HẸ
Tên khác: Cửu thái, phjăc kẹp (Tày), phiéc
cát ngàn (Thái), kìu sỏi (Dao) Tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. ex Spreng.
Họ Hành (Alliaceae)
MÔ TẢ
Cây thảo, có thân hành nhỏ, mảnh, phân nhiều nhánh. Lá mọc ốp vào nhau thành hai dãy, phiến dày, hẹp và dẹt, bẹ lá dài và mỏng, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu.
Cụm hoa hình trụ hoặc có 3 cạnh mang tán giả, mọc trên một cán dài hơn lá; hoa nhiều có cuống dài, 6 phiến xếp thành hai vòng, nhị đính vào các phiến của bao hoa.
Quả nang, có khía thành 3 mảnh; hạt nhỏ, màu đen.
Toàn cây có mùi hăng đặc biệt.
Mùa hoa quả: tháng 9-11.
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Trên thế giới, hẹ được trồng phổ biến ở châu Á gồm
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ân Độ, một số nước Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, hẹ cũng là cây trồng ở khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIÊN
Cả cây gồm thân rễ, rễ và lá, thu hái quanh năm, dùng tươi.
Hạt thu hái ở quả già.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hẹ chứa tinh dầu, protein, chất béo, carbohydrat, caroten, vitamin c, các đường glucose, íructose, sucrose, chất đắng và hoạt chất odorin.
Thân hành còn chứa alliin, methylalliin.
Lá có hợp chất sulíid, linalol.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Nước ép lá hẹ tươi và thành phần bay hơi của cây đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn sinh mủ Staphyllo, trực khuẩn gây bệnh đường ruột, lỵ và tiêu chảy như Salmonella, Shigella, Subtilis. Tính chất kháng khuẩn khá bền vững, nhưng sẽ mất hết tác dụng khi đun sôi hoặc sắc.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Trong thực phẩm, hẹ được dùng ít hơn hành, tỏi và nhiều loại gia vị khác, nhưng về mặt y học, nó lại là vị thuốc tốt, nhất là đối với trẻ em.
Lá hẹ (20 – 30g) rửa sạch, giã nát, ép hoặc thêm ít nước, gạn uống vài lần trong ngày chữa trẻ mệt mỏi, biếng ăn, bụng đầy tức. Nước ép lá hẹ được uống đều đặn vào buổi sáng lúc đói trong 3 – 5 ngày, chữa giun kim ở trẻ nhỏ. Nước hẹ không có vị nóng như nước tỏi hoặc hăng như nước hành nên trẻ rất dễ uống. Nước ép hẹ còn có tác dụng chữa kiết lỵ, hen suyễn, chảy máu cam, nếu nhỏ vào tai có thể chữa viêm tai giữa.
BÀI THUỐC
- Chữa ho trẻ em: Lá hẹ (15g), hoa đu đủ đực (15g), hạt chanh (20 hạt). Tất cả để tươi, rửa sạch, cho vào bát, giã nát, thêm đường và lOml nước. Đem hấp chín. Để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.
Hoặc lá hẹ (15g), lá dâu non (10g), chế biến và sử dụng như trên.
Có người còn dùng thêm lá khô mộc (10g).
- Chữa tưa lưỡi:Lá hẹ (4g), nhọ nồi (4g), để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa với mật ong, trộn đều rồi chấm vào lưỡi, cứ hai giờ làm 1 lần.
- Chữa hen suyễn nguy cấp: Lá hẹ (50g) thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày (Nam dược thần hiệu).
Cách dùng hẹ chữa bệnh trong dân gian
Hẹ có thể dùng làm gia vị thay thế hành lá hay tỏi, vừa là một loại rau dùng trong các món chiên, xào, nấu canh… Hẹ cũng là một loại thuốc chữa bệnh trong nhân gian rất hiệu quả.
Thảo dược tính
Hẹ có tên chữ Hán là cửu thái, tên khoa học là Allium ordorum L; họ hành. Theo quan niệm đông y, hẹ vừa là thức ăn vừa là vị thuốc, về công dụng chữa bệnh của hẹ, có thể tìm thấy trong nhiều tài liệu y học cổ truyền, bài thuốc, cây thuốc… Chữa trị từ các bệnh thông thường như ho, cảm, táo bón, đau răng… cho đến các chứng mãn tính, phức tạp như suyễn, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, đau thận…
Theo nghiên cứu tây y, trong lkg hẹ có 5-10g chất đạm, 5-30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin c, 263mg canxi, 212mg phôt pho và nhiều chất xơ. Chất xơ trong hẹ có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ trong máu, ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Ngoài ra trong hẹ cồn có chất odorin – một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Hẹ có tính ấm, vị cay ngọt vào hai kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, ấm lưng gối, chữa tiểu tiện nhiều lần do thận hư„ tiểu xẻn vặt, đái són, mộng tinh, bạch trọc. Lá và củ dùng chữa ho trẻ em (lá hẹ hấp với đường hay đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thủy). Còn dùng chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, giúp tiêu hóa, tốt gan thận (di mộng tinh, đi tiểu nhiều lần). Liều dùng hàng ngày: từ 20 – 30g. sắc nước hẹ chữa giun kim. Hạt hẹ dùng chữa di mộng tinh, tiểu tiện ra máu, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư. Liều dùng ngày từ 6 – 12g. Một số công dụng trị bệnh của hẹ như sau: .
- Liệt dương: Gốc hẹ 200g, hồ đào 50g sắc uống.
- Hạ cơn suyễn: sắc một nắm lá hẹ uống.
- Đái đường: Nâu canh lá hẹ ăn.
- Lòi dom: Lá hẹ xào nóng chườm.
- Dạ dày bị lạnh, nôn: hẹ giã vắt nước thêm nước gừng và đường, uống.
- Bụng đầy anh ách: Rễ hẹ, vỏ vối, chỉ thực lượng bằng nhau, sắc uống.
- Sườn đau tức: Hẹ giã nát chưng với dấm, chườm.
- Đổ mồ hôi giữa ngực vì lo nghĩ nhiều: Dùng 49 gốc hẹ sắc uống.
- Tai chảy mủ, côn trùng chui vào tai: giã hẹ vắt nước nhỏ vào tai.
- Phạm phòng: Hẹ, phân chuột, dành dành, lượng bằng nhau, sắc uống.
Hẹ ăn sống
Như các loại rau sống thông thường khác, hẹ chủ yếu dùng trong các món gỏi cuốn. Ngoài việc trộn chung với các loại rau sống, hẹ còn có mặt trong món dưa giá. Trong món này đu đủ, củ đậu và giá đóng vai trò chính, nhưng thiếu hệ khó có thể thành dưa giá được. Bởi cái vị hăng của hẹ làm cho dưa giá ngon hơn, ăn với món cá nấu ngọt hay cá kho có thể khử mùi tanh, tạo vị chua và thơm ngon hơn.
Canh hẹ nấu đậu hũ
Phổ biến trong các bữa cơm gia đình có lẽ là canh hẹ nấu với đậu hũ. Có nhiều cách nấu: băm nhuyễn thịt nạc rồi trộn đều với đậu hũ đã bóp nát, vê viên nấu với hẹ; canh chỉ có đậu hũ và hẹ; canh vừa có thịt nạc băm nhuyễn, đậu hũ cắt miếng cùng với hẹ cắt đoạn ngắn…