Tên khoa học:
Hordeum Vulgare L thuộc họ Lúa (Gramineae)
Mạch nha dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Dược tính bản thảo” là hạt lúa mạch Hordeum Vulgare L thuộc họ Lúa (Gramineae) cho lên mầm phơi khô. Nước ta chưa có lúa mạch nên thường dùng Cốc nha (mầm hạt lúa) thay thế hoặc nhập Mạch nha Trung quốc.
Tùy theo cách bào chế mà có các tên như: Sinh mạch nha, Sao mạch nha, Tiêu mạch nha (Mạch nha sao cháy).
Mạch Nha (Còn gọi là Mạch nghiệt)
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Mạch nha có Amylase và vitamin B nên có tác dụng trợ tiêu hóa. Do Amylase không chịu nóng nên cho vào sắc hoặc sao cháy thì hoạt lực giảm sút. Mạch nha có tác dụng hạ đường huyết.
Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 – 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý.
Còn một số bị nhiễm độc là do mầm nha bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lưu ý.
Liều thường dùng và chú ý:
Liều thường dùng: 10 – 15g, sắc uống, liều cao có thể dùng đến 30 – 120g. Cắt giảm sữa cần dùng liều cao.
Chú ý: Kiện tỳ dưỡng vị: dùng sống, hành khí tiêu ích sao lên dùng.
Phụ nữ cho con bú không nên dùng.
Khí vị:
Vị mặn, khí ôn, không độc, Đậu khấu, Sa nhân, Mộc qua, Ngũ vị tử làm sứ.
Chủ dụng:
Tiêu hóa thức ăn, tiêu đờm, chữa khí lạnh, trưng hà, trướng đầy ở ngực và cách mạc, hạ khí xuống, khoan khoái trong ruột, chữa huyết trệ ở Thượng tiêu, trong bụng sôi, n^ăn hoắc loạn, khai Vị, tiêu thức ăn cũ, là thuốc nhạy bén để làm ấm Trung tiêu. Vương Sứ Cổ nói: người Tỳ, Vị hư nên ăn Mạch nha và Thần khúc để làm mạnh tiêu hóa, là ý nghĩa theo loại của nó, dùng cốc loại để tiêu cốc, chứng Vị hư, đồ ăn tích trệ thì nên dùng, còn như cho nó làm mạnh Tỳ, Vị, uống lâu bổ ích cho người thì chưa phải, vì nếu chân hỏa ở trên và dưới không vượng thì Mạch nha đâu có công năng vận hành khỏe mạnh.
Cấm kỵ:
Có thai chớ dùng vì dễ làm trụy thai, người thuộc hư cũng chỉ nên dùng ít, phải phòng nó làm tiêu mất thủy dịch của Thận. Tiết Lập Trai chữa bệnh vú sưng tức sữa dùng Mạch nha 1-2 lạng (10-20đ), sao chín sắc nước uống, liền khỏi. Do đó biết được sức phá khí, phá huyết của Mạch nha vậy. Cho nên Đan Khê nói: Mạch nha có thể làm tiêu hao tạng Thận là thế.
Cách chế:
Sao chín bỏ trấu dùng.
Nhận xét:
Mạch nha tính đình trệ, ngâm nước nảy mầm, khí của nó tuy có hơi thanh mà tính còn chưa biến hóa, sao đen chuyên chữa ngũ cốc tích trệ. Người xưa nói Mạch nha tiêu Thận là vì nó công phạt Vị khí, làm cho dương sự suy. Lý Thời Trân nói: có tích thì tiêu tích, không tích thì tiêu nguyên khí.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Loại chứng trị tài”
Bài Tiêu thực hoàn
Mạch nha, Son tra, Thần khúc, Thái phục tử, Thanh bì, Trần bì, Hương phụ, A ngùy. Trị Tỳ, Vị hư nhược, ăn uống không điều hòa, dần dần thành chứng thực tích.
“Lan thất bí tàng”
Bài Chỉ thực tiêu bĩ hoàn
Bạch truật (thổ sao), Đảng sâm, chích Chỉ thực, Bạch linh, Hậu phác, Hoàng liên (sao nước Gừng) đều 8-12g, Mạch nha khúc, Bán hạ khúc đều 6-8g, can Khương 4g, chích Thảo 4-8g.
Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g, uống với nước nguội lúc đói. Có thể chuyển sang thuốc thang.
Có tác dụng tiêu bĩ mãn, kiện Tỳ, hòa Vị.
Trị vùng thượng vị đầy trướng, ăn không tiêu, đại tiện táo, Dạ dày viêm, sa Dạ dày.
“Thiên gia diệu phương”
Bài Bổ nguyên phục vị thang
Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Vân linh 10g, Sa nhân 6g, Khấu nhân 6g, Trần bì 6g, Chỉ xác 6g, Hậu phác 6g, Mạch nha 6g, Cốc nha 6g, Thần khúc 6g, Sơn tra 6g, Mộc hương 3g, Sơn dược 15g, Đại táo 6 quả, Kê nội kim 12g, Cam thảo 6g. sắc, chia uống vài lần trong ngày hoặc cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống 12-16g, ngày vài lần.
Có tác dụng bổ Trung ích khí, kiện Tỳ hòa Vị.
Tri sa Dạ dày.
Bài này bổ ích mà vô hại, có thể uống dài ngày (có thể phải uống đến 6 tháng) dùng tri bệnh sa Dạ dày có hiệu quả.