Quy tỳ thang

Bài thuốc Đông Y

Thành phần:

Bạch truật 30g Nhân sâm 15g

Phục thần 30g Mộc hương 15g

Hoàng kỳ 30g Cam thảo Trích 5g

Long nhãn 12g Đương quy 3g

Táo nhân 30g Viễn trí 3g

Cách dùng: các vị trên nghiền thô, mỗi lần uống 4 tiền, nước một bát rưỡi, sinh khương 5 lát, đại táo 1 quả sắc đến 7 phần, bỏ cặn uống ấm, không câu nệ thời gian uống. Hiện nay Sắc uống cùng với 6g Sinh khương, 3 quả Đại táo. Hoặc làm hoàn với mật, mỗi hoàn nặng 15g, uống lúc đói 1 hoàn với nước chín, ngày 3 lần.

Công dụng

Kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.

Chủ trị

  1. Chữa chứng Tâm tỳ hư, khí huyết hư gây các chứng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, tự hãn hư nhiệt, ăn kém, mệt mỏi, sắc mặt vàng, miệng nhạt, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch tế hoãn.
  2. Chữa chứng tỳ hư không nhiếp được huyết gây kinh nguyệt không đều, rong huyết, lượng nhiều sắc nhạt, hoặc dầm dề không dứt, hoặc đới hạ.

Phương giải:

Quy tỳ thang là phương tễ bổ khí sinh huyết, là phương tễ bổ tỳ dưỡng tâm. Nên chứng mà nó trị không chỉ huyết hư mà còn có khí hư. Kiện vong thiếu ngủ, tâm quý, chính xung, thậm chí còn có thể tự hãn, phát nhiệt, thân thể mệt mỏi, ăn không ngon, tình trạng này rõ ràng chứng của phương này không chỉ là huyết hư cong là khí cũng hư. Khí hư ở đây là chỉ tỳ khí hư, trung khí hư. Căn cứ sự sinh thành của huyết mà nói, ở đây bổ khí vẫn rất quan trọng. Do đó dùng phương pháp bổ khí sinh huyết điều trị chứng của Quy tỳ thang.

Lần trước trong Sâm linh bạch truật tán từng nói, tâm động, tâm quý, chính xung là cùng một loại nhưng khác nhau về mức độ. Tâm động là tự trong tâm thấy hoảng loạn, lo âu bất ổn, vì có khi mặc dù xuất hiện chứng tâm quý, chính xung mà mạch không nhất định thấy tim loạn nhịp. Do tâm khí bất túc có thể dẫn đến tâm động, tâm huyết bất túc cũng có thể gây ra. Sự phát sinh chứng trạng này là do tâm hư, do tâm hư sinh ra quý, sinh ra chính xung nên sẽ cần kết hợp chứng trạng khác để tiến hành biện chứng. Nhưng xem như tâm huyết hư, tâm âm hư trong khi quý còn có phiền.

Vấn đề thứ hai, trong chứng trạng còn nhắc đến vấn đề kinh quý. Gọi kinh quý chính là do xúc động mà quý của vật bên ngoài. Về vấn đề này có hai loại giải thích, hai loại giải thích này cũng tồn tại mâu thuẫn. Thuyết thứ nhất, trước có kinh quý sau có tâm quý, người kinh quý tất phải thông qua ảnh hưởng của vật bên ngoài mới có thể phát sinh, nên tương đối nhẹ. Ví dụ người không có tư tưởng chuẩn bị, đang đi đường, đột nhiên có âm thanh lớn, sau khi nghe thấy tim đập rộn ràng. Đương nhiên đây là chỉ người bình thường. Cũng có một số bệnh nhân, dựa vào mức độ tâm hư, chưa đến mức độ tâm quý, nhưng khí bị vật bên ngoài ảnh hưởng, thì anh ta sẽ kinh sợ, mà âm thanh như vậy người bình thường sẽ không xảy ra tâm quý. Người tâm hư cấm không bị kích thích đột ngột bên ngoài nhưng giải thích này không phải là tuyệt đối. Ngoài ra còn có 1 giải thích cũng không phải là tuyệt đối, chính là cho rằng kinh quý nặng hơn tâm quý, trước có tâm quý kéo dài lại thành kinh quý, tâm hư phải đến một mức nhất định, mới cấm không bị ảnh hưởng của ngoại vật. Do đó, cách giải thích trong sách có 2 loại, hai loại này đều có lý, nhưng đều không phải tuyệt đối. Biện chứng cụ thể, cần nhìn cùng chứng trạng khá, cần xem xúc động mà anh ta bị rút cục lớn thế nào. Ví dụ, có 1 người âm thanh rất nhẹ cũng chấn động tâm lý, đồng thời trong thời gian dài tâm không tỉnh lại, muốn không hoảng nhưng không tự làm chủ, vậy loại kinh quý này tương đối nặng, kinh quý lại này thường từng bước phát sinh sau chính xung, tâm quý.

Ngoài ra, tại sao mất ngủ? trước đây thường giải thích đơn giản là, dương không vào trong âm. Vì “ dương nhập vu âm tắc mị, dương xuất vu âm tắc ngụ”. (dương vào trong âm thì ngủ, dương ra khỏi âm thì thức). Tâm tàng thần, can tàng hồn, phàm tâm can khí hư huyết hư, đặc biệt huyết hư dễ dẫn đến mất ngủ. Vì sau khi huyết hư tâm và can đều sinh nhiệt, tâm có tâm hỏa, can có tướng hỏa. Khi huyết bất túc, hỏa sẽ thịnh, do hoat thịnh tâm sẽ nhiệt, tâm nhiệt, can nhiệt thần hồn không yên chỗ, cũng chính là nói dương không nhập vào được âm, nên sẽ không thể vào giấc. Ở đây Thần chính là tinh khí thủy cốc. “ Ngũ vị nhập vị, dĩ dưỡng ngũ khí”. Do thủy cốc sau khi ăn vào, sinh hóa khí của ngũ tạng, “ khí hòa mà sinh, tân dịch tương thành, thần tự sinh.” Cũng không phải chỉ thần của thần bí và mê tín, mà là chỉ cái hiệp điều, sung thực khí huyết âm dương của người bình thường tự nhiên thần sẽ đủ. Phương diện vừa nói là do tâm hư mà thần không được yên, nên xuất hiện không ngủ được, hoặc bệnh nhân ngủ không ngon, mộng nhiều. Do đó chứng trạng có khi viết ít ngủ mộng nhiều chính là chỉ điều này. Như vậy từ điểm này càng có thể biết làm thế nào để điều trị, thần hư chính là bổ khí huyết, từ thần là tinh khí của thủy cốc mà nói, kiện tỳ là chủ yếu.

Ở đây bổ sung 1 vấn đề, chính là “ tâm thận tương giao”. Nói đơn giản, tâm hỏa hạ giao với thận, thận thủy tưới lên tâm hỏa, như vậy thủy hỏa ký tế, tâm thận tương giao, đây là một trạng thái sinh lý bình thường. Nhưng tạo ra tâm thận tương giao mà nói còn có một mắt xích chính là tỳ. Nên trước đây trong sách có thuyết pháp “tâm thận tương giao, tỳ vi chi môi” (tâm thận tương giao tỳ là mối nối). Tại sao tỳ là mối nối vậy? Vì tỳ có thể chủ thăng giáng. Mặc dù trước đây từng nói “Can thăng phế giáng”, nhưng thăng giáng chủ yếu là do trung tiêu tỳ vị là chủ. Chính là do tỳ ở trung tiêu bắt đầu tác dụng thăng giáng, mới có trợ giúp tâm hỏa hạ giao vào thận, mà thận lại tưới lên tâm thế nào? thận vốn tàng tinh tiên thiên, hay là cần sự tư dưỡng của hậu thiên, nếu do hậu thiện không được, do huyết không đủ, tâm huyết không đủ gây tâm nhiệt, tâm hỏa kháng, tâm hỏa thượng viêm, thì không thể hạ giao vào thận, thận không được sự hạ giao của tâm hỏa, thận dương cũng không được tưới lên tâm, vì thận âm cần dựa vào sự bốc lên của dương khí. Nếu công năng tỳ vị không tốt, căng năng sinh hóa của nó không đủ, tinh vi của thủy cốc khong thể hóa thành tinh khí, tinh ngũ tạng không đủ thì không có tinh giữ ở thận, thận tàng tinh không đủ thì không có vật để giao với tâm, do đó còn có thể xảy ra tình trạng khác. Do sự tàng tinh của thận không đủ, âm không đủ mà kháng dương, dương kháng mà hỏa động, còn có thể xảy ra rất nhiều bệnh biến khác. Ví dụ: di tinh chính là tướng hỏa kháng mà nhiều động tinh thất, sau khi tướng hỏa kháng tất nhiên ảnh hưởng tâm hỏa. Ở đây còn cần chú ý một vấn đề, phàm là nhắc đến kháng, từng nhắc đến thì không thể nói hỏa này càng thịnh đối với sự trợ giúp của tỳ thổ càng lớn. Công năng vận hóa của tỳ cần dựa vào tâm thận, biến hóa của tỳ càng cần dựa vào dương khí của tâm thận. Hiện nay hỏa kháng rồi, sung thực rồi, không phải là điều tốt sao? Kỳ thực chẳng phải vậy, đây đều là chỉ trạng thái bệnh lý của nó, nó phá hỏng “âm bình dương bí”, thì không thể phát huy tác dụng bình thường cần có. Ngược lại, sinh nhiệt hao âm, tình trạng này đều tạo thành tâm thận bất giao. Nên nói đơn giản, tâm thận tướng hỏa dựa vào tỳ. 3 tạng 1 tạng bệnh đều có thể dẫn đến tâm thận bất giao, nên chứng tâm thận bất giao phân tích cụ thể, cần xem chủ yếu là tại tỳ, tại tâm, hay là tại thận, chứng đều khác nhau. Do tâm thận bất giao, tất nhiên ảnh hưởng đến thận tinh, tất nhiên ảnh hưởng hư thực khoảng trên dưới không bình hằng, đây là âm dương thất điều, như vậy thì gây ra kiện vong. Đương nhiên kiện vong còn có nguyên nhân khác, ví dụ, Não là bể tủy, do thận tinh khuy hư không thể sinh tủy, tủy hải không đủ cũng dẫn đến kiện vong.

Trong phương tễ này, cần chú ý mấy vấn đề bên trên đã nói tới, mà mấy vấn đề này liên quan đến an thần tễ của phần sau. Thực tế, Trung y vốn không có an thần tễ chuyên môn, chính là căn cứ vào nguyên nhân bệnh tật sinh ra mà tiến hành điều trị, phát triển đến sau này là ứng dụng trên lâm sàng mới phân loại an thần tễ.

Quy tỳ thang, là do lo nghĩ quá độ, thương tổn tâm tỳ, chính là lo nghĩ quá nhiều, quá mức nên khí của tâm tỳ bị thương, tạo thành sự sinh thành của huyết không đủ, tự nhiện tâm huyết cũng sẽ không đủ. Trước đây có câu “tư tắc khi kết”. Còn có vấn để của nhiễu, “ sầu nhiễu nhi bất giải tắc thương ý”. ( sầu nhiều không giải thì thương ý”. Tâm tàng thần, can tàng hồn, phế tàng phách, tỳ tàng ý, thận tàng chí, thương ý thì là thương tỳ. Do nguyên nhân tạo thành này sau khi thương tỳ, sinh thành của khí huyết bị ảnh hưởng, nên ở đây cần bổ tỳ ích khí, sinh huyết dưỡng tâm.

Trong thành phần của quy tỳ thang, có khi rất khó lý giải là thuốc bổ khí quá nhiều, trong đó tứ quân tử thang còn thêm hoàng kỳ. Nếu dựa theo phân loại trung y hiện đại, trong phương tễ bổ huyết này, bổ huyết chỉ có 2 vị Đương qui và Long nhãn, mà Đương qui vẫn là thêm vào sau. Phương tễ này vốn là phương tễ trước đời Tống, mà thêm đương quy, viễn trí là việc của đời Minh. Đương qui và Viễn trí là dựa vào “ hiệu bổ phụ nhân lương phương” thêm vào. Nhưng phương tễ này tạo thành phương tễ dùng bổ huyết, lý luận trong đó khá sâu đồng thời thực sự có hiệu quả, có cái đặc biệt. Qua tứ quân tử thang thêm Hoàng kỳ , đầu tiên là tác dụng ích khí kiện tỳ. Sau khi bổ tỳ thì sẽ sinh ra biến hóa. “ Trung tiêu thì khí thu trấp, biến hóa nhi diệc, thì vị huyết” . (Trung tiêu nhận khí thu chất lỏng biến hóa ra đỏ, gọi là máu). Bất kể thụ khí hay là thu chấp, đầu tiên ở tỳ, biến hóa chủ yếu vẫn là tỳ, đương nhiên còn có cái khác. Do đó trong tình trạng khí huyết đều hư, đầu tiên dưng đến mấy vị thuốc bổ tỳ.

Ngoài ra, có thể xem xét một chút, thuốc bổ huyết, bổ âm nhiều vậy, sao chỉ dùng long nhãn và Đương qui? Đơn giản mà nói, sao không dùng Bạch thược và Sinh địa? khí chủ chiếu, khí hư không thể ôn chiếu. Khí dư càng là hỏa, khí không đủ thì là hàn. Do đó trong tình trạng như vậy cần chọn thuốc ấm phối hợp. Long nhãn nhục ở Phương nam sáng sớm mỗi ngày ăn lượng ít dùng như thuốc bổ huyết, nhưng khi uống có thói quen đó là sau khi đông chí ăn, sau lập xuân thì ngưng. Nên thông qua thực tiễn phát hiện, sau lập xuân ăn thì thượng hỏa. Long nhãn vị ngọt tính ôn, nhưng nó cũng có điểm đặc biệt chính là vị hậu đa tư nên nó còn có kiêm nhuận. Nên vị này không những là thuốc bổ huyết cũng là thuốc bổ khí chủ yếu là thuốc bổ tâm tỳ.

Táo nhân vốn có thể bổ khí can đởm, thanh nhiệt can đởm, đồng thời có thể tỉnh tỳ khí. Do nó có thể bổ can thì có thể bổ tâm, “ hư tác bổ kỳ mẫu”, “ mẫu năng lệnh tử thực”, như vậy có lợi dưỡng thần. Đồng thời nó có thể thanh hư nhiệt can đởm, cung có thể trừ phiền trong tâm. Táo nhân có thể an thần chính là như vậy.

Đối với sự giải thích của Viễn trí cũng có tranh luận. Về khứ đàm chỉ khái không có tranh luận, chủ yếu tranh luận Viễn trí rút cục là thuốc tâm kinh hay là thuốc thận kinh. Trong sách có hai cách nói, một loại là tâm, một loại là thận. Nhưng từ tên thuốc có thể biết được tác dụng của nó, sau khi dùng nó có thể nhớ lâu, nhớ chính là thận. Trước đây có câu “thận khổ táo, cấp thực tân dĩ nhuận chi”. Chính là thận âm bất túc, thận táo, cần dùng thuốc cay để nhuận nó, đây thường rất khó lý giải. Trước đây nói nhiều đến tế tân, vì tế tân tác dụng cay tán rất mạnh, có thể vào kinh thận mà đi lên, có thể tán hàn, khứ thiếu dương phục hàn. Do sau khi thận có hàn, Âm trong thận không thể hóa khí thượng thăng, không thể khởi động tác dụng tư nhuận, nên sẽ hình thành “ khổ táo”. Đây chính là táo tà trước đây nói trong nhuận táo tễ là thứ hàn. Tại sao thứ hàn có thể tóa? Có một đạo lý là không có khí thủy bị bế lại, do đó dùng tế tân. Thuốc cay nhiệt có thể ôn nhuận thận táo. Viễn trí ở đây cũng như vậy, nhưng khác với cách nói cụ thể của tế tân. Viễn trí là thuốc giao thông tâm thận, nó có thể khiến tâm khí thông với thận, khiến thận khí thông với tâm. Chính vì vậy nó có thể giao thông tâm thận, nên có thể nhớ lâu, nên gọi là Viễn trí. Đây chính là Tác dụng của Viễn trí. Đương nhiên không cần nhớ Viễn trí cũng là thuốc cay nhiệt, trong tình trạng tâm huyết hư, tâm âm hư thì chú ý phối ngũ dùng, Trong quy tỳ thang không có liên hệ. Vì là khí huyết đều hư không có nhiệt tượng. Ngược lại do khí hư mà hàn nên dùng thuốc ôn, đây là điều thống nhất. Nhưng khi nói đến bổ tâm đan thì hiện tượng tâm nhiệt cũng dùng Viễn trí, thì vần suy xét vấn đề phối ngũ. Giao thông tâm thận có thể nhằm trực tiếp vào tâm quý, chính xung, bất miên, thiếu mị, kiện vong. Nhưng nói từ góc độ khác, “ doanh khí giả, bí kỳ tân dịch, chú chi vu mạch, hóa dĩ vi huyết” (doanh khí, tân dịch rót vào mạch hóa ra huyết). Nên nó có tác dụng khởi động không? do cái cay ôn của nó có thể thông khí của tâm thận, đây là nhấn mạnh tác dụng tâm thận với của tỳ, nhấn mạnh tâm thận tham gia vào tác dụng “ biến hóa nhi xích”. Nên trong sách trước đây, tuy rất ít nói trực tiếp đên quan hệ thận dương và huyết, mà sự thực đều nhắc tới khá vòng vo, chủ yếu là phản ánh trong dùng thuốc. Phần sau còn sắp nói đến nhân sâm dưỡng vinh thang và phương này đều có thể nhìn ra đạo lý này.

Khí hư tắc hàn, khí hư thì công năng vận hóa của tỳ suy giảm, lại cần thêm một ít thuốc bổ huyết. Nhưng đối với kiện tỳ mà nói, đối với ưu tư thương tỳ, tư tắc khí kết bất hành mà nói thì chắc chắn cần thêm mộc hương lượng ít để phấn chấn tỳ khí, như vậy khiến khí kết được giải, bổ mà không ủng, tư mà không trệ, có thể phát huy tốt hơn tác dụng bổ khí bổ huyết, đầy chính là vì nó có thể tỉnh tỳ khí, hoặc nói cổ động tỳ khí.

Phần trền chủ yếu là căn cứ vào chứng của quy tỳ thang phân tích bệnh cơ của nó và quy luật tạo thành của phương tễ.

Quy tỳ thang còn thương dùng trong chứng khác. Phụ khoa thì thường dùng quy tỳ thang điều trị kinh nguyệt không điều, điều trị băng lậu. Chữa kinh nguyệt bất điều, băng lậu thế nào? tại sao có thể điều trị? Một câu đơn giản “ khí là soái của huyết”, “ tỳ thống huyết”. Do đó nó chứng kinh nguyệt bất điều do tỳ hư khí nhược không thể thông huyết. Cụ thể mà nói, chy kỳ kinh nguyệt của nó không chuẩn, thường trước kỳ, thì rõ ràng không chỉ khí huyết hư mà còn có khí hư. Trước kỳ và lượng không chuẩn, có thể nhiều, có thể ít. Tình trạng thường thấy là như vậy: bắt đầu rất nhiều, sau lượng ít, nhưng không dễ sạch, thời gian hành kinh khá dài, về sau màu huyết cũng không hồng, khá nhạt, khá loãng. Còn có một cái chính là xuất huyết lượng ít, thường xảy ra, chính là Lậu. Nhưng để điều trị huyết lậu mà nói, có khi dùng quy tỳ thang vẫn là không đủ. Vì từ thành phần của phương tễ mà nói, công năng bổ khí nhiếp huyết còn không đủ mạnh. Vì cái gọi là Lậu chính là kinh nguyệt đột nhiên nhiều mà dữ dội, xuất huyết lượng rất lớn, thế đến rất mãnh liệt. Trong tình trạng này cần dùng thuốc bổ khí lượng lớn, có khi cần dùng thêm thuốc thu sáp để điều trị.

Nắm rõ đặc điểm điều trị kinh nguyệt của quy tỳ thang như vậy thì có thể căn cứ vào tình trạng khác nhau để gia giảm. Phương pháp gia giảm khá nhiều, không giới thiệu từng cái một. Chú trọng tìm hiểu quy tỳ thang, sau đó thì có thể gia giảm biến hóa. Ví dụ nói Lậu, kinh nguyệt bình thường không tốt, có thể thêm một ít a giao, ngải diệp, nên là ngải diệp thán. Do tâm tỳ khí hư, còn có thể thêm long cốt nung. Đây là đưa ra ví dụ để nói. Nên đầu tiên tìm hiểu ý nghĩa thành phần của quy tỳ thang, tìm hiểu rõ bệnh cơ của chứng mà quy tỳ thang điều trị, sau đó dùng quy tỳ thang thì có thể linh hoạt. Còn có một cái, khi không có long nhãn có thể dùng đại táo thay thế. Nếu ăn ít, tiêu hóa không tốt có thể thêm gừng, thêm sa nhân hoặc thêm trần bì. Đây đều là để nêu ví dụ vì gia giảm rất nhiều, nói không hết. Nhận định thứ này thuộc cùng một loại hình, như vật gia giảm này rút cục đều giống nhau do đó nắm nguyên tắc tốt thì là được rồi.

Phương tễ này hiện này thường dùng điều trị xuất huyết tử cung cơ năng, suy nhược thần kinh đến thiếu mau, hiệu quả đều rất tốt. Đương nhiên, loại hình suy nhược thần kinh rất nhiều, còn cần chú ý chứng của nó phù hợp với phương này. Xuất huyết tử cung cơ năng cũng có hạ tiêu xung nhâm hư hàn, nên dùng một mình phương này còn chưa đủ. Vấn đề của thiếu máu càng rõ, phần dưới có vấn đề của nhân sâm dưỡng vinh thang. Do đó tình trạng này đều có thể kết hợp để lý giải, ở đây chỉ là do nó điều trị bệnh có nơi đặc biệt nên đưa ra đây.

Bài thuốc Đông Y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận