Sốt xuất huyết gồm một nhóm bệnh do virut và giống nhau về biểu hiện lâm sàng (hội chứng xuất huyết). Các bệnh sốt này đều có ổ bệnh trong thiên nhiên và lây truyền bằng ve.
SỐT XUẤT HUYẾT CRƯM
Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1944 ở bán đảo Crimê và được nghiên cứu bởi Kolachev, Chumakov, Gorbov.
Tác nhân gây bệnh là một virut riêng biệt khác virut sốt xuất huyết Omsk và virut bệnh sốt xuất huyết-viêm thận Viễn Đông về cấu trúc kháng nguyên.
Virut vào cơ thể người qua vết ve đốt, xâm nhập vào dòng máu và gây tổn thương ở các mao quản.
Thời kỳ ủ bệnh là 7-12 ngày (và giảm xuống 2-3 ngày khi làm lây bệnh cho người tình nguyện). Bệnh tiến triển cấp tính. Các triệu chứng chủ yếu gồm:
- Sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn mửa
- Phù mặt và xung huyết màng tiếp hợp mắt.
Tiếp theo là nổi ban với đốm xung huyết ; xuất huyết ở mũi, phổi, ruột. Trong trường hợp nặng, xuất huyết có thể gây tử vong. Thông thường bệnh khỏi, nhưng người bệnh hồi phục chậm.
+ Sốt xuất huyết crimê có ổ bệnh trong thiên nhiên. Nguồn dự trữ virut là thỏ và động vật khác sống trên thảo nguyên. Môi giới truyền nhiễm là ve Ixodes, Hyalomma marginatum ; virut bệnh sốt xuất huyết đã được phân lập từ ve.
+ Các trường hợp bệnh xảy ra trong mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 9 ; nhưng chủ yếu trong tháng 7 và 8, ở những người cắt cỏ và người gặp hái. Bệnh này cũng thấy ở Bungari và ở các nước Cộng hoà Xô Viết Trung á. Virut bệnh sốt xuất huyết đã được phân lập từ người bệnh và Hyalomma anatolicum (ở Uzbekixtan).
SỐT XUẤT HUYẾT OMSK
Bệnh này được phát hiện năm 1944 ở vùng OMSK và được Akhrem-Akhre- movich, Chumakov, Fedyshin nghiên cứu.
+ Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Omsk giống virut bệnh viêm não do ve về cấu trúc kháng nguyên. Chuột bạch tiếp thu được bệnh. Virut này khác virut bệnh sốt xuất huyết Crưm và virut sốt xuất huyết viêm thận Viễn Đông.
Người ta bị lây khi bị ve đốt. Thời kỳ ủ bệnh là 7 đến 12. Biểu hiện lâm sàng gồm sốt và hội chứng xuất huyết. Bệnh diễn biến nhẹ hơn sốt Crưm. + Sốt xuất huyết Omsk có ổ bệnh trong thiên nhiên. Nguồn dự trữ virut là loài dơi sống ở vùng thảo nguyên ; nhiều loại gậm nhấm khác cũng có vai trò trong quá trình dịch. Môi giới truyền nhiễm là ve Dermacentor pictus. Đã phát hiện được các kháng thể ở gia súc sống ở ổ bệnh.
+ Bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8. Bệnh sốt xuất huyết ở Bokovina cũng giống bệnh sốt xuất huyết Omsk. Tính chất huyết thanh đã xác minh diều đó (Chumakov). Môi giới truyền bệnh này là ve Ixodes ricinus. Những bệnh tương tự còn thấy ở vùng Carpathus và cả ở bán đảo Malaixia.
+ Các biện pháp phòng bệnh giống như đối với bệnh viêm não do ve kể cả tiêm vacxin chế từ virut địa phương giết bằng íbcmol.
SỐT XUẤT HUYẾT – VIÊM THẬN VIỄN ĐÔNG
Bệnh này được phát hiện trong những năm 30 của thế kỷ này ở bắc Mãn Châu, rồi trong những năm 50 ở Triều Tiên và đã được nghiên cứu bởi Chumakov, Smorodintsev, Churilov.
+ Tác nhân gây bệnh này khác virut sốt xuất huyết Crưm và virut sốt xuất huyết Omsk về cấu trúc kháng nguyên.
+ Thời kỳ ủ bệnh là 11-24 ngày. Biểu hiện lâm sàng là sốt, hội chứng xuất huyết và tổn thương thận. Hội chứng viêm thận là nét phân biệt bệnh này với các sốt xuất huyết khác. Tỷ lệ tử vong là 12-14%.
+ Bệnh này có ổ bệnh trong thiên nhiên. Nguồn dự trữ virut là loài dơi và các súc vật gậm nhấm khác. Môi giới truyền bệnh là ve Gamasidae. Ố bệnh thiên nhiên là các vùng đồng cỏ ngập nước.
+ Vụ dịch bùng nổ xảy ra vào mùa hè và đầu thu (từ tháng 5 đến tháng 10). Vụ dịch lớn nhất xảy ra năm 1951-1953 trong quân đội viễn chinh ở Nam Triều Tiên.
+ Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là chống ve đốt. Các biện pháp khác chưa được nghiên cứu đầy đủ.