Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh truyền nhiễm là gì, Đặc điểm, chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là gì, Đặc điểm, chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm khuẩn có khả năng lây truyền từ người bệnh sang các người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng…).

Nhiễm khuẩn không nhất thiết là có bệnh, tuy vậy, những người lành mang mầm bệnh vẫn sẵn sàng lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Diễn biến lâm sàng

Các yếu tố mầm bệnh, cơ địa, môi trường có ảnh hưởng nhất định trên diễn biến lâm sàng của một bệnh truyền nhiễm. Nhìn chung bệnh truyền nhiễm đi qua các thời kỳ sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh:

Tính từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc mầm bệnh tăng số lượng để đạt được một ngưỡng nhâ”t định đủ để gây xáo trộn cho người bệnh.

  • Thời kỳ khởi phát:

Đặc trưng bởi dấu hiệu nhiễm khuẩn,nhiễm độc toàn thân, ức chế hoặc hưng phấn vỏ não và rối loạn thần kinh thực vật, nhưng chưa có tổn thương đặc hiệu cho từng loại bệnh.

  • Thời kỳ toàn phát:

Ngoài hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng hơn còn có các triệu chứng đặc hiệu cho từng loại bệnh, (ví dụ: Màng giả trong bạch hầu, vàng da trong viêm gan virus v.v…).

Đây cũng là thời kỳ hay xảy ra các biến chứng mà ta cần theo dõi sát để có kế hoạch chăm sóc, xử trí thích hợp.

  • Thời kỳ lui bệnh:

Bệnh có thể lui từ từ hay đột ngột, sự phục hồi lâm sàng thường xuất hiện sốm hơn ở mô, có thể xảy ra bội nhiễm hoặc có thể bộc phát một bệnh tiềm ấn từ trưdc do sự suy kiệt của cơ thể.

  • Thời kỳ lại sức:

Có thể có các mức độ khác nhau:

  • Khỏi toàn thân về lâm sàng, sạch mầm bệnh và không còn tổn thương thực thể.
  • Khỏi toàn thân về lâm sàng, sạch mầm bệnh nhưng còn tổn thương thực thể (ví dụ: Trong lỵ trực khuẩn vẫn còn các vết loét ở niêm mạc trực tràng).
  • Khỏi về lâm sàng, không còn tổn thương thực thể, nhưng còn mang mầm bệnh. Ví dụ: Có người mang vi khuẩn thương hàn trong túi mật hàng năm sau khi lui bệnh.

Diễn biến dịch tễ

Bệnh truyền nhiễm thường dễ phát thành dịch với các đặc điểm:

  • Khả năng lan truyền và số người mắc bệnh cao.
  • Xảy ra cùng một lúc ở nhiều nơi.
  • Người ta thường phân chia:

+ Dịch tản phát, xảy ra lẻ tẻ (ví dụ: Bệnh bại liệt).

+ Dịch lưu hành địa phương (ví dụ: Bệnh sốt rét).

+ Dịch bùng nổ, đại dịch (ví dụ: Dịch tả, dịch hạch, sốt xuất huyết…).

Dây truyền nhiễm là sự nối tiếp 5 mắt xích, liên kết nhau thành một  chu trình khép kín.

  1. Khối cảm thụ:

Khả năng nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Sức miễn dịch của tập thể và cá nhân.
  • Tuổi, giới tính, địa phương.
  • Tình trạng sức khoẻ.
  • Các điều kiện sinh hoạt, nghề nghiệp thuận lợi cho việc mắc bệnh.
  • Dịch vụ y tế bảo vệ con người trong cộng đồng.
  • Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng.
  1. Đường ra:

Mầm bệnh có thể ròi cơ thể bằng đường máu (sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết…), phân (amip, thương hàn…). Dịch tiết âm đạo (các bệnh lây truyền qua đường sinh dục…) v.v…

  1. Nguồn nhiễm:

Mầm bệnh rời cơ thể bệnh nhân có thể nhiễm vào nước (dịch tả), rau (ký sinh trùng đường ruột…), côn trùng (bọ chét trong trường hợp dịch hạch, muỗi Aedes aegypti trong trường hợp sốt xuất huyết…), thực phẩm…

  1. Phương thức xâm nhập:

Người ta có thể nhiễm mầm bệnh do nuốt qua miệng (thương hàn, lỵ…), côn trùng đốt (sốt rét, dịch hạch…), giao hợp (các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. ..) V.V..

  1. Đường vào:

Mầm bệnh có thế vào cơ thể người ta qua đường da ( sốt rét, sốt xuất huyết, sốt phát ban…), miệng (dịch tả, lỵ…), sinh dục (bệnh lây truyền qua đường sinh dục), nhau thai (giang mai, Toxoplasma gondu, AIDS…).

Theo đường truyền nhiễm, người ta chia các bệnh truyền nhiễm ra làm 4 nhóm:

  1. Nhóm bệnh truyền theo đường hô hấp:
  • Nếu mầm bệnh có khả năng lây nhiễm nặng thì số” bệnh nhân mắc bệnh thường cao nhưng giảm nhanh, tập trung ở một vùng tiếp xúc.
  • Do khó cắt đường truyền nhiễm nên những người tiếp xúc gần gũi dễ mắc bệnh hơn.
  • Thường xảy ra vào mùa lạnh khi sinh hoạt ngoài trời giảm, không khí ứ đọng và khả năng đề kháng của niêm mạc đường hô hấp kém.
  1. Nhóm bệnh truyền theo đường tiêu hoá:
  • Thường là những vụ dịch lốn, số người tăng rất nhanh.
  • Thường có chung một nguồn cung cấp nước hay thức ăn, trong một tập thể dân cư nhỏ và thường xảy ra vào mùa nắng, nước thiếu, ruồi phát triển, thức ăn dễ hư.
  • Sau cơn bùng phát, số người mắc bệnh giảm từ từ.
  1. Nhóm bệnh truyền theo đường máu:
  • Luôn tuỳ thuộc vào côn trùng trung gian truyền bệnh, theo chu kỳ phát triển và địa phương có côn trùng.
  • Thường gặp ở những người cùng điều kiện sống và làm việc như nhau.

Điều kiện thuận lợi cho côn trùng trung gian phát triển cũng là điều kiện cho bệnh phát triển.

  • Chỉ xảy ra ở từng địa phương.
  1. Nhóm bệnh truyền theo đường da -niêm:
  • Thường do tiếp xúc trực tiếp nên số người mắc bệnh lẻ tẻ.

Chỉ có người tiếp xúc mới mắc bệnh do đó chỉ có khả năng truyền bệnh trong những người này.

CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Việc chẩn đoán thường dựa vào các yếu tố sau:

Dịch tễ

  • Nơi cư ngụ và làm việc
  • Tiền sử bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt của bệnh nhân và gia đình…
  • Súc vật mà bệnh nhân thường tiếp xúc.

Lâm sàng

Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các triệu chứng đặc trưng.

Xét nghiệm

  • Không đặc hiệu:

Công thức máu, tỷ lệ bạch cầu, urê máu…

  • Đặc hiệu:

Tìm mầm bệnh trong các bệnh phẩm.

Tìm kháng thể trong máu.

Điều trị thăm dò

Đáp ứng với thuốc đặc trị cũng là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán.

ĐẶC ĐIỂM CHĂM SÓC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Đặc điểm của khoa truyền nhiễm

Khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện, cách ly, và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm cho đến lúc khỏi hoàn toàn.

Khoa truyền nhiễm là một Ổ vi khuẩn, virus rất nguy hiểm vì là nơi tập trung toàn bộ các vi khuẩn, virus.

Khi có dịch những trường hợp nghi ngờ vẫn phải cho nhập viện, theo dõi, xác định chẩn đoán và sau đó có thể cho xuất viện ngay vì bệnh truyền nhiễm phần lớn là cấp tính cần cấp cứu và khó tiên lượng trước.

Tổ chức biên chế và khối lượng công tác phức tạp hơn các khoa khác, không được tập trung sinh hoạt và không cho người nhà nuôi bệnh nhân trong khu điều trị.

Yêu cầu tổ chức và lề lối làm việc

Về mặt điều trị:

  • Có cơ sở tiếp nhận, cách ly và hồi sức cấp cứu.
  • Có điều kiện chẩn đoán, xét nghiệm vi sinh phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch.

Kiểm tra bệnh nhân sạch khuẩn trước khi cho xuất viện.

Về mặt tổ chức:

  • Bố trí theo hệ thống một chiều, phân biệt rõ ràng vùng bị nhiễm và vùng sạch.

Có phương tiện ngăn cách các loại bệnh truyền nhiễm khác.

Khoa truyền nhiễm cần có:

+ Phòng tiếp đón: Đón bệnh nhân, thay quần áo bệnh viện, làm hồ sơ bệnh án.

+ Phòng khám: Khám chẩn đoán bệnh.

+ Phòng lưu: Còn nghi ngờ, chờ kết quả xét nghiệm – chẩn đoán.

+ Một số phòng bệnh.

+ Phòng cấp cứu.

+ Phòng chăm sóc ban đầu: Người lớn, trẻ em.

+ Một số phòng chuyên môn.

+ Phòng làm việc của bác sỹ, điều dưỡng.

+ Có hố tiêu, hố tiểu riêng tại khoa truyền nhiễm dành riêng cho bệnh nhân theo từng khu vực. Công nhân viên của khoa phải có chỗ thay quần áo, phòng làm việc, hố tiêu, hố tiểu riêng và có phòng tắm sạch và thay quần áo trước khi về.

Chế độ công tác tại khoa truyền nhiễm:

Phòng bệnh, phòng dịch:

  • Cách ly bệnh nhân.
  • Ngăn ngừa sự lây chéo trong khoa và trong bệnh viện.
  • Không cho bệnh nhân xuất viện “non” nghĩa là còn mang mầm bệnh.
  • Không được mặc quần áo làm việc ra khỏi bệnh viện và sang các khoa khác.
  • Không mang vật dụng cá nhân vào khoa truyền nhiễm.
  • Mặc đồng phục áo choàng, mũ, khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Bệnh nhân ở tại khoa đến khi xuất viện.
  • Công nhân viên, bệnh nhân khám sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng.

Chế độ báo dịch:

  • Kịp thời báo ngay khi có trường hợp nghi ngờ và đã có kết quả xét nghiệm.
  • Thủ tục báo từ Khoa truyền nhiễm – Y vụ – Trạm vệ sinh phòng dịch.
  • Có sổ báo dịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ chính xác.

Chế độ khử trùng tẩy uế:

  • Đồ dùng sử dụng cho bệnh nhân phải được tiệt trùng bằng hoá chất, ánh sáng mặt trời từ 6 đến 12 giờ.
  • Chất bài tiết phải được xử lý trước khi đổ vào công rãnh. Phương tiện chuyên chở phải được tẩy uế. Rác, bông băng, mô chết được tập trung và đốt.
  • Sau khi khám bệnh, nhân viên y tế phải ngâm tay với dung dịch sát khuẩn sau đó rửa tay bằng bàn chải và xà bông.
  • Sàn nhà được lau chùi 2 lần/ ngày bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tường và tủ lau 1 lần/ một tuần.
  • Khử trùng phòng bằng tia cực tím hoặc xông hơi với formol từ 12 đến 24 giờ và để trông 12 đến 24 giờ mới tiếp nhận bệnh nhân.
  • Diệt ruồi muỗi, gián, bọ chét, chuột mỗi năm bằng cách phun DDT và quét vôi định kỳ.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây