Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh tả - triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Bệnh tả – triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Định nghĩa:

Bệnh tả là một bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng đường ruột cấp tính ở người do phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae gây nên, với biểu hiện lâm sàng của thể điển hình là: ỉa chảy dữ dội, nôn liên tục không tự kìm được, gây mất nước ngoài tế bào cực nhanh, có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Bệnh gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới.

Lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua phân người bệnh.

Lâm sàng:

  • Thể điển hình:
        1. Thời kì ủ bệnh: 1 – 4 ngày không có biểu hiện lâm sàng
        2. Thời kỳ khởi phát: rất nhanh, không quá 24h, có thể là một ỉa chảy thường.
        3. Thời kỳ toàn phát: ỉa chảy.

+ Dữ dội và liên tục, tóe ra.

+ Đi ngoài tự nhiên không kiềm chế được. Số lần từ 20 – 50 lần / 24h + Không mót rặn, không đau quặn bụng.

+ Đặc điểm phân tả:

  • Phân toàn nước, trắng như nước vo gạo, hoặc nước trong lẫn với những hạt màu trắng như hạt gạo, trong những hạt đó chứa đầy phẩy khuẩn tả, tế bào thượng bì.
  • Mùi tanh, không thối, không có máu mũi.
  • Phân đẳng trương với plasma, nồng độ K và HCO3 cao hơn.
  • Nôn: dữ dội và liên tục, không kìm hãm được, xảy ra sớm.
  • Hậu quả của ỉa chảy và mất nước liên tục
  • Mất nước và điện giải:
  • Mặt hốc hác
  • Da nhăn nheo
  • Mũi dúm lại
  • Mắt trũng sâu, lòng đen khô
  • Đầu chi lạnh và tím
  • Gầy sút nhanh 10 – 15% trọng lượng cơ thể

+ Hạ thân nhiệt: người lạnh toát, thân nhiệt có thể dưới 35oC

+ Chuột rút.

+ Shock do giảm thể tích tuần hoàn:

  • Huyết áp tụt dần
  • Mạch nhanh
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu

+ vẫn tỉnh nhưng mệt, tiếng nói thều thào

  • Các thể lâm sàng:
  • Thể nhẹ: giống ỉa chảy thường, không có dấu hiệu mất nước, trụy mạch.
  • Thể tối cấp: dấu hiệu bắt đầu ngắn, tiến triển nhanh, ỉa chảy, trụy mạch nhanh, chết trong 1 – 3h.
  • Thể tả khô:

+ Chết trước khi ỉa chảy.

+ Do liệt ruột xảy ra rất sớm, mất nước ra lòng ruột, chưa kịp đi ngoài.

+ Không gặp ở VN.

Thể tả ở trẻ em: ỉa chảy, sốt nhẹ , có thể co giật , hạ đường huyết

Tả ở phụ nữ có thai.

Cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu:

  • Hiện tượng cô đặc máu:

+ Hct tăng cao.

+ Tỉ trọng huyết tương tăng.

+ Hồng cầu tăng.

Điện giải đồ: K+ giảm trầm trọng, pH máu giảm

Ure máu tăng cao, đường máu giảm gặp ở trẻ em

  • Xét nghiệm phân:

Soi trưc tiếp dưới kính hiển vi nền đen: phẩy khuẩn tả di động

Cấy phân: mọc sau 24h

Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác đỉnh:

  1. Dịch tế: Mùa dịch, đã có dịch hoặc tái phát , tiếp xúc nguồn lây
  2. Lâm sàng:

+ ỉa chảy dữ dội, tính chất phân đặc biệt

+ Nôn

+ Mất nước điện giải nhanh

+ Không đau quặn, không mót rặn, không sốt, phân ko nhày máu mũi

Xét nghiệm phân tìm thấy phẩy khuẩn tả.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Lỵ trực khuẩn: sốt cao, đau quặn mót rặn, phân nhày máu mũi.

Nhiễm khuẩn nhiếm độc thức ăn:

+ Do độc tố tụ cầu: không sốt, thời gian nung bệnh rất ngắn (1,5 – 5h)

+ Do Samonella: sốt cao, đau bụng nhiều.

  • Sốt rét ác tính thể tả: có yếu tố dịch tễ, thiếu máu, soi máu tìm KSTSR.

Điều trị:

Nguyên tắc cơ bản:

Nhanh chóng đánh giá mức độ mất nước.

Bù nước, điện giải sớm nhanh.

Diệt phẩy khuẩn tả bằng kháng sinh.

Điều trị tại chỗ, sớm có hiệu quả hơn là chuyển tuyến trên điều trị muộn.

  • Phân loại bệnh nhân:

Nhóm 1: mất nước nhẹ.

  • Khát nước ít.
  • Mắt chưa trũng.
  • Da đầu ngón tay chưa nhăn nheo.
  • Mạch tăng nhẹ, HA bình thường.

Nhóm 2: mất nước trung bình.

  • Khát nước vừa.
  • Da ngón tay nhăn nheo.
  • Mạch nhanh > 100 lần/ phút.
  • Huyết áp tối đa 100 – 60 mmHg.
  • Lượng dịch mất 70 ml/ kg.

Nhóm 3: mất nước nặng.

  • Khát nước dữ dội.
  • Mạch nhanh trên 120 lần/ phút, khó bắt.
  • HA tối đa < 60 mmHg.
  • Mắt trúng sâu, nhãn cầu khô, da bụng nhăn nheo, bụng lõm lòng thuyền.
  • Chuột rút, lượng dịch mất đi khoảng 100 – 120 ml/ kg

Xử trí cụ thể:

  • Nhóm 1: uống ORS, uống tetraxyclin.
  • Nhóm 2 và 3: truyền dịch, khẩn trương bù điện giải, uống kháng sinh.

Bù dịch tức thời: truyền nhanh, người lớn 30 phút đầu truyền hết 1 lít dịch, trẻ em 1 lít/ 60 phút đầu.

Bù dịch duy trì: từ khi mạch, huyết áp bình thường và ổn định cho đến khi bệnh

nhân ngừng ỉa chảy và nôn. Số lượng dịch truyền: bằng 1,5 lần chất thải

Các loại dịch: Ringerlactat hoặc NaCl 9%0, Glucose 5%, NaHCO3 14% với tỉ lệ 3-1-1

Bù Kali:

+ Uống viên Kaliclorua, ăn chuối nghiền.

+ Nôn quá nhiều: pha dung dịch KCl 15% vào dịch truyền, 15 ml dung dịch KCl 15%/giờ. Chỉ truyền khi BN đã đi tiểu được.

  • Kháng sinh:
  • Tetraxyclin 40 mg/kg/ ngày, chia làm 4 lần dùng trong 5 ngày
  • Nếu kháng thuốc hoặc không có sẵn, có thể dùng:

+ Cloramphenicol: người lớn 1,5 – 2 g/ngày x 5 ngày, TE: 30 mg/kg/ngày x 3 ngày.

+ hoặc Biseptol: 4 viên/ngày x 3 ngày. TE: 20 mg/kg/ngày x 3 ngày.

  • Chăm sóc:
  • Theo dõi số lượng nước tiểu.
  • ủ ấm nếu có hạ nhiệt độ.
  • Ngày đầu ăn cháo muối, những ngày sau ăn cháo thịt nạc.
  • Trẻ còn bú vẫn cho bú bình thường.

Những thuốc không dùng được:

  • Thuốc làm giảm ỉa chảy Opizoic, gây ứ đọng nước tại ruột, làm tăng thời gian vi khuẩn ở ruột, không đánh giá được lượng dịch đã mất theo phân.
  • Các thuốc trợ tim, co mạch, nâng huyết áp, corticoid.

Tiêu chuẩn ra viện:

Hết ỉa chảy và đi lại được, mạch huyết áp bình thường.

Hết phảy khuẩn tả trong phân: cấy phân 3 lần âm tính.

Phòng bệnh:

Chẩn đoán sớm, cách ly BN nghiêm ngặt.

Dự phòng bằng KS cho những người tiếp xúc với BN tả: Tetraxyclin 2 g/ngày x 3 ngày.

Giáo dục vệ sinh ăn uống.

Khử trùng phân, diệt ruồi, gián. Kiểm tra nguồn nước.

Vaccin tả: hiệu quả kém (sinh kháng thể thấp, thời gian miễn dịch ngắn).

Giám sát dịch tễ học: chủ động dự báo dịch. Phát hiện ca tả đầu tiên.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây