Tần bì

Tần bì ( 秦皮 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Tần bì (Xuất xứ: Bản kinh)

– Tên khác: Sầm bì (岑皮), Tần bạch bì (秦白皮), Chá thụ bì (蜡树皮), Khổ lựu bì (苦榴皮).

– Tên Trung văn: 秦皮 QINPI

– Tên Anh văn: CORTEX FRAXINI

– Tên La tinh:

1.Fraxinus rhynchophylla Hance[F.Chinensis Roxb.var.rhynchopylla(Hance)Hemsl.]

2.Fraxinus szaboana Lingelsh.[F.ChinensisRoxb.var.acuminata Lingelsh.;F.caudata J.L.Wu;F.Rhynchophylla Hance var.huashanensis J.L.Wuet Z.W.Xie]

3.Fraxinus chinensis Roxb.[F.Chinensis Roxb.Var•rotundata Lingelsh.]

4.Fraxinus stuylosa Lingelsh.[F.Jallax Lingelsh.]

– Nguồn gốc:

Là vỏ cành vỏ thân khô ráo của Khổ lịch bạch lạp thụ Fraxinus rhynchophylla Hance, Bạch lạp thụ Fraxinuschinensis Roxb, Bạch lạp thụ lá nhọn Fraxinus szaboana Lingelsh hoặc Túc trụ bạch lạp thụ Fraxinus stylosa Lingelsh thực vật họ Mộc tê (Oleaceae).

Dược liệu Tần bì

Khổ lịch bạch lạp thụ Fraxinus rhynchophylla Hance

Bạch lạp thụ Fraxinuschinensis Roxb.

Bạch lạp thụ lá nhọn Fraxinus szaboana Lingelsh.

– Phân bố –

Chủ yếu sản xuất ở Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Nam v.v… (Trung Quốc).

– Thu hoạch bào chế –

Hai mùa xuân, thu bóc lấy, phơi khô. Dùng sống.

Bào chế

Nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch, sau khi thấm ướt cắt cục hoặc cắt đoạn, phơi khô.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Đắng, hàn.

– Trung dược học: Đắng, sáp, hàn.

– Bản kinh: Đắng, hơi lạnh.

– Biệt lục: Đại hàn, không độc.

– Dược tính luận: Bình.

– Cương mục: Khí lạnh, vị đắng, tính sáp.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Đởm.

– Trung dược học: Vào kinh Can, Đởm, Đại trường.

– Cương mục: Kinh Quyết âm can, Thiếu dương đởm.

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Can, Thận.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt táo thấp, bình suyển ngừng ho, sáng mắt.

Trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, bạch đới, viêm khí quản mạn, mắt đỏ sưng đau, ra gió chảy nước mắt, ngưu bì tiển.

– Bản kinh: Chủ phong hàn thấp tý, tẩy hàn khí, trừ nhiệt , màng trắng xanh che trong mắt.

– Biệt lục: Trị con trai tinh ít, phụ nữ bạch đới, trẻ con giản (động kinh), mình nóng, có thể làm thang rửa mắt.

– Dược tính luận: Chủ sáng mắt, trừ nhiệt lâu trong Can, hai mắt đỏ sưng đau nhức, nước mắt không ngừng; trị trẻ con mình nóng, làm thang tắm.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Tẩy Can, ích tinh, sáng mắt, trẻ con nhiệt kinh, da dẻ phong tý, hạ sốt.

– Trương nguyên tố: Trị con gái băng trung.

– Thang dịch bản thảo: Chủ nhiệt lỵ hạ trọng, hạ tiêu hư.

– Cát Lâm Trung thảo dược: Trị trường phong hạ huyết.

– Sổ tay Trung thảo dược thường dùng Hắc Long Giang: Trị Mạch lạp thũng.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 6 ~ 12g. Dùng ngoài lượng thích hợp, sắc rửa chổ bệnh.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người Tỳ vị hư hàn kỵ dùng.

– Bản thảo kinh tập chú: Đại kích làm sứ. Ghét Thù du.

– Dược tính luận: Ghét Khổ hồ (苦瓠), Phòng quỳ (防葵).

Bản kinh phùng nguyên: Người vị hư ăn ít cấm dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Vỏ cây của Khổ lịch bạch lạp thụ hàm chứa loại coumarin và chất tannin như aesculetin , aesculin v.v…

Vỏ cây Bạch lạp thụ hàm chứa aesculetin, fraxetin.

Vỏ cây Bạch lạp thụ lá nhọn hàm chứa aesculetin, aesculin, fraxin, scopoletin v.v…

Vỏ cây Túc trụ bạch lạp thụ hàm chứa aesculetin, aesculin, scopoletin, syringin, stylosin.

(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc nước bổn phẩm đều có tác dụng ức chế đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, trực khuẩn lỵ S.Sonnei; aesculin có tác dụng ức chế đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, khuẩn cầu Moraxella (Branhamella) catarrhalis, khuẩn liên cầu, khuẩn song cầu Albert Neisser; Aesculetin có tác dụng ức chế đối với khuẩn cầu Moraxella (Branhamella) catarrhalis, khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ Shigella flexneri; Aesculetin, và aesculinscopoletin hàm chứa đều có tác dụng kháng viêm; Aesculetin có tác dụng trấn tĩnh, trấn ho, trừ đàm và bình suyễn. Fraxin có tác dụng lợi niệu, xúc tiến bài tiết uric acid v.v…; Esculin có tác dụng trấn tĩnh, trừ đàm, xúc tiến bài tiết uric acid v.v…(Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị nhiệt lỵ hạ lộ: Bạch đầu ông 2 lượng, Hoàng bá 3 lượng, Hoàng liên 3 lượng, Tần bì 3 lượng. 4 vị trên, dùng nước 7 thăng, nấu lấy 2 thăng, bỏ bã, uống ấm 1 thăng.. Không khỏi, uống thêm 1 thăng..

(Thương hàn luận – Bạch đầu ông thang)

+ Phương thuốc 2:

Trị kiết lỵ vi khuẩn mạn tính: Tần bì 4 chỉ, Sinh địa du, Xuân bì đều 3 chỉ. Sắc nước uống..

(Sổ tay Trung dược Hà Bắc)

+ Phương thuốc 3: Trị tiêu chảy: Tần bì 3 chỉ. Sắc nước thêm đường, phân uống.

(Sổ tay Trung thảo dược thường dùng Hắc Long Giang)

+ Phương thuốc 4:

Trị mắt chắp lẹo (mạch lạp thũng), đại tiện khô ráo: Tần bì 3 chỉ, Đại hoàng 2 chỉ. Sắc nước uống. Phụ nữ oó thai kỵ dùng.

(Sổ tay Trung dược Hà Bắc)

+ Phương thuốc 5:

Trị đàn bà xích bạch đái hạ, cùng huyết băng không ngừng: Tần bì 3 lượng, Đơn bì 2 lượng, Đương qui thân 1 lượng, đều rửa rượu, nghiền nhỏ thành bột, luyện mật hoàn lớn như hạt ngô đồng. Mỗi sáng uống 5 chỉ, với nước trắng .

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 6:

Trị trẻ con động kinh phát sốt và hừng hực phát sốt: Tần bì, Phục linh đều 1 chỉ, Cam thảo 5 phân, Đăng tâm 20 rễ. Sắc uống.

(Nhi khoa toát yếu)

+ Phương thuốc 7:

Thuốc sắc nước Tần bì điều trị 50 ca bệnh lỵ vi khuẩn ở trẻ con, hiệu suất đều điều trị khỏi là 80%.

(Dược lý và ứng dụng Trung dược – Nhà Xuất bản Vệ Sinh Nhân Dân , 1983).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây