Chứng tăng tiết nước dãi (nước bọt)
Hằng ngày cơ thể cong người tiết khoảng 800 – 1.500 ml nước bọt. Nước bọt có thành phần chính là chất nhầy và các men tiêu hóa, các chất sát khuẩn, urê, bạch cầu, muối khoáng… nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn bằng cách thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt, làm ẩm ướt miệng, phân huỷ chất tinh bột nhờ men Amylase, sát khuẩn miệng nhờ các Lysozyme và các kháng thể…
Sáng ngủ dậy miệng đầy nước dãi là chứng bệnh gây ra khó chịu rất lớn đối với người bệnh, bệnh này theo y học hiện đại là chứng tăng tiết nước bọt. Ban ngày tiết nhiều nước bọt phản xạ nuốt thường khiến ta không có nhiều nước trong miệng, nhưng khi ngủ ta cơ thể không có phản xạ nuốt lại nước bọt tiết ra quá nhiều nên khi ngủ dậy nước sẽ đọng lại rất nhiều trong miệng.
Theo Y học hiện đại triệu chứng tăng tiết nước bọt có thể liên quan đến các bệnh như Bệnh trào ngược dạ dày, Bệnh về răng miệng, bệnh tuyến tụy, rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài ra còn liên quan đến tư thế ngủ, vệ sinh khoang miệng không tốt, sử dụng thuốc…
Đông y chữa chứng tăng tiết nước dãi (nước bọt)
Theo Đông y, Trong Hoàng đế Nội kinh có ghi chép “Ngũ tạng hóa dịch, tâm vi hãn, phế vi thế, can vi lệ, tỳ vi tiên, thận vi thóa.” (五脏化液, 心为汗, 肺为涕, 肝为泪, 脾为涎, 肾为唾). Tức năm tạng vận hóa dịch, ra mồ hôi bất thường là từ tâm, ra nước nước mũi bất thường là từ phế, nước mắt ra bất thường là từ can, nước dãi ra bất thường là từ Tỳ, ra nước bọt bất thường là từ Thận. Từ câu trên ta có thể hiểu ra nước dãi và nước bọt thì nguyên nhân bắt nguồn từ Tỳ và Thận. Lại có ghi “Tỳ tại dịch vi diên” (脾在液为涎). Diên chính là cách gọi của nước dãi. Ý nói vận hóa dịch chủ yếu là do Tỳ. Ý nói tiết nước bọt chủ yếu là vấn đề của Tỳ. Tỳ hư rồi, môi miệng trùng nhão. Không thể tự chủ việc tiết nước dãi, Đông Y cho rằng người lớn tiết nước dãi là 1 biểu hiện của công năng Tỳ Vị. Biểu hiện Thận Hư, khí hư, trong đó thiên hướng Dương hư. Nói là Dương, bởi đây thuộc về chức năng, cơ lực không đủ gây trùng nhão. Do đó khi ngủ miệng mở, nước bọt chảy ra. Đây là tình trạng thường thấy công năng vận động của Tỳ Vị hư nhược, thủy thấp đình lưu, Tỳ Vị thấp nhiệt hoặc trong Vị còn thức ăn giáng xuống, Vị nhiệt chưng đốt bên trên. Tức gọi là “Vị bất hòa tắc ngọa bất an” 胃(不和则卧不安).
Chúng ta thường thấy người già khi ngủ có hiện tượng này rất nhiều, tất cả đều là chảy ở góc miệng mà ra, đây là nguyên nhân gì?
Người già công năng sinh lý đều suy giảm, nên điều kiện phản xạ giảm rõ rệt, gây ra hiện tượng không tự chủ được nước dãi chảy ra.
Người già chủ yếu thuộc Thận dương hư, nên ôn bổ Thận dương, kiện Tỳ ích khí là chủ, có thể dùng bổ trung ích khí thang, quy tỳ thang, lý trung hoàn. Hoặc cũng có thể trên cơ sở các bài thuốc trên gia thêm Bán hạ 15- 20 g, táo thấp hóa đàm, kiện tỳ hòa vị, rất có hiệu quả với người già chảy nước dãi.
Kiện tỳ là phương pháp hữu hiệu với chứng tiết nhiều nước bọt,
Người Trung khí (Tỳ khí kết hợp Vị khí hư là Trung khí) bất túc, tức Tỳ Vị bất hòa dễ chảy nước dãi, chứng trạng là: không muốn ăn uống, chân tay, người mệt mỏi, tinh thần mệt mỏi, ít lời, ngại nói, hình thẻ gầy mòn, hoặc béo phù thũng, lưỡi trắng nhạt.
Pháp trị: Kiện Tỳ Ích khí, hòa vị giáng nghịch.
Phương dược: Hương sa lục quân tử thang gia giảm
Đẳng sâm 20, phục linh 15g, bạch truật 15g, bán hạ 15g, Trần bì 10g, Mộc hương 10g, Sa nhân 10g, Cam thảo 6g. Sắc nước uống, ngày 1 thang, chia uống 3 lần.
Tỳ thích táo ghét thấp, Tỳ bị thấp khốn, Tỳ khí không thể thăng lên trên dễ gây ra nước dãi chảy.
Triệu chứng: Đầu choáng mắt hoa, tinh thần mệt mỏi, bụng trướng, đầy tức, đại tiện nát, tiết tả, lưỡi rêu trắng dính.
Pháp trị: Ôn trung kiện Tỳ trừ thấp.
Phương dược: Lý trung thang hợp nhị trần thang
Nhân sâm 15g, Bạch Truật 15g, Bán Hạ 15g, Thương Thuật 10g, Hoắc Hương 15g Trần Bì 15g, Hậu Phác 10g, Phục Linh 10g, Cam Thảo 6g.
Thêm 100 ml nước sắc còn 1 nửa, mỗi ngày uống 3 lần.
Châm cứu và bấm huyệt
Đông y chủ yếu dùng phương pháp bổ trung ích khí, tỉnh tỳ khai vị, dùng huyệt Túc tam lý, Thái bạch. Nên áp dụng châm hoặc cứu 10 -15%.
Thực dưỡng với chứng tăng tiết nước bọt
Cháo thường dùng Hoài sơn, Ý dĩ nhân là cơ bản, có thể thêm biển đậu, liên tử nấu cháo ăn.
cháo ngạnh mễ: Ngạnh mễ 50g, Nho khô 10g, cho nước thích hợp nấu chín rồi cho nho khô đun lên đến khi sánh là được.
Khoai lang, Tiên mao, khoai lang tím, tính bình vị ngọt có tác dụng bổ Tỳ hòa Huyết, ích khí thông tiện.
Đại táo : Tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí huyết. Có ghi chép trong “thần nông bản thảo kinh” 2000 năm trước “đại táo an trung dưỡng tỳ”,
Kiện tỳ: có thể dùng Hoài sơn, Bạch truật, ý dĩ nhân, thổ đậu, bạch biển đậu, khoai lang tím, dùng chúng nấu cháo, hầm nát, nếu thêm một ít lá sen thì hiệu quả tỉnh Tỳ càng hiệu quả.
Ăn uống nên hay kiêng
Nên dùng thực phẩm kiện tỳ ích khí, tỉnh tỳ khai vị như ngạnh mễ, Xán mễ, Ý mễ, củ sen nấu chín, hạt kê, Hoài sơn, Biển đậu, Nho, Hồng táo, Cà rốt, Khoai tây, Nấm hương.
Kiêng ăn các đồ có tính hàn lương dễ tổn thương đến Tỳ vị như: Mướp đắng, Dưa chuột, Bí đao, Cà, Cần tây rỗng, rau rền, niễng trắng, măng, cây kim châm, Quả hồng, Chuối tiêu, Nhót tây, Lê, Dưa hấu, đậu phụ、lúa mì… 。
Trong đó thực phẩm vị hậu tư nhị, dễ gây trở ngại cho chức năng vận hóa của tỳ khí như: Thịt Vịt, thịt Rùa, Hàu, sữa bò, Vừng.
Thực phẩm lợi khí tiêu thực dễ hao thương tỳ khí như: Củ cải, Rau ngò.
Bác sĩ nội trú Nguyễn Trung Xin