Thành phần:
Bạch biển đậu 750g Liên nhục 500g
Nhân sâm 1000g Cát cánh 500g
Bạch truật 1000g ý dĩ 500g
Bạch linh 1000g Sa nhân 500g
Cam thảo 1000g Hoài sơn 1000g
Cách dùng
Tán nhỏ thành bột, mỗi lần dùng từ 6g, uống với nước táo. Trẻ em tuỳ theo tuổi mà gia giảm. Hiện nay làm thang sắc nước uống, lượng dùng tính theo tỷ lệ bài gốc mà gia giảm.
Công dụng
Ích khí kiện tỳ, thẩm thấp chỉ tả.
Chủ trị
Tỳ vị hư nhược, ăn ít, đại tiện lỏng, hoặc thổ, hoặc tả, tay chân yếu, người gầy, bụng ngực căng, buồn bực, sắc mặt vàng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế hoãn hoặc hư hoãn.
Lý giải
Sâm linh bạch truật tán chính là trên cơ sở của bài tứ quân tử thang thêm hoài sơn, biển đậu, liên tử, ý dĩ nhân, sa nhân, cát cánh mà thành, cũng là 1 phương tễ điều bổ tỳ vị. Do tỳ vị khí hư, và tương đồng với chứng của tứ quân tử thang. Nhưng nó còn điều trị tông khí hư do tỳ khí hư gây ra, không những khí đoản mà hung quản trướng muộn. Vì tông khí trong ngực chủ yếu phụ trách hai phương diện, 1 là hít thở, 1 là khiến vận hành tâm mạch để chủ huyết. “ Linh khu – Tà khách” nói: “ tông khí giả, tích vu hung trung, xuất vu hầu lung, dĩ quán tâm mạch nhi hành hô hấp”. Giống với “tiểu tuần hoàn” của Tây y, liên quan ít nhiều đến “huyết khí” (oxy máu). “Tố vấn – bình nhân khí tượng luận” thì nói: “ vị chi đại lạc, danh viết hư lý, quán cách lạc phế, xuất vu tả nhũ hạ, kỳ động ứng y, mach tông khí dã”. Do đó huyết trong mạch vận hành có liên quan đến tông khí. Ngoài điều đó, còn điều trị khái thấu khí hư đàm nhiều hoặc là do khí hư, công năng vận hóa thủy cốc của tỳ không mạnh mag có đàm, lại bị ngoại cảm, khái thấu thêm nặng có thể dùng. Nên chỉ cần nắm rõ thì có thể từ bản phương gia giảm để tiến hành điều trị. Đây là phương tễ thêm sơn dược, thêm biển đậu đều khá dễ lý giải. Sơn dược ngoài bổ tỳ khí ra, còn có thể cố sáp tỳ tân, còn có thể tư dưỡng tỳ âm, nhưng nó đầu tiên là bổ tỳ khí. Nó và Bạch truật khác biệt là Bạch truật có thể ích khí kiện tỳ, Hoài sơn có thể tư dưỡng tỳ âm. Nên trong phương không chỉ dùng đến biển đậu còn có Hoài sơn, đồng thời còn có Ý dĩ nhân, chủ yếu là trên cơ sở bổ tỳ khí, thông điều thủy đạo, khứ thấp, từ góc độ này tăng thêm kiện tỳ, vì thủy thấp nội đình là do tỳ hư dẫn đến, lại chuyển ra khốn tỳ khí. Đồng thời qua phối ngũ này có thể ôn mà không táo, khứ thấp mà không thương âm. So với mấy phương tễ trước đây. Trong phương khá nhiều thuốc lợi thấp, ý dĩ nhân, biển đậu trong phương đều có thể khứ thấp. Ngoài ra trong phương còn có liên tử, liên tử chủ yếu là bổ tỳ, bổ tỳ dưỡng tâm, lại có thể chỉ tả, lại có thể điều trị tâm hoảng do tỳ khí hư dẫn đến tâm khí bất túc tạo thành. Ngoài ra, liên tử còn có thể sáp tinh, qua bổ tâm còn có thể giao thông tâm thận. Còn có sa nhân, sa nhân và đậu khấu nhân nói đơn giản đều là ôn tỳ vị, đều là hành khí, nhưng cụ thể mà nói chũng có khác nhau, làm thuốc dùng ở trung tiêu mà nói, sa nhân và khấu nhân dựa vào mức độ ôn nhiệt mà phân biệt, chính là cần dựa vào mức độ trung tiêu hư hàn phán đoán. Trung tiêu hư hàn nặng thì dùng đậu khấu nhân, nhẹ dùng sa nhân, kiện vị đơn thuần dùng sa nhân, thấp trọc khốn trung tiêu dùng đậu khấu nhân. Nếu dùng cho hạ tiêu, sa nhân cần dùng vào kinh thận. Nên nói sa nhân có thể an thai, Nhưng không nói đậu khấu nhân có thể an thai. Không biết trong quá khứ khi học trung dược có ấn tượng không? thục địa phối hợp sa nhân, tại sao vậy? không chỉ do nó có thể hành khí ôn vị, có thể phòng cái trệ của địa hoàng, chủ yếu do sa nhân có thể vào kinh thận, do đó thục địa qua chế với sa nhân xong có thể tăng thêm tác dụng bổ thận của thục địa. Có cơ hội có thể nếm thử, khấu nhân cay, sa nhân không cay, do đó từ cay, từ ôn và nhiệt, táo và không táo đều có khác biệt, ở đây chủ yếu do tỳ hư khí nhược, do trung khí hư, tông khí cũng hư, nên áp dụng phương pháp ôn, không dùng táo nhiệt, cay nhiều. Vị cay nhiều, lực tán cũng mạnh.
Ngoài ra bản phương còn có đặc điểm chính là phối ngũ cát cánh. Từ chứng trạng biểu hiện để thấy, có tâm quý, có khái thấu, có đàm, từ chứng trạng đơn giản để lý giải, vì cát cánh mang thuốc đi lên, có thể khai phế khí , khứ đàm chỉ khái. Từ vấn đề từng bước khai ủng cũng có lý dùng cát cánh, còn lý giải được vấn đề quan hệ tương sinh của khí tỳ phế và thông điều thủy đạo. Chính vì vậy phối ngũ cát cánh mới có thể khiến tinh vi của thủy cốc đi lên phế, khiến tỳ khí dễ đi lên phế. Phế khí bắt nguồn ở tỳ, qua tỳ lên phế xong, phế khí có thể thăng thì có thể giáng, ý ở đây là phế khí vốn đã bất túc, nhưng làm phế khí được sung thực, sau khi công năng của nó đề cao, thì có thể thăng, cũng có thể giáng. Giáng thì có thể thông điều thủy đạo, xuống bàng quang, còn có lợi cho khứ thấp, qua khứ thấp lại có lợi cho kiện tỳ. Cần từ góc độ này lý giải cát cánh, đây là xoay mấy chỗ ngoặt, nhưng ý nghĩa phối ngũ cát cánh chính là vậy. Ví dụ, qua điều trị hiện nay thì có thể biết. Ví dụ, viêm thận mạn tính, chứng trạng đỡ rồi, nhưng protein trong nước tiểu trừ không hết, còn 1 (+) hoặc có vi lượng, nhưng chứng trạng lại không còn, trên thực tế chứng trạng vẫn còn, chỉ là chứng trạng tỳ hư nhẹ thôi, mà hiện tượng khí hư mệt mỏi vẫn còn. Lúc này có thể dùng sâm linh bạch truật tán để củng cố hiệu quả điều trị viêm thận, để từng bước trừ protein niệu. Đây là 1 chỗ dùng mới của sâm linh bạch truật tán. Đây cũng là Đông tây y kết hợp, từ lý luận đến hiệu quả lâm sàng, mà không phải dập khuôn.
Còn có 1 chỗ dùng nữa tuy nhiên khá ít, nhưng vẫn đang dùng, đó là bệnh tiểu đường. Chủ yếu do tỳ hư gây ra, tỳ khí hư thì không thể sinh thanh khí, thì không thể đưa tinh vi ẩm thực lên phế, do đó tinh vi ẩm thực chảy xuống, theo tiểu tiện mà ra, do đó dùng sâm linh bạch truật tán. Ở đây chính là kinh nghiệm tại sao cần dùng hoài sơn, tại sao dùng liên tử, vì nó có tác dụng sáp tinh. Đây là cách dùng khá ít, vì đường niệu liên quan nhiều đến thận, chỉ có một vài bệnh tiểu đường đơn thuần là do tỳ khí hư, nhưng khá ít. Vừa nói về viêm thận, kinh nghiệm dùng cũng khá nhiều. Nhưng khi giới thiệu tình trạng này hy vọng mọi người không phải tạo thành ấn tượng riêng, nói thận viêm thời kỳ sau thì dùng sâm linh bạch truật tán, vì là một bệnh mà nói, thay đổi của thời kỳ sau khá nhiều, thuốc dùng cần căn cứ chứng khác nhau, nên phương tễ dùng khác nhau. Cần nhớ rõ đạo lý của nó, biết tại sao.
Ngoài ra, sâm linh bạch truật tán thường là một phương pháp bổ thổ sinh kim, là dùng phương pháp kiện tỳ ích phế. Tỳ khí cũng hư mà lấy phế khí hư là chủ, dùng phương tễ này điều trị. Dựa theo tình trạng hiện nay mà nói, một là bệnh lao điều trị thời kỳ sau, bệnh lao điều trị không khác mấy, chỉ cần củng cố dần dần, bổ phế dần dần, đặc biệt là người trẻ, trẻ em trong điều trị thời kỳ sau dùng phương tễ này để bổ phế. Còn một là giãn phế quản cũng thường dùng phương tễ này. Ho, nhiều đờm, xuất huyết của giãn phế quản cũng dùng phương tễ này gia giảm. Đạo lý phối ngũ tạo thành phương tễ qua điều trị bệnh này để từng bước chứng thực.
Về lục thần thang (tán) vừa mới đề cập. nó là hai phương tễ. Một phương tễ là tứ quân tử thang thêm hoài sơn và biển đậu, còn một phương tễ dùng tứ quân tử thang thêm hoàng kỳ và biển đậu, đều là điều trị trẻ em tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, có thể thấy trẻ gầy còm, chủ yếu thấy đại tiện nát hoặc phát nhiệt ra mồ hôi, đặc biệt là phát nhiệt tự hãn, dùng lục thần tán chứa Hoàng kỳ tốt hơn. Phương tễ này cũng là trên cơ sở tứ quân tử thang thêm vào. Tứ quân tử thang biến thánh lục thần thang, lục thần thang biến thành sâm linh bạch truật tán.
Ở đây nhân tiện đưa ra 2 thứ, hai thuốc hoàn hiện thành, tức quy tỳ hoàn và kiện tỳ hoàn. Cơ bản phương tễ khá gần, nhưng kiện tỳ hoàn là phương tễ tiêu bổ cùng dùng, quy tỳ hoàn là phương tễ bổ khí sinh huyết, kiện tỳ dưỡng tâm. Hiện nay thường phát hiện có người vọng văn sinh nghĩa, ngộ nhận nó gọi là kiện tỳ hoàn, thương đổi nó thành quy tỳ thang. Kiện tỳ hoàn là kiện tỳ tiêu thực ý nghĩa giống với chỉ truật hoàn, không phải kiện tỳ hoàn. Còn “ Y phương tập giải” ghi sâm linh bạch truật tán nhiều hơn 1 vị trần bì, không biết xuất xứ. Trần bì hành khí kiện tỳ, đối với phương này không trở ngại.