Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc

DÂM DƯƠNG HOẮC

Tên khác: Tiên linh tì, thiên lưỡng kim, tam chi cửu diệp thảo. Dâm dương hoắc lá hình mác

Tên khoa học: Epimedium sagittatum (Sieb. et Zucc.) Maxim.

Họ Hoàng liên gai (Berberidaceae)

MÔ TẢ

Cây thảo có thân rễ cứng, mọc bò ngang mang rất nhiều rễ nhỏ. Lá kép mọc từ gốc trên cuống mảnh và dài, có 3 lá chét hình mác, gốc hình tim lệch nhau, mép có lông nhỏ.

Cụm hoa mọc thành ngù hay chùy tròn ở ngọn thân; hoa màu trắng, lá đài nhỏ ở vòng ngoài, có đốm tím, lá đài ở vòng trong to hơn màu trắng giống cánh hoa, cánh hoa hẹp mảnh, nhị 4.

Quả hạch, hình trứng, chứa nhiều hạt.

Còn nhiều loài khác như dâm dương hoắc lá hình mũi tên, dâm dương hoắc hoa to, dâm dương hoắc lá nhỏ hoặc dâm dương hoắc lá hình tim. Các loài này cũng được dùng với công dụng tương tự.

Trên thế giới, dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, có 2 loài mọc hoang ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, trên độ cao hơn 1500m. Chúng đều là cây ưa ẩm, chịu bóng, mọc ở ven rừng, dưới tán cây bụi ở sườn núi, nơi gần nguồn nước.

Hiện nay, dâm dương hoắc thuộc loại cây quý, hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ triệt để.

NGUỒN GỐC

Đây là phần nổi trên mặt đất của cây dâm dương hoắc khô, dâm dương hoắc lá hình mũi tên, dâm dương hoắc lông mềm hoặc dâm dương hoắc Triều Tiên thuộc loài thực vật họ tiểu bá, sản xuất chủ yếu ở Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc, An Huy, Hồ Nam, Hồ Bắc v.v.

PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM

Dâm dương hoắc:

Loại này có thân hình trụ tròn, nhỏ và dài, khoảng 20cm, màu vàng lục, thân mọc lá đối nhau, lá thứ nhất, thứ 2, sang lá thứ 3 là bắt đầu ra lá kép, phiến lá nhỏ hình trứng, .tròn, dài từ 3 đến 8 cm, rộng 2 – 6 cm, đầu lá hơi nhọn hoặc tày, 2 bên có gai nhọn hình răng cưa, màu vàng, bề mặt phía trên màu vàng lục, bề mặt phía dưới màu xám lục, mạch vừa và mạch nhỏ đều nổi gồ lên, phiến lá gần giống chất da. Không có mùi, vị hơi đắng.

Tiễn diệp dâm dương hoắc (dâm dương hoắc có lá hình mũi tên):

Phiến lá hình trứng, dài, giống mũi tên, đầu lá nhọn dần thanh gai, cuống lá hình mũi tên, hai bên không đối xứng nhau. Bề mặt bên dưới có lớp lông thưa, ngăn, hoặc gần như không có lông. Phiến lá giống như chất da.

Nhu mao dâm dương hoắc (dâm dưcmg hoắc lông mềm) Mặt dưới lá và cuống lá bị phủ một lớp lông mềm dày đặc như nhung.

Dâm dương hoắc Triều Tiên:

Lá khá to, dài từ 4 – 10cm, rộng từ 3,5 – 7cm, đầu lá dài mà nhọn, phiến lá tương đối mỏng.

Cả 4 loài trên, loại nào ít cuống nhiều lá, màu vàng lục, lành lặn không rách nát tức là loại tốt.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Thân, cành và lá dâm dương hoắc, thu hái vào tháng 6 – 7, lúc cây đang xanh tốt, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi nắng, phơi trong râm hoặc sấy khô.

Dùng sống hoặc chế biến như sau: Mỡ dê (250g), thái nhỏ, đun cho chảy, vót bỏ tóp, cho dâm dương hoắc (lkg) đã thái nhỏ vào, đảo đều cho dược liệu thấm hết mỡ, làm nhiều lần. Để nguội, bảo quản kỹ, chống mốc mọt.

BẢO QUẢN

Để nơi khô ráo thoáng gió là được.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Dâm dương hoắc chứa prenylílavon glycosid, icarisid I, sagittatosid A, B, c, icaritin-3-rhamnosid, sagittatin A, B, epimedin A, B, c.

Ngoài ra, còn có polysaccharid.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dâm dương hoắc có tác dụng với hệ tim mạch (dùng nước sắc), hệ miễn dịch (flavonoid toàn phần) và tác dụng nội tiết sinh dục.

Dâm dương hoắc còn được thử nghiệm lâm sàng thấy có khả năng làm tăng lượng bạch cầu.

Theo các nghiên cứu hiện đại, dâm dương hoắc có hàm chứa các chất phối đường dâm dương hoắc, chất kích thích tố thực vật, dầu bốc hơi, acid tannin, chất béo, vitamin E v.v… Có tác dụng kích thích tố đối với giống đực, thúc đẩy quá trình sản ra tinh dịch, nên gây hưng phấn về tình dục. Có tác dụng ức chế đối với các liên cầu trùng màu vàng kim, song cầu trùng viêm phổi, trực trùng lao hạch v.v… Thuốc sắc của nó còn có tác dụng hạ huyết áp và giảm ho, long đờm, chữa được bệnh hen, nó còn có thể tăng cường chức năng phòng vệ miễn dịch thông thường đối với cơ thể, nâng cao khả năng thực bào của bạch cầu, thúc đẩy sự chuyển hoá của các tế bào lympho.

TÍNH VỊ – CÔNG DỤNG

Dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ can, thận, kích thích sinh dục, trợ dương, ích tinh, trừ thấp, mạnh gân xương, chuyên trị liệt dương, bại liệt, lưng gối đau mỏi, chân tay tê bại, cao huyết áp, viêm thận.

Có công hiệu bổ thận dương, cường gân cốt, trừ phong thấp. Phù hợp với các bệnh liệt dương, di tinh, gân yếu xương mềm, phong thấp tê đau, tê dại, chân tay co quắp, bị cao huyết áp vào thời kỳ thay đổi lứa tuổi…

LIỀU DÙNG

Liều dùng hàng ngày: 4 – 12g dưới dạng rượu ngâm hoặc thuốc sắc.

Dâm dương hoắc (100g) ngâm với 1 lít rượu trắng trong 20 – 30 ngày (càng lâu càng tốt). Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.

NHỮNG CẤM KỴ KHI DÙNG THUỐC:

Người nào âm hư hỏa vượng, ngũ tâm phiền nhiệt, có mộng tinh di tinh và hoạt động tình dục vượt quá khả năng bình thường thì kiêng không dùng các bài thuốc này.

BÀI THUỐC

Chữa liệt dương:

  • Dâm dương hoắc (12g), ba kích (16g), thỏ ty tử (12g), nhục thung dung (12g), câu kỷ tử (12g), sa sâm (16g), đỗ trọng (8g), đương quy (8g), cam thảo (6g), đại táo (3 quả). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35° – 40°, càng lâu càng tốt, uống trong vòng một tuần. Hoặc sắc với nước, uống trong 3 ngày.
  • Dâm dương hoắc (60g), ngài tằm đực (100g), ba kích (50g), kim anh (50g), thục địa (40g), sơn thù du (30g), ngưu tất (30g), câu kỷ tử (20g), lá hẹ (20g), đường kính (40g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít cồn 40°. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.
  • Dâm dương hoắc (10g), cam thảo (4g), gừng sống (3 lát), sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa cao huyết áp: Dâm dương hoắc (9g), ba kích (9g), tiên mao (9g), hoàng bá (9g), tri mẫu (9g). sắc uống ngày một thang.

CÁC BÀI THUỐC BỔ DƯỠNG THƯỜNG DÙNG

Dâm dương hoắc tửu (rượu dâm dương hoắc)

Dâm dương hoắc 35g – Rượu trắng 500ml

Ngâm 7 ngày sau mang ra uống: 1 ngày 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml. Uống thường xuyên có tác dụng bổ thận cường dương, cứng gân cứng cốt, làm chậm quá trình lão suy.

Dương hoắc huyết đằng tửu (Rượu huyết đằng, dâm dương hoắc)

Dâm dương hoắc 30g – Rượu trắng 1000ml

Ba kích thiên 30g – Đường phèn 60g

Kê huyết đằng 30g

Ngâm 7 ngày sau mang ra uống.

Dùng cho người bị phong thấp, đau lưng, thận hư, đau thắt lưng.

Dạ manh dương hoắc thang (thang dâm dương hoắc chữa quáng gà)

Dâm dương hoắc 15g – Xạ can 8g

Nhộng tằm 15g – Gan dê 1 buồng

Cam thảo sao 8g

Bốn vị trên nghiền bột trộn đều, gan dê rửa sạch, bổ ra, cho 6g thuốc vào trong, dùng chỉ khâu lại, cho thêm đỗ đen 100g, dùng 1 bát nước gạo nấu chín nêm muối vào cho vừa, chia làm 2 lần, uống thang, ăn gan. Dùng để chữa bệnh quáng gà cho trẻ con.

Dâm dương hoắc thung dung thang (thang thung dung dâm dương hoắc)

Dâm dương hoắc 10g – Thục địa 10g

Nhục thung dung 10g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng cho người liệt dương, suy nhược thần kinh tình dục.

Dâm dương hoắc hung dương thang (Thang kích dục dâm dương hoắc)

Dâm dương hoắc 9g – Gừng tươi 2g

Cam thảo 2g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.

Có khả năng gảy hưng phấn thần kinh tình dục, dùng cho người liệt dương.

Dương hoắc kiện yêu thang (Thang dương hoắc chống đau lưng)

Dâm dương hoắc 15g

Xương sống chó vàng 10g

Nhục thung dung 12g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng cho người thận hư, lưng đau gối mỏi.

Dương hoắc giáng áp thang (Thang dâm dương hoắc hạ huyết áp)

Dâm dương hoắc 25g – Sơn du nhục 10g

La bố ma 12g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng cho người cao huyết áp dưới dạng thận dương hư.

Dương hoắc thông tê hoàn (Viên dương hoắc chữa tê thấp)

Dâm dương hoắc 250g – Uy linh tiên 90g

Bạch hoa sà 60g

Sấy nhỏ lửa cho khô, nghiền chung thành bột mịn, luyện mật ong vào vê thành viên, uống ngày 2 lần bằng nước sôi nóng, mỗi lần 10 gam.

Dùng cho người phong thấp hàn, đau tê, chân tay tê dại.

Dương hoắc phúc bồn tử hoàn (Viên dương hoắc phúc bồn tử)

Dâm dương hoắc 250g – Con hà nướng 150g

Phúc bồn tử 150g

Sấy nhỏ lửa cho khô, nghiền chung thành bột, luyện mật ong làm thành viên.

Uống ngày 2 lần bằng nước muối pha loảng, mỗi lần 10g.

Dùng cho người bị di tinh, xuất tinh sớm.

Dương hoắc thung dung tửu (Rượu dâm dương hoắc, nhục thung dung)

Dâm dương hoắc 100g – Nhục thưng dung 50g

Rượu trắng 1000ml

Ngâm 7 ngày sau mang ra uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ.

Dùng cho người thận dương hư, chồn chân mỏi gối, liệt dương, dạ con hàn không có chửa v.v…

Nhị linh tán (thuốc bột nhị linh)

Tiên linh tỳ 30g – Nhục quế 30g

Uy linh tiên 30g – Thương nhĩ tử 30g

Xuyên khung 30g

Sấy nhỏ lửa cho khô, nghiền chung thành bột. Uống ngày 2 lần bằng rượu hâm nóng, mỗi lần 3 g.

Dùng cho người phong thấp, ốm lâu, tê đau, đi lại khó khăn, chân tay tê dại không còn cảm giác, cẳng chân mềm nhũn vô lực v.v…

Dâm dương hoắc khởi dương tán (Thuốc bột dâm dương hoắc cương dương)

Dâm dương hoắc 500g – Đương qui 90g

Bạch thược 200g – Con rết 50g

Sấy nhỏ lửa cho khô, nghiền chung thành bột mịn. Uống với rượu gạo ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

Dùng cho người thận hư liệt dương.

Dám dương hoắc lộc nhung tán (Thuốc bột dương hoắc nhung hươu)

Dâm dương hoắc 250g

Đông tràng hạ thảo 50g

Nhung hươu 30g

Tam thất 25g

Nhung hươu trước hết ngâm tẩm rượu, sấy khô, nghiền chung với các vị thuốc khác thành bột mịn. Uống bằng rượu gạo ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

Dùng cho nam giới không hoạt động tình dục được, tinh dịch ít, năng lực hoạt động kém cỏi.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây