Ngoài bệnh sốt phát ban lưu hành (sốt chấy rận) còn nhiều bệnh khác cũng do Rickettsia gây ra. Trong số những bệnh này, về mặt diễn biến, có một số giống bệnh sốt ban lưu hành, một số khác lại khác hẳn bệnh sốt ban lưu hành. Tất cả các bệnh do Rickettsia đều là bệnh của súc vật (Zoonose) truyền sang người.
Căn cứ vào tác nhân gây bệnh và đặc điểm dịch tễ học, các bệnh do Rickettsia gây ra được chia thành những nhóm sau dây (Zdrodovky và Golinevitch, 1953).
Nhóm sốt phát ban gồm:
- Sốt ban lưu hành và sốt ban địa phương (sốt ban chuột)
- Sốt ban vùng núi Rocky mountain và sốt ban Braxin (phân nhóm Tân thế giới).
- Sốt ban Địa Trung Hải (sốt ban Mác Xây), sốt ban Sibêri, sốt ban úc châu, sốt ban Phi châu (phân nhóm Cựu thế giới).
- Sốt do Rickettsia dạng đậu mùa (Rickettsia pox). Đặc điểm của nhóm này là: tác nhân gây bệnh giống nhau về cấu trúc kháng nguyên và về sinh thái học. Có căn cứ để cho rằng những Rickettsia này có một nguồn gốc chung, còn những khác biệt về các đặc tính sinh bệnh học là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của tác nhân gây bệnh, tuỳ theo các điều kiện địa lý và lịch sử. Các bệnh Rickettsia do ve có nguồn gốc lâu đời nhất, còn sốt ban chuột do ve và sốt ban do chấy rận phát triển muộn hơn dưới ảnh hưởng hoạt động của loài người.
- Nhóm bệnh do Rickettsia tsutsugamushi, đại diện là bệnh sốt Tsutsugamshi
- Nhóm bệnh do Rickettsia kịch phát, đại diện là bệnh sốt Q,
- Nhóm bệnh do Rickettsia kịch phát, đại diện là bệnh sốt 5 ngày (số hầm hào) và bệnh sốt kịch phát do Rickettsia kịch phát (paroxysmal rickettsiosis).
Những Ổ bệnh Rickettsia trong thiên nhiên thấy trên khắp thế giới.
Nhóm sốt phát ban
BỆNH SỐT PHÁT BAN ĐỊA PHƯƠNG (sốt ban chuột, typhus murine, fleaborne typhus)
- Tác nhân gây bệnh:
Sốt ban chuột là Rickettsia mooseri, rất giống tác nhân gây bệnh sốt ban lưu hành prowazecki về cấu trúc kháng nguyên. Khi tiêm truyền vào màng bụng cho chuột lang, thì sau 2-9 ngày, bệnh sốt sẽ phát triển, kéo dài gần một tuần và sẽ có viêm quanh tinh hoàn (periorchitis) đó là hiện tượng viêm bìu, phân biệt chúng với R. prowazecki. Chuột thường rất nhậy cảm với R.mooseri ; nếu chúng bị lây thì sẽ viêm màng bụng, trên dịch rỉ màng bụng phết trên phiến kính sẽ thấy Rickettsia, R.mooseri dễ nuôi cấy trên phôi gà.
+ Bệnh sinh và biểu hiện trên lâm sàng giống sốt ban lưu hành về căn bản, tuy có một vài đặc tính bệnh học khác nhau giữa hai bệnh. Sau thời kỳ ủ bệnh 8-12 ngày sẽ phát sinh sốt và đau đầu. Ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của bệnh xuất hiện ban phủ khắp thân, tứ chi, gan bàn tay, gan bàn chân. Lúc đầu là ban phẳng, sau trở thành ban sần
Xét nghiệm máu có giảm bạch cầu, tiếp theo là tăng bạch cầu
Diễn biến của bệnh nói chung nhẹ, trên thực tế không có tử vong
+ Chẩn đoán bằng xét nghiệm. Người ta dùng phương pháp phân lập Rickettsia từ máu người bệnh (máu chuột và bọ chét và phương pháp huyết thanh).
Huyết thanh của người bệnh cho phản ứng Weil-Félix dương tính với Proteus OX-10 ; so với bệnh sốt ban lưu hành thì phản ứng này chậm hơn và ở những độ chuẩn thấp hơn. Như vậy phản ứng Weil-Félix không đủ để phân biệt bệnh sốt ban chuột với bệnh sốt ban lưu hành.
Để chẩn đoán huyết thanh, người ta phải dùng các kháng nguyên được pha chế từ R.mooseri. Những Rickettsia này ở ngày thứ năm của bệnh đã bị ngưng tụ bởi huyết thanh của người bệnh ở những độ chuẩn cao. Nhưng sự giống nhau về cấu trúc kháng nguyên giữa R.mooseri và Prowazeki làm cho huyết thanh người bệnh ngưng tụ cả hai loại Rickettsia này.
Phản ứng kết hợp bổ thể làm với các kháng nguyên pha chế từ Rickettsia mooseri và Rickettsia prowazeki cũng chỉ cho thấy một sự khác nhau nhỏ về độ chuẩn.
- Quá trình truyền nhiễm:
Nguồn truyền nhiễm là chuột, nhất là chuột cống xám. Chuột bị lây do tiếp xúc và do phân của bọ chét bị nhiễm khuẩn khi hút máu chuột ốm. Các ổ dịch súc vật chủ yếu có ở thành phố, đặc biệt ở các thành phố cảng ở các vĩ độ nam.
Bệnh không làm chết chuột, cho nên Rickettsia dược duy trì lâu trong cơ thể, chúng lưu hành trong máu và được bài xuất ra ngoài theo nước tiểu. Cho nên, người có thể bị lây khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm nước tiểu của chuột.
Đường truyền nhiễm: người bị lây chủ yếu khi gãi và bôi lên da phân của bọ chét (Xenopsylla cheopis, x.muscalis) bị nhiễm khuẩn, như vậy cơ chế truyền bệnh giống bệnh sốt chấy rận. Ngoài ra cũng có khả năng lây do bị đốt bởi ve Gamasoid sống ký sinh trên chuột.
Cơ thể cảm thụ và miễn dịch: mọi người đều có thể bị nhiễm.
- Đặc điểm dịch tễ học:
Ở bệnh sốt ban chuột do ve thấy trên khắp năm châu, nhưng chủ yếu ở những vùng có khí hậu nóng, ấm và ẩm. Đó là nơi có điều kiện thuận lợi cho ve sống ký sinh nhiều trên chuột, và Rickettsia phát triển mạnh, ở châu Âu, bệnh có ở vùng ven các biển Ban Tích, biển Bắc (Hambourg, Anvers, Brest) biển Địa Trung Hải (Pháp , ý, Nam Tư). Hắc Hải (Thổ, Rumani). Các ổ bệnh cũng có ở Tây và Nam Phi, ở Đông Nam á, ở Mỹ và ở úc.
Các vùng có Ổ dịch sốt ban chuột cũng là các vùng có ố dịch hạch, nhưng khác với dịch hạch chỉ thấy chủ yếu ở các thành phố cảng ; các ổ dịch sốt ban chuột cũng thấy ở cả nông thôn (trong nội địa). Thí dụ ở Mỹ, Bắc Trung Quốc, Đông Nam Á.
Bệnh sốt ban địa phương có tính chất đơn phát, thấy ở những nhóm người thường tiếp xúc với chuột (công nhân các xí nghiệp thực phẩm, các cửa hàng bán thức ăn, những gia đình sông trong các nhà lụp xụp có nhiều chuột).
Bệnh có tính theo mùa rõ rệt, thí dụ: ở vùng ven biển Hắc Hải, bệnh chủ yếu (65% các trường hợp) xảy ra trong thời gian từ tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, khi người tiếp xúc nhiều nhất với chuột và bọ chét.
- Các biện pháp phòng và chông dịch:
- Phải đưa người bệnh vào bệnh viện, chủ yếu là căn cứ theo các chỉ định lâm sàng.
- Phải tiêu diệt chuột và côn trùng, bằng các hơi độc (như SO2)
Bảo quản thức ăn và nguồn nước khỏi bị nhiễm các chất bài xuất của chuột.
Ở những thành phố cảng, những biện pháp này được bổ sung bằng những biện pháp đặc biệt, nhằm ngăn ngừa chuột lên bộ, khi các tầu biển cập bến cảng.
- Chỉ cần tiêm vacxin trong những tình huống đặc biệt.
SỐT BAN VÙNG NÚI ROCKY MOUNTAIN (Rocky mountain spotted fever)
Tác nhân gây bệnh này là Rickettsia rickettsii. Tính chất sinh vật và huyết thanh của chúng cũng giống tính chất của các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm sốt ban.
Diễn biến lâm sàng: bệnh phát sau một thời kỳ ủ bệnh 2-5 ngày. Cùng với sốt, tại chỗ bị sốt sẽ xuất hiện viêm hoại tử ở vết đốt, ban dầy, nổi thành từng mảng dễ chuyển thành đốm xuất huyết. Bệnh thường tiến triển rất nặng và làm chết nhiều người.
Nguồn truyền nhiễm là loài gậm nhấm nhỏ và có thể cả chó và cừu nữa.
Môi giới truyền nhiễm là ve Dermacentor andersoni và các ve Ixodidae khác. Bệnh phổ biến ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ, chủ yếu ở vùng thảo nguyên và bán sa mạc. Bệnh ở người xảy ra về mùa xuân và mùa hè. Thể bệnh nặng ở miền tây Bắc Mỹ gắn liền với Dermacentor andersomi, thể bệnh nhẹ ở miền đông gắn liền với D.variabilis.
Biện pháp phòng bệnh là phòng chống ve và tiêm chủng vacxin chế từ R. rickettsii. Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng giúp cho việc tiêu diệt những ổ bệnh thiên nhiên.
SỐT BAN BRAXIN
Một số tác giả coi bệnh này là một biến dạng của bệnh trên, một số khác lại coi là một bệnh riêng biệt do Rickettsia brasiliensis gây ra.
Diễn biến lâm sàng của bệnh này giông các bệnh khác thuộc nhóm sốt ban. Đặc trưng là có viêm hoại tử ở vết đốt, sốt, ban nổi thành mảng, dễ chuyển thành đám xuất huyết thứ phát. Bệnh diễn biến rất nặng và làm chết nhiều người.
Môi giới truyền nhiễm là ve Amblyoma brasiliense và cả Ornithodorus parkeri.
Bệnh phổ biến ở Braxin, Colombia và những nước khác ở Nam Mỹ
Biện pháp phòng bệnh là chống ve.
SỐT BAN ĐỊA TRUNG HẢI (sốt ban marseille)
Tác nhân gây bệnh này là Rick-conori (dermacentroxenus conori). Chúng sinh sản trong bào tương tạo thành quần tụ rickettsia ở trong tế bào. Rick có thể nuôi cấy trong túi lòng dỏ của phôi gà. Nếu tiêm truyền cho chuột lang vào màng bụng thì sau thời kỳ ủ bệnh 5-7 ngày, sẽ phát sinh ra sốt, và hiện tượng viêm bìu. ở chuột thường sẽ phát sinh ra viêm màng bụng.
Người bị nhiễm khuẩn khi bị ve đốt, thời kỳ ủ bệnh là 5-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên là viêm hoại tử ở chỗ ve đốt, đồng thời có viêm bạch hạch địa phương. Xuất hiện sốt có rét run, đau dầu, đau cơ kéo dài 10-14 ngày. Vào ngày thứ 3-4 của bệnh, trên thân, mặt và tứ chi (kể cả gan bàn tay và gan bàn chân) nổi ban dày thành từng đám, có đốm xuất huyết thứ phát. Bệnh diên biến nhẹ, ít khi có trường hợp tử vong.
Nguồn truyền nhiễm có thể là chó. Bệnh lan truyền trong loài chó là do bị ve đốt. Chó lớn thường không tiếp thụ bệnh, còn chó con bị nhiễm khuẩn mà không có triệu chứng. Cho nên vấn đề các động vật máu nóng là nguồn dự trữ tác nhân gây bệnh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát.
Môi giới truyền nhiễm là ve cho Rhipicephalus sanguineus. Ve này không những là vật truyền nhiễm mà còn là nguồn dự trữ chủ yếu của Rickettsia, vì truyền bệnh cho thế hệ sau qua buồng trứng. Ve ở chó là vật ký sinh sống trong nhà, chúng biến thái ở những nơi gần chỗ ở của người. Cho nên những ổ dịch thiên nhiên của bệnh sốt ban Địa Trung Hải thường có những nơi tập trung dông dân cư, vì những ổ này được ước định bởi hoạt động của con người.
Người bị lây do ve đốt cũng có thể lây bệnh qua kết mạc mắt khi đưa tay bẩn vào mắt.
Chẩn đoán xét nghiệm bằng cách phân lập Rickettsia từ máu người bệnh và cả từ ve bắt dược trong các ổ dịch.
Để làm chẩn đoán huyết thanh, có thể dùng kháng nguyên chuẩn từ Proteus OX-IO và Proteus OX-2 ; nhưng hiện nay người ta dùng kháng nguyên chuẩn từ R.conori. Huyết thanh người bệnh cho phản ứng ngưng kết dương tính và phản ứng kết hợp bổ thể dương tính với các Rickettsia thuộc nhóm sốt ban, kể từ tuần lễ thứ hai của bệnh. Phản ứng nhóm có thể quan sát được với R. mooseri và (rất ít khi) với R.Prowazeki. Cho nên việc chẩn đoán phân biệt bằng huyết thanh rất khó khăn. Thí dụ: sốt ban Địa Trung Hải và sốt ban Siberi không thể phân biệt bằng phương pháp này.
Đặc điểm dịch tễ học: sốt ban Địa Trung Hải được phát hiện lần đầu tiên năm 1910 ở Tunisi bởi Conor, và ít lâu sau, trong các thành phố của Pháp, ở ven Địa Trung Hải và ven Hắc Hải. Sốt ban Phi châu rất giống sốt ban Địa Trung Hải.
Bệnh thường có tính chất tản phát và ít khi trở thành dịch. Vì môi giới truyền nhiễm là ve chó, cho nên những người nuôi chó và có những vết đốt của ve thường bị mắc bệnh. Bệnh thường phát sinh trong mùa hè, từ tháng 5 đến cuối tháng 9 là lúc ve hoạt động nhiều.
Các biện pháp chông bệnh sốt Marseille là diệt ve trên chó và giết chó lang thang vô chủ là những nguồn sống của ve chó. ở các gia đình có nuôi chó, nên diệt ve ở những nơi chúng sinh sản.
Có thể tiêm vacxin chống sốt ban, nhưng ít khi dùng.
SỐT BAN Ở BẮC ÚC
Tác nhân gây bệnh này là R.dermacentor sibirica, rất giống tác nhân gây bệnh sốt ban Địa Trung Hải (P.conori) về cấu trúc kháng nguyên (theo Kron- tovskya). Khác với các rickettsia khác, trong nhóm sốt ban (chỉ khu trú ở trong bào tương các tế bào bị bệnh), R.sibirica khu trú trong nhân tế bào. Ở chuột lang chúng gây sốt và hiện tượng viêm bìu nếu tiêm truyền vào bụng. Chuột thường sẽ bị viêm phúc mạc nếu tiêm vào bụng, và bị viêm phổi nếu làm nhiễm khuẩn qua mũi. Có thể nuôi cấy Rickettsia trong túi lòng đỏ của phôi gà.
Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của bệnh này giống bệnh sốt ban Địa Trung Hải. Người bị lây do ve đốt. Bệnh phát sau thời kỳ ủ bệnh 3-6 ngày. Triệu chứng đầu tiên là đốm viêm có trung tâm hoại tử ở nơi ve đốt. Sốt kèm theo đau đầu, đau cơ và kết thúc dần dần. Ban nổi thành từng đám, có đốm xuất huyết thứ phát phủ khắp thân, mắt, tứ chi (kể cả gan bàn tay, bàn chân và mất đi sau khi giảm nhiệt độ để lại nhiễm sắc thể trong một thời gian dài.
Chẩn đoán xét nghiệm bằng cách phân lập Rickettsia từ máu người bệnh. Phản ứng kết hợp bổ thể với kháng nguyên chuẩn từ R.sibirica cho kết quả chắc chắn hơn. Phản ứng nhóm thường thu được với các Rickettsia khác của nhóm sốt ban, trừ R.Prowazecki và R.mooseri.
Nguồn truyền nhiễm rất có thể là những loài gậm nhấm nhỏ như chuột Mi- crotus, chuột đồng, sóc.
Môi giới truyền nhiễm là những loài ve lxodidae Dermacentor (D.nuttali, D. silvarum, D.marginatus), Haemaphysalis concinna, tất cả những ve này di truyền Rickettsia qua buồng trứng cho con cháu ; vì vậy chúng không những là vật truyền nhiễm mà còn là nguồn dự trữ chủ yếu của tác nhân gây bệnh.
Sốt ban Siberi phổ biến ở Siberi, ở Viễn đông có cánh đồng cỏ và ở các vùng có nhiều bụi rậm, ở đó có nhiều ve Ixodidae là những vật dự trữ Rickettsia. Những ve này tấn công người chủ yếu vào mùa hè và mùa xuân, cho nên bệnh hay phát sinh từ tháng 3 đến cuối tháng 10, mạnh nhất trong tháng 5-6.
Bệnh lan truyền trong nhân dân nông thôn và gắn liền với công việc đồng áng. Những cán bộ địa chất và những người khác đi vào ổ bệnh thiên nhiên cũng bị mắc bệnh.
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là chống ve đốt. ở những nơi tập trung dân cư, nên dọn sạch cỏ, phát hết các bụi cây, dùng DDT và các thuốc diệt côn trùng khác.
SỐT BAN Ở PHI CHÂU
Sốt ban này được coi là một biến dạng của sốt ban Địa Trung Hải. Tác nhân gây bệnh là R.(Dermacentroxenus) pijperi.
Diễn biến lâm sàng giống bệnh sốt ban Địa Trung Hải
Môi giới truyền bệnh là ve Amblyomma hebraeum và Haemaphysalis leachi.
Ổ bệnh có ở Kênia, Angôla, và những nước khác ở Đông Phi và Nam Phi
Bệnh này còn ít được nghiên cứu.
Tác nhân gây bệnh là R.dermacentroxenus australis thuộc nhóm các tác nhân gây sốt ban do ve.
Biểu hiện lâm sàng: sốt, nổi ban. Bệnh diễn biến nhẹ
Nguồn truyền nhiễm là những loài gậm nhấm sống ở địa phương. Môi giới truyền nhiễm là ve Ixodes holocyclus.
Bệnh do Rickettsia dạng đậu mùa
- Tác nhân gây bệnh này là R.dermacentroxenus akari thuộc nhóm các Rickettsia gây bệnh sốt ban do ve. Loại này có cấu trúc kháng nguyên giống Rickettsia gây bệnh sốt ban Địa Trung Hải, Rickettsia bệnh sốt ban Siberie, hơi giống prowazeki và R.mooseri.
Nếu tiêm truyền cho chuột lang bằng cách tiêm vào màng bụng thì sẽ gây sốt và viêm bìu. Trong các tế bào dịch rỉ màng bụng và trên các tiêu bản tế bào túi dạ dày của phôi gà, sẽ phát hiện ra Rickettsia ở trong các nhân , đó là diểm đặc trưng đối với Rickettsia nhóm này, khác với Rickettsia nhóm sốt phát ban sinh sản trong bào tương. Chuột thường tiếp thu được loại Rickettsia này khi tiêm vào màng bụng và khi làm lây qua mũi.
Biểu hiện lâm sàng: người bị lây bệnh khi bị ve gamasidae đốt. Thời kỳ ủ bệnh là 1-2 tuần. Lúc đầu bệnh tiến triển cấp tính có sốt, đau dầu và đau cơ. Rồi 7-10 ngày sau đó, ở nơi bị ve đốt, phát sinh có một nốt sưng, ở giữa có một mụn nước, sau dó là một mảng hoại tử màu đen. Viêm hoại tử có kèm theo viêm hạch địa phương. Sau khi nhiệt độ tăng được 2-3 ngày, thì phát ban ; thoạt đầu là ban phẳng, sau đó trở thành ban nổi và mụn nước như ban đậu mùa và thuỷ đậu (papular-vesicular rash). Vì thế bệnh này được gọi là bệnh do Rickettsia dạng đậu mùa. Thường ban phát không dày, rải rác khắp cả thân người. Bệnh diễn biến nhẹ, không gây tử vong.
- Chẩn đoán xét nghiệm bằng cách phân lập Rickettsia từ máu người bệnh, từ máu các loài gậm nhấm và từ ve.
Muốn chẩn đoán huyết thanh, người ta dùng các kháng nguyên từ Rickettsia để làm phản ứng kết hợp bổ thể. Huyết thanh của người bệnh cho phản ứng dương tính cả với những Rickettsia khác thuộc nhóm bệnh sốt ban do ve, và cả với R.prowazecki và R. mooseri.
Phản ứng Weil-Felix với Proteus OX-19 cho kết quả âm tính, ít khi dương tính ở những độ chuẩn thấp.
- Nguồn truyền nhiễm là chuột mang Rickettsia trong một thời gian dài (1 tháng) vì bệnh tiến triển nhẹ, không làm chết chuột. Chúng không giải phóng Rickettsia ra ngoài theo nước tiểu và phân.
Môi giới truyền nhiễm là ve gamasidae (như Alloder manyssus sanguineus) truyền bệnh cho người hoặc súc vật khi đốt và hút máu. Ve này duy trì Rickettsia suốt đời và còn có khả năng truyền tác nhân gây bệnh cho con cháu qua buồng trứng. Chúng chủ yếu hút máu loại gậm nhấm và sống trong hang ổ của chuột, nhưng vẫn có thể rơi vào người một khi chúng bị các con gậm nhấm gieo rắc ra nhà ở của người.
- Đặc điểm dịch tễ, bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1936-1947 ở gần Newyoch bởi Huebner khi bệnh bùng nổ ở đó. Sau đó, năm 1950 lại được phát hiện ở các thành phố vùng Đonbat ở Liên Xô (Zdanov và Kulaghin). So sánh các tác nhân gây bệnh phân lập được ở Mỹ và ở Liên Xô thì thấy chúng là một.
Sinh thái học của tác nhân gây bệnh (có ở các con gậm nhấm và ve Allodermanyss sanguineus) và dịch tễ học của bệnh đã dược chứng minh là giống nhau. Sau này, bệnh lại được phát hiện ra ở những nơi khác nữa, đặc biệt là ở Phi châu.
Trong các thành phố có ổ dịch, bệnh thấy quanh năm, nhưng nhiều hơn vào các tháng xuân hè (từ tháng 5 đến hết tháng 8) khi ve phát triển nhiều nhất.
- Biện pháp phòng bệnh do Rickettsia dạng đậu mùa này gồm các biện pháp diệt chuột và diệt ve gamasidae như đối với bệnh sốt ban địa phương (sốt ban chuột). Nếu thực hiện thường xuyên các biện pháp trên, một cách có kế hoạch, thì sẽ giảm được rất nhiều mức độ mắc bệnh và có thể thanh toán được những ổ bệnh ở trong các thành phố.
Phương pháp tiêm phòng ít được dùng.
Nhóm bệnh do Rickettsia tsutsugamushi
Sốt Tsutsugamushi là đại diện của nhóm bệnh này
Sốt Tsutsugamushi còn gọi là bệnh sốt triền sông ở Nhật Bản
- Tác nhân gây bệnh này là R.Thrombidoxenus orientalis. Loại Rickettsia này khác với các Rickettsia khác về cấu trúc kháng nguyên và tính chất sinh học. Tác nhân gây bệnh phân lập được từ những địa phương khác nhau cũng khác nhau về cấu trúc kháng nguyên, cho nên rất có thể bệnh Tsutsugamushi không phải là một đơn vị bệnh học, mà là một phức hợp do một nhóm các Rickettsia có họ hàng với nhau gây ra.
- Người bị lây khi bị đốt. Sau thời kỳ ủ bệnh là 7-12 ngày, bệnh tiến triển cấp tính, có sốt, có ban phẳng mọc thành mảng và có viêm hoại tử ở nơi ve đốt, kèm theo sưng bạch hạch địa phương ; tỷ lệ chết dao động trong những giới hạn rất rộng, từ 1-60%. Sau khi khỏi, bệnh có miễn dịch suốt đời.
- Sốt Tsutsugamushi có ổ bệnh thiên nhiên. Nguồn truyền nhiễm là chuột.
Môi giới truyền nhiễm là ve Thrombicula (Thr.akamushi, Thr.deliensis, Thr.
ílatoberi). Các ve này chỉ hút máu ở giai đoạn ấu trùng.
- Sốt Tsutsugamushi phổ biến ở Đông Á và Đông Nam Á (Nhật Bản, Hoa Nam, Phi luật Tân, Malaixia, Đông An Độ, Indonesia) ở Bắc Uc, ở Tân Ghinê.
Bệnh này được phát hiện trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi phát triển thành dịch lớn trong quân dội Anh, Mỹ và Nhật Bản (bệnh sốt rừng rú)
- Phòng và chống bệnh ngoài những thuốc làm cho ve lảng tránh, người ta dùng vacxin phòng bệnh và các thuốc hoá học (như cloramphenicol).
Nhóm bệnh do Rickettsia kịch phát
Sốt Q (Q.fever) là đại diện cho nhóm bệnh này. Sốt Q còn gọi là bệnh phổi do Rickettsia (pneumo-rickettsiosis). Q là chữ đầu của từ querry, nghĩa là không rõ ràng, không xác định.
- Tác nhân gây bệnh này là R.coxiella burnetti. Đó là những Rickettsia nhỏ nhất, chui qua những màng lọc có lỗ to, cho nên còn gọi là Rickettsia diaporica. Dễ nuôi cấy trên môi trường phôi gà. Nếu tiêm truyền sốt và sưng lách, ở chuột thường được tiêm truyền sẽ bị nhiễm khuẩn không có triệu chứng ; chỉ khi làm lây bằng cách tiêm vào màng bụng với liều lượng cao mới thấy phát sinh viêm phúc mạc và làm chết chuột.
Các tác nhân gây bệnh phân lập được ở những dịa phương khác nhau cũng khác nhau về độc tính. Rickettsia burnetti có sức chịu dựng khá ở ngoài cơ thể, ở điều kiện khô, chúng có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng.
Thời kỳ ủ bệnh là 2-3 tuần. Bệnh tiến triển cấp tính, có sốt với đau đầu, đau cơ, không có ban, thường có viêm phổi đốm. Diễn biến của bệnh có thể nặng nhẹ và có nhiều triệu chứng khác nhau. Người ta phân biệt:
- Thể giông cúm, thể viêm phế quản phổi, thể phổi
- Thể giả bệnh brucella
- Thể thần kinh
- Thể hâm hấp sốt, thể không có triệu chứng
Thời kỳ khỏi bệnh diễn ra chậm
Ngoài chẩn đoán lâm sàng rất khó khăn, người ta còn dùng các phản ứng huyết thanh để phát hiện (phản ứng kết hợp bổ thể với kháng nguyên chế từ Rickettsia).
Nguồn dự trữ tác nhân thuộc nhiều loài khác nhau. Bên cạnh những loài gậm nhấm nhỏ sống ở những ổ bệnh thiên nhiên, những gia súc có sừng (bò, dê, cừu) và những loài gia súc khác là nguồn truyền nhiễm quan trọng đôi với người.
Gia súc có sừng to và nhỏ bài xuất tác nhân gây bệnh vào môi trường bên ngoài cùng với sữa và nước tiểu ; và do đó, sẽ làm nhiễm bẩn đất và ổ rơm ở chuồng trại. Cho nên phương thức lây do nghề nghiệp và lây do ăn uống là những phương thức hay gặp nhất. Còn gặp nhiều trường hợp lây trong phòng thí nghiệm khi nghiên cứu bệnh sốt Q trên các động vật thí nghiệm.
Môi giới truyền nhiễm là các ve Ixodidae (như Dermacentor andersoni, Am- blyomma americanum, Rhipicephalus sanguineus). Những ve này có thể duy trì tác nhân gây bệnh trong nhiều năm và truyền lại cho con cháu theo buồng trứng.
Như vậy, người có thể bị lây sốt Q bằng nhiều cách:
- Khi bị ve đốt,
- Khi uống phải sữa súc vật ốm
- Khi chăn nuôi hoặc vắt sữa, khi giết gia súc ốm
- Khi hít phải bụi (dệt len, dệt thảm)
Lây bệnh do nghề nghiệp và do ăn uống là những phương thức lây hay gặp nhất.
Sau khi phát hiện ra bệnh sốt Q ở ức năm 1957, người ta thấy bệnh này phổ biến rất rộng rãi.
Nhiều bệnh nguyên nhân không rõ ràng nhưng lại chính là bệnh sốt Q. Đặc biệt những bệnh gọi là cúm Bancan phổ biến ở Hy Lạp và những nước khác ở vùng Bancan cũng chính là bệnh sốt Q. Dịch viêm phổi không điển hình (atypical pneumonia) xảy ra trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai trong quân đội Anh, Mỹ, ý cũng được xác định là bệnh sốt Q.
Hiện nay, ổ bệnh sốt Q được xác định hầu như ở khắp mọi nước.
- Phòng bệnh:
Sốt Q chưa được nghiên cứu đầy đủ, khó khăn nhất là thanh toán bệnh này trong gia súc nông nghiệp. Những biện pháp phòng bệnh cho người đã được nghiên cứu kỹ hơn:
- Các công nhân chăn nuôi phải mặc quần áo công tác và tuân thủ các quy tắc vệ sinh cá nhân.
- Khử khuẩn sữa từ những cơ sở chăn nuôi có bệnh sốt Q
- Tẩy uế lông, len gia súc trong ổ dịch
- Cũng cần phải tiêm phòng cho dân chúng sống ở những vùng bệnh phổ biến, trước hết là cho công nhân ngành chăn nuôi và chế biến thịt.
Người bệnh phải đưa vào bệnh viện và diều trị, căn cứ theo các chỉ định lâm sàng.
Nhóm bệnh khác do Rickettsia kịch phát
SỐT NĂM NGÀY
Tác nhân gây bệnh sốt 5 ngày là R.quintanae
Khác với R.prowazeki, tác nhân gây bệnh sốt 5 ngày không ở trong tế bào, mà ở trên bề mặt tế bào biểu mô, ruột của chấy rận.
Bệnh phát ra thành từng đợt sốt kéo dài trung bình 5 ngày, cho nên có tên là bệnh sốt 5 ngày. Đợt sốt sau lặp lại sau một thời gian không sốt. Không có ban.
Bệnh lây từ người sang người do chấy rận, cũng như trong bệnh sốt ban lưu hành, bệnh truyền không phải do chấy rận đốt, mà do sát phải chất chứa trong ruột chấy rận lên trên da khi gãi.
Bệnh sốt 5 ngày còn được gọi là sốt hầm hào được phát hiện năm 1915, khi xảy ra những vụ dịch trong quân đội các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất ; hơn một triệu người mắc bệnh khi họ ở trong trận địa chiến.
Bệnh bắt dầu từ mặt trận miền Đông, rồi lan ra các quân đội ở mặt trận miền Tây. Khi chiến tranh kết thúc, bệnh sốt hầm hào hầu như mất di. Sau đó bệnh lại xuất hiện trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai. Chủ yếu là quân đội Đức ở mặt trận miền Đông bị mắc bệnh ; nhưng ít hơn so với vụ dịch lần thứ nhất. Sau này, những trường hợp bệnh riêng lẻ còn được phát hiện ở Mondavia. Từ năm 1949, bệnh lại hết.
SỐT KỊCH PHÁT DO RICKETTSIA
Trên lãnh thổ Ucraina, năm 1947 đã phát hiện thấy một bệnh giống bệnh sốt 5 ngày về mặt lâm sàng gọi là sốt kịch phát do Rickettsia. Sau đó lại phát hiện thấy tác nhân gây bệnh này là một Rickettsia rất giống R.quintanae.
Một số người làm việc trong rừng bị ve đốt đã mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được những mẫu Rickettsia từ máu người bệnh, từ ve bắt được tại nơi làm việc trong rừng, và cắ từ chấy rận trên người bệnh. Những Rickettsia phân lập được rất dễ thích nghi với cơ thể chấy rận.
Năm 1954, những vùng kể trên lại được Masing nghiên cứu trên cơ sở các thực nghiệm. Masing đi đến kết luận là: hai bệnh hoàn toàn như nhau.
Bệnh sốt 5 ngày có dưới thể bệnh Rickettsia do ve, trong ổ thiên nhiên đã gây ra hai vụ dịch mà môi giới truyền nhiễm là chấy rận.
Các biện pháp phòng bệnh sốt 5 ngày giống như trong bệnh sốt ban lưu hành. Phòng bệnh sốt kịch phát do Rickettsia là phải diệt ve đốt.