Đảng sâm ( 党参 )
Tên khoa học
Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Tên khác: Cây đùi gà, ngân đằng, mằn ráy cáy (Tày), co nhả dòi (Thái), cang hô (H’Mông), chi phớ (Dao)
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Đảng sâm (Xuất xứ: Bản thảo tòng tân)
+ Tên khác: Thượng đảng nhân sâm (上党人参), Hòang sâm (黄参),Sư đầu sâm (狮头参),Trung linh thảo (中灵草).
+ Tên Trung văn: 党参 DANGSHEN
+ Tên Anh Văn: 1.Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. [Campanumoea pilosula Franch.]2.Codonopsis pilosula (Frach.) Nannf. Var .modesta (Nannf.) L. T.Shen3.Codonopsis tangshen Oliv.4.Codonopsis tubulosa Kom.5.Codonopsis subglobosa W. W. Smith6.Codonopsis canescens Nannf.+ Tên La tinh: Dược liệu Radix Codonopsis; Đảng sâm Codonopsis pilosula(Franch.)Nannf. nguồn gốc thực vật .
+ Nguồn gốc: Là rể của Đảng sâm thực vật họ Kết cánh (Campanulaceae)
Mô tả
Cây thảo leo có rễ củ hình trụ dài, phân nhánh.
Thân màu lục hoặc pha tím đỏ. Lá mọc đối, hình tim, mép nguyên uốh lượn hoặc hơi khía răng, mặt trên màu lục, mặt dưới màu trắng xám, nhẵn hoặc có ít lông.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu trắng hoặc hơi vàng, có vân tím ở họng, đài hình đấu, tràng hình chuông mẫu 5, nhị hơi dẹt, bầu tròn, 5 ô.
Quả nang, hình cầu, đầu bẹt, có khía mờ và đài tồn tại, màu tím khi chín; hạt nhiều màu vàng nhạt. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Mùa hoa quả: tháng 10 – 12.
Cây khá đa dạng trong tự nhiên.
Phân bố
Trên thế giới, đảng sâm phân bố ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm thuộc châu Á và châu Âu, chủ yếu ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
ở Việt Nam, đảng sâm mọc hoang ở các tỉnh miền núi, nhưng tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, ở miền Nam, cây có ở núi Ngọc Linh và vùng Đà Lạt. Thường gặp ở nương rẫy, ven rừng, bãi bằng ở thung lũng ẩm.
Ở Trung Quốc:
Các vùng đông bắc và Hà bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ, Thanh Hải v.v…
Đảng sâm do vùng sản xuất không giống nhau, có 3 lọai Tây đảng, Đông đảng, Lộ đảng v.v…
Thu hoạch
Mùa thu đào lên, bỏ đi bộ phận trên mặt đất, rửa sạch đất, phơi đến khô 1 nửa, dùng tay hoặc tấm ván gổ xát uốn, làm cho phần vỏ và chất gổ dính chặt, chắc nẩy mềm lướt, sau đó lại phơi khô rồi vò nửa, qua lại 3 ~4 lần, cuối cùng phơi khô là thành.
Bào chế
– Đảng sâm: Sau khi rửa sạch đất cát thấm ướt bỏ mầm, cắt phiến hoặc cắt khúc, phơi khô.
– Sao Đảng sâm: Lấy vỏ trấu bỏ vào trong nồi đun nóng, đến lúc trên nồi bốc khói, cho vào Đảng sâm phiến, trộn sao đến sắc vàng sẩm, lấy ra sàng bỏ vỏ trấu, để nguội. (Mỗi 100 cân Đảng sâm dùng 20 cân vỏ trấu)
Tính vị
– Trung dược học: Ngọt, bình.
– Bản thảo phùng nguyên: Ngọt, bình.
– Bản thảo tái tân: Ngọt, bình, không độc.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Phế.
– Đắc phối bản thảo: Vào khí phận kinh Thủ túc thái âm.
Công dụng và chủ trị
Bổ trung, ích khí, sanh tân.
Trị Tỳ, Vị hư nhược khí huyết đều kém, cơ thể mệt mỏi không có sức, ăn ít, miệng khát, tiêu chảy lâu ngày, thóat giang.
– Bản thảo phùng nguyên: Thanh Phế.
– Bản thảo tòng tân: Bổ trung ích khí, hòa Tỳ Vị, trừ phiền khát.
– Cương mục thập di: Trị Phế hư, ích phế khí
– Thảo dược dân gian khoa học: Thuốc bổ huyết. Thích hợp dùng vào bệnh thiếu máu mạn tính, bệnh nuy hòang, ung thư máu, bệnh bướu giáp, bệnh còi xương.
– Trung dược tài thủ sách: Trị hư lao nội thương, trong trường vị lạnh, họat tả cửu lỵ, khí suyển phiền khát, phát sốt ra mồ hôi, phụ nữ huyết băng, các bệnh thai sản.
Liều dùng và cách dùng
Sắc uống 9 ~ 30g.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Theo “ Dược điển” ghi. Bổn phẩm không nên cùng dùng với Lê Lô.
– Đắc phối bản thảo: Người khí trệ, nộ hỏa thịnh cấm dùng.
Dùng thuốc phân biệt
Nhân sâm và Đảng sâm đều có công bổ Tỳ khí, bổ Phế khí, ích khí sanh tân, ích khí sanh huyết và phù chính trừ tà, đều có thể dùng vào chứng Tỳ khí hư, Phế khí hư, tân dịch thương tổn miệng khát, tiêu khát, huyết hư và khí hư tà thực. Nhưng Đảng sâm tính vị ngọt bình, tác dụng hõan hòa, sức thuốc bạc nhược, cổ phương trị tật bệnh mạn tính và chứng nhẹ ở trên, có thể dùng Đảng sâm gia liều lớn thế Nhân sâm, mà chứng cấp, chứng nặng vẫn nên dùng Nhân sâm. Nhưng Đảng sâm không có công ích khí cứu thóat như Nhân sâm, phàm chứng nguyên khí hư thóat, nên dùng Nhân sâm cấp cứu hư thóat, không thể dùng Đảng sâm thay thế. Ngòai ra Nhân sâm còn giỏi về ích khí trợ dương, an thần tăng trí, mà Đảng sâm tác dụng tương tự không rõ rệt, nhưng kiêm có công bổ huyết.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
– Bổn phẩm hàm chứa sterol, tangshenoside, amylose, codonolactone, alkaloid, nguyên tố vô cơ, amino acid, nguyên tố vi lượng v.v…(Trung dược học).
- Tác dụng dược lý:
Đảng sâm có thể điều tiết vận động bao tử, ruột, chống lóet, tăng cường công năng miễn dịch; Đối với 2 lọai quá trình thần kinh ức chế và hưng phấn đều có ảnh hưởng; Saponin(e) Đảng sâm còn có thể hưng phấn trung khu hô hấp; Có tác dụng giáng áp ngắn tạm đối với động vật, nhưng lại có thể làm cho huyết áp thỏ nuôi chóang do mất máu thời kỳ cuối trở lại cao; Có thể làm tăng cao đường huyết thỏ rõ rệt, tác dụng tăng đường huyết của nó với phần đường mà nó chứa có quan hệ; Có thể tăng cao hồng cầu, huyết sắc tố, tế bào lưới động vật; Còn có tác dụng kéo dài và làm chậm suy lão, chống thiếu ô – xy, chống tia v.v…(Trung dược học).
- Phản ứng không tốt:
Độc tính Đảng sâm rất thấp, nhưng có báo cáo liều dùng Đảng sâm quá lớn (mỗi tể vượt quá 60 g), có thể gây vùng trước tim của bệnh nhân khó chịu và mạch đập không đều, sau khi ngừng thuốc tự động khôi phục. Lâm sàng từng có báo cáo 1 ca trúng độc Đảng sâm gây tinh thần thất thường và mất tiếng (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:Trị tả lỵ và sinh đẻ khí hư thóat giang: Đảng sâm (bỏ mầm, sao gạo) 2 chỉ, Chích kỳ, Bạch truật (sao), Nhục khấu sương, Phục linh đều 1,5 chỉ, Hòai sơn dược (sao) 2 chỉ, Thăng ma (chích mật) 6 phân, Chích cam thảo 7 phân. Thêm gừng tươi 2 lát sắc, hoặc gia Chế phụ tử 5 phân.
(Bất tri y tất yếu – Sâm Kỳ Bạch truật thang)
+ Phương thuốc 2:
Trị trẻ con nhọt miệng: Đảng sâm 1 lượng, Hòang bá 5 chỉ, tất cả nghiền bột mịn, thổi rắc vào chổ đau.
(Sưu tập nghiệm phương Trung y tỉnh Thanh Hải).
+ Phương thuốc 3:
Sau khi uống 4 tuần dịch Đảng sâm có thể làm cho 60% bệnh nhân bệnh tim mạch vành thể tâm khí hư giảm bớt số lần phát tác đau thắt ngực, giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian duy trì lâu dài, hoặc cải thiện tâm điện đồ.
(Dược lý và lâm sàng Trung dược, 1994, 1 : 32)
+ Phương thuốc 4:
Dùng Đảng sâm 30 ~ 60g sắc nước, phân 2 lần uống sáng tối, uống liền 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt, có hiệu quả nhất định đối với xuất huyết tử cung công năng.
(Tạp chí Trung y Triết Giang, 1986, 5: 207)
+ Phương thuốc 5: Lộ Đảng Sâm trị ung thư trực tràng.
– Thành phần: Lộ đảng sâm, Hoàng kỳ mỗi vị 30g; Bạch truật, Phục linh, Hoàng cầm, Sài hồ mỗi vị 9g: Đan sâm, Thục địa, Bạch thược, Đỗ trọng, Câu kỉ tử mỗi vị 15g; Thăng ma 6g.
– Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.
– Công hiệu: Điều trị ung thư trực tràng, công năng bổ trung ích khí.
+ Phương thuốc 6: Bướu Limphô dùng Đảng sâm, Liên kiều, Bán chi liên Đảng sâm 30g, Mạch môn 60g, Chích Tỳ bà diệp, Tuyền phúc hoa (gói riêng), Thạch hộc, Cốc mạch nha mỗi vị 10g, Trúc nhự, Trần bì, Ngũ vị tử, Cam thảo mỗi vị 6g, sắc uống.
Tham khảo thêm:
ĐẲNG SÂM
Rễ đảng sâm, thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch đất, cắt bỏ đầu rễ và những rễ con, phân loại rễ to và nhỏ để riêng. Phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho se vỏ ngoài, lăn cho rễ mềm, rồi phơi hoặc sấy lại cho thật khô.
Dược liệu có mặt ngoài màu nâu nhạt, mặt cắt màu trắng ngà, ở giữa màu vàng, chất cứng chắc, thể nhẹ, có mùi thơm đặc biệt là loại tốt.
Khi dùng, đồ cho rễ mềm, thái mỏng, tẩm nước gừng, sao qua.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Rễ đảng sâm có đường, chất béo, vitamin, các poly- saccharid.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Đảng sâm có tác dụng bổ toàn thân, hạ huyết áp, kích thích miễn dịch
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DỪNG
Trong các cây thuốc mang tên “Sâm”, chỉ có đảng sâm có rễ giống hình người và tác dụng như nhân sâm, được y học cổ truyền công nhận dùng thay thế, lại rẻ tiền, dễ kiếm, nên được mệnh danh là “Nhân sâm của người nghèo”.
Theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân ở các địa phương có đảng sâm mọc hoang thường đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng, hầm với thịt gà ăn cho khỏe, nhất là đối với phụ nữ mới đẻ. Hằng ngày, họ lấy 10 – 30g rễ đã chê biến, sắc hoặc hãm với nước đun sôi như pha trà trong 15-30 phút, để nguội, uống. Nước này có vị ngọt, thơm như thuốc bắc, uống vào thấy dễ chịu, tỉnh táo, sảng khoái, bốt khát, đõ mệt. Chính vì vậy, đồng bào Thái ở Lào Cai và Yên Bái thường dùng nước đảng sâm khi lên rừng, làm nương rẫy, đi đường xa hoặc lao động mệt nhọc.
Trong y học cổ truyền, rễ đảng sâm được dùng chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, kém ăn, háo khát, mệt mỏi, đại tiện lỏng, ho, đau dạ dày, thiếu máu, hoa mắt, miệng lưỡi khô đắng, khí hư, băng huyết, phù nề.
Liều dùng hàng ngày: 20 – 40g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên hoàn.
Nhiều dạng thuốc bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, có
thành phần là đảng sâm như Quy tỳ hoàn (thuốc dùng cho người cao tuổi, có 20% đảng sâm), phì nhi hoàn (thuốc cho trẻ em, có 23% đảng sâm)…
Uống đảng sâm lâu ngày không thấy có hiện tượng độc hại.
BÀI THUỐC
- Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon, đại tiện lỏng: Đảng sâm (125g), thục địa (125g), thái nhỏ, nấu với nước nhiều lần cho kiệt hết hoạt chất. Lọc. Cô thành cao lỏng, thêm 125g mật ong hoặc đường đã nấu thành sirô. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 10g.
Hoặc đảng sâm (10g), thục địa (20g), thiên môn (30g). Đảng sâm và thục địa thái nhỏ, ngâm với 100ml rượu 35° trong 10-15 ngày. Lọc. Thiên môn thái mỏng, phơi khô, nấu với nước vài lần, lọc, thêm 100g đường kính, rồi cô thành 400ml cao lỏng. Trộn đều cao với rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn nửa giờ (Cao rượu tam tài).
- Chữa bệnh suy yếu ở người cao tuổi, người ốm lâu ngày: Đảng sâm (40g), đương quy, long nhãn, ngưu tất, mạch môn (mỗi vị 12g). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Bổ trung ích khí: Đảng sâm (16g), bạch truật (12g), phục linh (8g), cam thảo (4g). Hoặc đảng sâm (16g), bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, thăng ma, sài hồ (mỗi vị 12g), cam thảo (6g), trần bì (6g). Phơi khô, sắc uông trong ngày.
- Thập hoàn đại bổ: Đảng sâm, thục địa, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, nhục quế, bạch thược, xuyên khung, phục linh, cam thảo (mỗi vị 15g).
Các dược liệu tán nhỏ, rây bột mịn trừ thục địa (giã nhuyễn). Trộn đều và luyện với mật ong làm tễ nặng 10g. Ngày uống hai lần, mỗi lần một tễ.
- Thuốc bổ khí huyết: Đảng sâm (50g), lá dâu (40g), hoài sơn (40g), ý dĩ (30g, sao vàng), thục địa (30g), hương phụ tứ chế (12g), cam thảo nướng (12g), xuyên khung (10g, sao khô), nghệ vàng (10g, sao). Tất cả tán bột, rây mịn, trộn với thục địa đã giã nhuyễn và mật ong lượng vừa đủ để làm tễ 12g.
Ngày uống hai lần. Người lớn: mỗi lần 1 tễ: trẻ em: 3 – 5 tuổi: 1/4 tễ; 6 – 10 tuổi: 1/2 tễ.
- Cốm bổ tỳ (chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài): Đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, bạch biển đậu (mỗi thứ 100g), cốc nha (30g), tán, rây bột mịn.
Sa nhân, nhục đậu khấu, trần bì (mỗi thứ 20g), sắc lấy nước đặc. Trộn nước này với bột thuốc trên và mật ong lượng vừa đủ để làm côm.
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, mỗi ngày uống 12 – 16g, chia làm 2 lần. Trẻ em lớn hơn, tăng liều tùy theo tuổi.
Chữa ho đờm nhiều, sắc mặt vàng mệt mỏi: Đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn (mỗi vị 16g); bạch truật (12g), trần bì, bán hạ chế (mỗi vị 8g); xuyên tiêu (6g). sắc uống ngày một thang.