích khí, Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ ích khí. Trần bì để lý khí. Đương quy để bổ huyết. Thăng ma để thăng đề.
- Nếu tỳ khí hư không nhiếp huyết.
Triệu chứng: Mặt bệch hoặc vàng sạm, ăn kém, chảy máu (ỏ da, ở mũi, rong băng kinh, viễn huyết), mạch tế nhược.
Phép điều trị: Kiện tỳ nhiếp huyết.
Phương thuốc: Qui tỳ thang (Tế sinh phương)
Hoàng kỳ | 1 lạng | Bạch truật | 1 lạng |
Nhân sâm | 0,5 lạng | Phục thần | 1 lạng |
Long nhãn | 1 lạng | Toan táo nhân | 1 lạng |
Mộc hương | 0,5 lạng | Cam thảo | 2,5 lạng |
Đương quy | 1 đồng cân | Viễn chí | 1 đồng cân |
Sinh khương | 31át | Đại táo | lquả |
Ý nghĩa: Sâm Kỳ Truật Thảo Khương Táo để bổ tỳ ích khí. Qui để dưỡng huyết, Viễn chí để giao tâm thận, định chí an thần, Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ.
Huyết hư.
- Tâm huyết hư.
Thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu, hoặc thần bị hao làm cho dinh huyết hư, âm tinh kiệt gây nên.
Triệu chứng: Tim đập hồi hộp mất ngủ (ngủ khó) hay giật mình, tâm phiền hay quên, chóng mặt, sắc mặt không nhuận, không đẹp, môi lưỡi nhợt nhạt, mạch tế nhược.
Phép điều trị: Dưỡng tâm huyết an thần.
Phương thuốc: Tứ vật thang (Cục phương)
Đương qui 10g Xuyên khung 8g
Bạch thược 12g Thục địa Ì2g
Để dưỡng huyết thêm Bá tử nhân, Toan táo nhân, Phục thần, Mạch môn để an thần.
Phương thuốc: Cao bổ huyết (Thuốc nam châm cứu)
Cao ban long 40g Long nhãn 40g
Long nhãn sắc kỹ lấy 1 chén tống, hòa với Cao ban long
Ý nghĩa: Cao ban long để tư âm huyết. Long nhãn để dưỡng tâm an thần.
Phương thuốc: Qui tỳ thang (Tế sinh phương) xem 3.3. Tỳ hư không nhiếp huyết.
Phương này chủ yếu thông qua bổ nguồn sinh hóa của huyết để dưỡng tâm can.
- Can huyết hư.
Thường do huyết hư không dưỡng được can, làm can dương nhiễu ở trên.
Triệu chứng: Hoa mắt, ù tai, đau cạnh sườn, dễ giật mình, nữ thì kỉnh không đều hoặc không có kinh, mặt bệch, lưỡi nhợt, mạch huyền tế.
Phép diều trị: Bổ huyết dưỡng can.
Phương thuốc: Tứ vật thang (Cục phương)
Đương qui 10g Thục địa 12g
Xuyên khung 8g Bạch thược 12g
Ý nghĩa: Qui Thục để bổ âm huyết, Bạch thược vào can để hòa dinh, Xuyên khung để điều khí hoạt huyết. Nếu ù tai thêm Mâu lệ để tiềm dương. Hay giật mình thêm Toan táo nhân, Viễn chí để an thần. Đau cạnh sườn thêm Sài hồ, Uất kim, Hương phụ để sơ can giải uất. Nếu bệnh lâu phải kết hợp với phương thuốc bổ khí dưỡng huyết.
Nếu huyết hư có thêm nhiệt thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm thanh nhiệt.
Nếu chân tay lạnh, mặt bệch, mạch hư (có hàn) thêm Quế Phụ để ôn dương.