Sơ cấp cứu là gì?

Bệnh Cấp cứu

Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.

Việc sơ cấp cứu đó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể khiến nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.

1.  Hãy tự bảo vệ bạn và mọi người

Giảm sự lây truyền của bệnh tật khi đau ốm bằng cách:

  • Đối với phương pháp sơ cấp cứu hà hơi thổi ngạt (Tiếp xúc giữa miệng người sơ cứu và miệng nạn nhân): hãy sử dụng một miếng chắn làm bằng tấm vải hoặc giấy bóng plastic che lên miệng nạn nhân để đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa người sơ cấp cứu và nạn nhân.
  • Đừng để ho và hắt hơi tùy tiện, hãy ho và hắt hơi vào khuỷu tay của bạn sau đó rửa tay của bạn khi có thể.
  • Đừng chạm vào máu của nạn nhân (khi giúp họ hãy cầm vật làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa để tránh tiếp xúc trực tiếp).
  • Đừng để bất kỳ vật gì không sạch hoặc không hợp vệ sinh lên vết thương hở (vết cắt hay vết bỏng).
  • Hãy thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng (đặc biệt là khi bạn bị ốm hoặc ai đó trong nhà bạn bị ốm).

2.  Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại nhà

Một số đồ dùng sơ cấp cứu bạn nên có:

  • Dụng cụ  làm  bằng  plastic  để  làm  các tấm chắn.
  • Găng tay.
  • Gạc, vải sạch.
  • Kéo và băng y tế (băng không thấm nước).
  • Đường, muối, nước sạch (nước đóng chai).
  • Gậy hoặc que nẹp chắc chắn.
  • Xà phòng.

Việc chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng bởi vì bạn có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra.

3.  Sơ cấp cứu bằng hà hơi thổi ngạt

Hà hơi thổi ngạt được dùng khi nạn nhân bị ngừng thở.

Các nguyên nhân thông thường làm ngừng thở là:

  • Có một vật tắc trong họng.
  • Lưỡi hoặc đờm đặc chẹn lấy họng của người bất tỉnh.
  • Bị đuối nước, tắc thở vì khói hoặc ngộ độc.
  • Bị đánh mạnh vào đầu hay ngực.
  • Một cơn đau

Một người khi đã ngừng thở chỉ sống thêm được 04 phút, vì vậy hãy:

  1. Nhanh chóng lấy vật mắc trong miệng hoặc họng nạn nhân Kéo lưỡi ra phía trước, nếu có đờm vướng trong họng, gắng lấy đờm ra thật nhanh.
  2. Đặt người bị nạn nằm ngửa mặt lên, lật ngửa đầu về phía lưng, kéo hàm người bị nạn ra trước.
  1. Lấy ngón tay bóp chặt hai lỗ mũi người bị nạn, mở rộng miệng người bị nạn, đặt vải hoặc tấm plastic vào miệng bệnh nhân, rồi áp sát miệng bạn vào miệng người bị nạn và thổi mạnh vào phổi làm ngực người bị nạn phồng lên. Nghỉ để cho không khí dồn trở lại rồi lại thổi tiếp. Một phút thực hiện 15 lần. Với trẻ sơ sinh, thổi nhẹ nhàng hơn với 25 lần mỗi phút.

Hãy tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc khi chắc chắn người bị nạn đã chết. Đôi khi phải tiếp tục làm như vậy hàng giờ hoặc lâu hơn nữa.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận